- 1Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2001/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2001 |
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế;
Căn cứ ý kiến thoả thuận của Bộ Y tế tại văn bản số 1156/YT-ĐTr ngày 20 tháng 2 năm 2001;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi về việc phân cấp giải quyết chế độ sau khi giám định lại thương tật đối với người bị thương qui định tại tiết a, điểm 4, mục B, phần I Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2000 như sau:
4- Giải quyết chế độ sau khi giám định lại thương tật:
a) Đối với người qui định tại điểm 1, mục B: nếu sau khi giám định lại vẫn ở mức dưới 21% thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lưu giữ biên bản giám định thương tật, không thực hiện khoản trợ cấp 1 lần. Nếu sau khi giám định lại được xác định tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định điều chỉnh trợ cấp thương tật (mẫu số 03 ĐC kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT và lập bản trích lục hồ sơ thương tật (mẫu kèm theo).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký, đóng dấu bản trích lục hồ sơ thương tật của từng người để chuyển về Bộ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao cho Cục Thương binh - Liệt sĩ và Người có công tổ chức lưu trữ bản trích lục hồ sơ thương tật của thương binh do các địa phương bàn giao; đồng thời đối chiếu với danh sách đề nghị giám định lại thương tật đã thẩm định (qui định tại điểm 3, mục B, phần I Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT) để đăng ký số giấy chứng nhận thương binh và thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, giải quyết quyền lợi cho thương binh theo qui định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001 và thay thế tiết a, điểm 4, mục B, phần I Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2000 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế.
Quá trình thực hiện, có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn giải quyết.
Nguyễn Đình Liêu (Đã ký) |
UBND tỉnh, thành phố... SỞ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: /LĐTBXH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN TRÍCH LỤC HỒ SƠ THƯƠNG TẬT
Số tỉnh quản lý......................... Số giấy chứng nhận thương binh..............
Họ và tên.................................. Ngày, tháng, năm sinh:............................
Bí danh..................................... Giới tính...................................................
Nguyên quán:..................................... ........................................................
Chỗ ở hiện nay: ...................................... ...................................................
Ngày nhập ngũ tham gia cách mạng...................................... Đơn vị.........
Cấp bậc chức vụ khi bị thương...................................... ..............................
Ngày bị thương................................. Thời kỳ bị thương.............................
Trường hợp bị thương...................................... ..........................................
Nơi bị thương.............................................................................................
Đơn vị khi bị thương..................................................................................
Lương hoặc sinh hoạt phí khi bị thương.....................................................
Thuộc đối tượng: QN, TNXP,CNVC, đối tượng khác:
Giấy CNBT số.... ngày... tháng.... năm.... của...........................................
Tình trạng thương tật...................................... ...........................................
..................................... .................................... .........................................
...................................... ...................................... ......................................
...................................... ...................................... ......................................
Biên bản giám định y khoa số.... ngày... tháng... năm... của Hội dồng giảm định y khoa.......................................... ...................................... ................................
Kết luận tỷ lệ thương tật.... % vĩnh viễn, tạm thời.
Được xác nhận là:........................... theo Quyết định trợ cấp số..... ngày.... tháng.... năm... của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.............................
Trợ cấp hàng tháng............................... Trợ cấp một lần................................
Phụ cấp...................................... Các chế độ khác đang hưởng.......................
Trợ cấp hưởng từ ngày..... tháng... năm.... .........................
Đã khám lại ngày... tháng... năm... tại Hội đồng GĐYK....................
Kết luận tỷ lệ thương tật......% vĩnh viễn, tạm thời theo biên bản GĐYK số.....
Trợ cấp hàng tháng...................................... trợ cấp một lần............................
Phụ cấp...................................... Các chế độ khác đang hưởng........................
Trợ cấp hưởng từ ngày.... tháng....năm.... theo Quyết định số.... ngày... tháng... năm... của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh..........
Trích lục tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội........ gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.
...... ngày.... tháng..... năm....
Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- 1Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc giám định lại thương tật đối với người bị thương và giám định lại khả năng lao động đối với bệnh binh do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
Thông tư 07/2001/TT-BLĐTBXH sửa đổi về việc phân cấp giải quyết chế độ sau khi giám định lại thương tật đối với người bị thương do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 07/2001/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/03/2001
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Đình Liêu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 01/04/2001
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực