- 1Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994
- 2Nghị định 28/CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
- 1Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 2Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 3Thông tư liên 06/LB-TT năm 1994 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Bộ Lao động - Thương binh xã hội - Tài chính ban hành
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/TT-BNV(X13) | Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 1995 |
Thi hành Nghị định số 28/CP ngày 29-4-1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềm của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng. Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điểm thực hiện đối với cán bộ, chiến sỹ công an được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
I. ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945
1. Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8/1945 được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 28/CP là người tham gia các tổ chức cách mạng của Đảng từ ngày 31-12-1944 trở về trước và những Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương được kết nạp hoặc kết nạp lại từ ngày 01-01-1945 đến trước ngày 19-8-1945 và được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
Người đứng đầu tổ chức cách mạng cấp xã (các hội cứu quốc và các tổ chức trong mặt trận Việt minh) hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01-01-1945 đến trước ngày tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 (theo Điều 8 Nghị định số 28/CP) thì được hưởng phụ cấp "tiền khởi nghĩa".
2. Về thủ tục hồ sơ:
a) Đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8-1945 theo Điều 6 của Nghị định số 28/CP:
- Việc lập hồ sơ người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8-1945 vẫn thực hiện theo hướng dẫn trước đây của Ban Tổ chức Trung ương.
Đối với các đồng chí đang công tác đã được cấp có thẩm quyền công nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8-1945 thì đơn vị, địa phương (nơi các đồng chí đó công tác) có trách nhiệm điều chỉnh từ trước từ mức trợ cấp, phụ cấp sang mức trợ cấp, phụ cấp mới (theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 28/CP) và truy trả phần chênh lệch từ 01-01-1995 đến trước tháng điều chỉnh (đối với cán bộ đã nghỉ hưởng chế độ hưu thì do cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh và truy trả).
Các trường hợp này mới đề nghị công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8-1945 thì thủ tục hồ sơ thực hiện như nói ở điểm b (tiền khởi nghĩa) dưới đây.
b) Đối với cán bộ hoạt động cách mạng từ 01-01-1945 đến trước ngày tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 theo Điều 8 - Nghị định số 28/CP.
+ Đối với cán bộ đang công tác trong lực lượng CAND:
- Bản khai cá nhân: cơ quan quản lý cán bộ căn cứ lý lịch của cán bộ (theo quy định tại Điểu 1, Điều 9 - Nghị định số 28/CP) xác nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng của từng người.
- Giấy xác nhận người hoạt động cách mạng từ 01-01-1945 đến trước tổng khởi nghĩa: tỉnh uỷ, thành uỷ (nếu công tác tại địa phương) hoặc đảng uỷ Công an Trung ương (nếu công tác ở cơ quan Bộ) cấp.
- Quyết định phụ cấp "Tiền khởi nghĩa": Các đơn vị, địa phương (nơi cán bộ đang công tác) có trách nhiệm lập danh sách (kèm theo bản khai cá nhân và giấy xác nhận) gửi về Bộ (qua Tổng cục III) để trình lãnh đạo Bộ duyệt, ký quyết định.
- Phiếu lập sổ phụ cấp "Tiền khởi nghĩa": Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố.
+ Đối với cán bộ Công an đã nghỉ hưu: Thủ trưởng đơn vị, địa phương nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ hưu có trách nhiệm (căn cứ lý lịch của cán bộ đó) xác nhận thời gian hoạt động cách mạng của từng người để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định hưởng phụ cấp ưu đãi.
II. ĐỐI VỚI LIỆT SỸ VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SỸ
1. Đơn vị, địa phương có cán bộ, chiến sỹ công an hy sinh có trách nhiệm:
- Tổ chức chu đáo lễ tang (theo quy định tại Thông tư số 01/TT-BNV), lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ (theo hướng dẫn tại điểm 2 dưới đây) chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sỹ cư trú để hoàn chỉnh thủ tục trình cấp "Bằng Tổ quốc ghi công" và ra quyết định cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ", đồng gửi về Bộ (qua Tổng cục III) một bộ để tổng hợp theo dõi.
- Phối hợp với Công an (nơi gia đình liệt sỹ cư trú) và các ngành chức năng ở địa phương tổ chức lễ báo tử tại gia đình liệt sỹ.
2. Về hồ sơ liệt sỹ và gia đình liệt sỹ:
- Giấy báo tử: do lãnh đạo các Vụ, Viện, Trưởng... Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cán bộ, công nhân viên công an công tác trước khi hy sinh ký.
- Tình hình thân nhân trong gia đình liệt sỹ theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận và trợ cấp vẫn thực hiện theo phân cấp hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài hồ sơ trên đây tuỳ theo trường hợp hy sinh của liệt sỹ mà có các giấy tờ khác như:
Biên bản xảy ra sự việc: Đối với trường hợp cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên công an hy sinh vì công việc nguy cấp, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc hy sinh vì chống tội phạm. Do đơn vị, địa phương quản lý cán bộ chiến sỹ, công nhân viên đó lập.
- Giấy xác nhận phụ cấp lương đặc biệt 100%: Do đơn vị quản lý, trả lương xác nhận.
- Bệnh án điều trị, biên bản tử vong của bệnh viện, cơ sở y tế, hồ sơ thương binh: Nếu là thương binh chết do vết thương tái phát.
Đối với trường hợp hy sinh từ trước ngày 31-12-1994 nhưng đến nay mới đề nghị xem xét giải quyết còn phải có:
+ Giấy xác nhận của 2 người là đồng đội biết rõ trường hợp hy sinh của liệt sỹ (có xác nhận của xã, phường hoặc cơ quan nơi người đó công tác).
+ Đề nghị của cơ quan cũ (hoặc cấp trên của cơ quan cũ, nếu cơ quan cũ không còn) nơi cán bộ, chiến sỹ công nhân viên công an công tác trước khi hy sinh.
III. ĐỐI VỚI ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, ANH HÙNG LAO ĐỘNG
Các tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an tỉnh, thành phố (nơi cán bộ được phong tặng danh hiệu anh hùng - đang công tác) căn cứ giấy chứng nhận (hoặc quyết định của Nhà nước) ra quyết định trợ cấp ưu đãi anh hùng. Đối với các Vụ, Cục,... trực thuộc Bộ do Tổng cục III ra quyết định.
IV. ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
1. Cán bộ, chiến sỹ, công an bị thương từ ngày 31-12-1994 trở về trước (thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 25 Nghị định số 28/CP) nhưng từ ngày 01-01-1995 trở về sau mới được xác nhận là thương binh thì được hưởng trợ cấp thương tật kể từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ mất sức lao động do thương tật (Nếu đã giám định từ ngày 31-12-1994 trở về trước) hoặc từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (nếu được giám định từ ngày 01-01-1995 trở về sau) theo các mức trợ cấp quy định đối với từng thời điểm hưởng trợ cấp.
2. Cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân bị thương đang hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng thì từ ngày 01-01-1995 mức trợ cấp thương tật hàng tháng (theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 28/CP) của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động do thương tật từ 21% đến 100% được trả theo phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Đối với cán bộ, chiến sỹ công an bị thương hoặc nghỉ hưởng chế độ bệnh binh trước ngày 01-12-1993 thì việc xác định mức tiền lương cao hơn mức lương quy định (312.000 đồng) để tính khoản trợ cấp thêm một lần, theo quy định tại khoản 3, Điều 30; khoản 5 Điều 40 và Điều 47 là mức lương chính khi bị thương hoặc khi xuất ngũ (bệnh binh) đã chuyển xếp sang mức lương theo các thang lương, bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP, 26/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ.
Mức lương của cấp bậc hàm chuẩn uý (nếu có) được chuyển xếp vào mức lương mới có hệ số 3,00 (360.000 đồng).
Thương binh, bệnh binh hưởng trợ cấp theo tiền lương đã hưởng khoản trợ cấp thêm một lần theo Thông tư số 06/LB-TT ngày 04-01-1994 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính thì không giải quyết lại nữa.
4. Thủ tục hồ sơ thương binh:
a) Giấy chứng nhận bị thương (thẩm quyền ký như quy định đối với giấy bảo tử).
b) Biên bản giám định thương tật: do Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền cấp.
c) Quyết định trợ cấp, phiếu lập giấp chứng nhận và trợ cấp thương tật do thủ trưởng đơn vị, địa phương cấp.
d) Phiếu thương tật: Khi cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên công an xuất ngũ, thủ trưởng đơn vị, địa phương (nơi cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên công an công tác trước khi xuất ngũ) cấp để chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên cư trú) tiếp nhận và chi trợ cấp thương tật.
Ngoài những giấy tờ trên, tuỳ trường hợp hồ sơ còn phải có:
- Biên bản xảy ra sự việc: đối với trường hợp bị thương vì dũng cảm làm những công việc nguy cấp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc đấu tranh các loại tội phạm do đơn vị, địa phương quản lý cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên lập.
- Giấy xác nhận công tác ở nơi có phụ cấp lương đặc biệt 100% do đơn vị, địa phương nơi cán bộ, chiến sỹ công nhân viên công an công tác cấp.
Đối với cán bộ, chiến sỹ công nhân viên công an bị thương từ trước ngày 31-12-1994 (theo Điều 41) có vết thương thực thể nay mới xét, giải quyết theo diện tồn đọng thì hồ sơ còn phải có:
- Tờ khai của người bị thương về quá trình hoạt động có xác nhận và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cơ quan nơi công tác.
- Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành.
- Các chứng từ: Giấy chứng nhận bị thương, phiếu chuyển thương, giấy ra viện, hồ sơ điều trị hoặc phiếu sức khoẻ. Trường hợp không còn các chứng từ gốc thì phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trực tiếp hoặc chứng nhận của hai người biết rõ về trường hợp bị thương và được cơ quan (hoặc xã, phường) căn cứ hồ sơ, lý lịch của hai người đó xác nhận hai người đó cùng đơn vị đương sự lúc bị thương.
- Đề nghị của thủ trưởng đơn vị, địa phương nơi đương sự hiện đang công tác.
Trường hợp vì hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến mà bị địch bắt tù đầy, tra tấn thành thương tật (có tổn thương thực thể) thì kèm các giấy tờ như quy định về hồ sơ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đầy nói tại mục V dưới đâ.
5. Thủ tục hồ sơ bệnh binh:
- Giấy chứng nhận bệnh tật: do cơ quan y tế của đơn vị, địa phương lập và lãnh đạo Vụ, Cục, Viện, trường... Công an tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
Biên bản giám định y khoa.
Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp (thực hiện như quy định đối với thương binh).
6. Điều 10 Nghị định số 28/CP đã quy định bãi bỏ việc xác định thương binh loại B.
Các trường hợp được xác định là thương binh loại B từ ngày 31-12-1994 trở về trước nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động.
7. Đối với thương binh (cả thương binh loại A và loại B) đã có sổ đang nhận trợ cấp thương tật hàng tháng. các đơn vị, địa phương làm thủ tục và quyết định việc chuyển hưởng trợ cấp từ mức cũ sang mức mới và lập danh sách (theo mẫu dưới đây) gửi về Tổng cục III (X13) để tổng hợp va theo dõi chung.
Đơn vị, địa phương
DANH SÁCH THƯƠNG BINH ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP HÀNG THÁNG
STT | Họ và tên | Thương binh loại | Tỷ lệ thương tật | Mức trợ cấp theo Nghị định 28/CP | |
A | B | ||||
Các đơn vị, địa phương có cán bộ là người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đầy không xác định được vết thương thực thể tổ chức hướng dẫn cho cán bộ làm thủ tục hồ sơ gồm:
- Bản khai hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy: Cá nhân, thủ trưởng đơn vị, địa phương căn cứ lý lịch để chứng nhận.
- Quyết định của Bộ Nội vụ về việc trợ cấp người bị địch bắt tù đầy: Đơn vị, địa phương gửi bản khai về Bộ (qua Tổng cục III) trình ký.
VI. ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ
1. Về thủ tục hồ sơ gồm:
a) Đối với cán bộ đang công tác trong lực lượng công an nhân dân:
- Bản khai cá nhân: Do cán bộ, công nhân viên công an lập: Thủ trưởng đơn vị, địa phương xác nhận thời gian tham gia kháng chiến.
- Trích lục danh sách khen thưởng kèm theo số quyết định khen thưởng.
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần: Nếu đương sự thuộc diện quy định được hưởng trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại điểm 2 dưới đây.
- Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp ưu đãi người hoạt động kháng chiến: Cán bộ, công nhân viên công an đủ điều kiện hưởng trợ cấp ưu đãi kháng chiến theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 28/CP đơn vị, địa phương gửi hồ sơ về Bộ (qua Tổng cục III) trình ký.
(Đối với cán bộ, công nhân viên có thời gian hoạt động kháng chiến chưa đủ điều kiện về tuổi hưởng trợ cấp cùng lập hồ sơ như nói trên và lưu vào hồ sơ cán bộ. Khi đủ điều kiện tuổi hưởng trợ cấp thì làm thủ tục trình Bộ ra quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp ưu đãi).
Phiếu lập giấy chứng nhận và trợ cấp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc: Căn cứ quyết định cấp giấy chứng nhận các đơn vị địa phương lập giấy chứng nhận chi trả trợ cấp.
b) Đối vơí cán bộ, nhân viên công an đã nghỉ hưu, xuất ngũ, bệnh binh (đã được khen thưởng tổng kết tại các đơn vị, địa phương).
- Bản khai cá nhân do cán bộ, công nhân viên lập có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân xã, phường.
- Trích lục danh sách khen thưởng: Đơn vị, địa phương (nơi cán bộ, công nhân viên lập bản khai) có trách nhiệm căn cứ bản khai quyết định khen thưởng để xác nhận. Nếu mất danh sách khen thưởng thì căn cứ lý lịch cán bộ hoặc lý lịch Đảng viên hoặc quyết định nghỉ hưu để xác nhận.
- Quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận và trợ cấp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ký.
2. Việc giải quyết trợ cấp một lần (đối với cán bộ đang công tác trong công an nhân dân) theo quy định tại khoản 2, Điều 59, Nghị định số 28/CP chỉ thực hiện với các trường hợp sau:
- Người đã chết trong khoảng thời gian từ 01-01-1995 đến trước ngày được quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng (bao gồm cả những người chết khi chưa đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ).
- Người hoạt động kháng chiến có thời gian hoạt động từ sau ngày 19-8-1945 đến ngày 20-7-1954 và người hoạt động kháng chiến từ trước ngày 01-5-1974 có thời gian hoạt động dưới 10 năm nếu có đơn trình bày nguyện vọng hưởng trợ cấp một lần trước khi có quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng.
1. Để tổ chức thực hiện tốt chính sách đối với người có công đang công tác cũng như đã về nghỉ, công an các tỉnh, các Tổng cục, Vụ, Cục, Viện, Trường trực thuộc Bộ thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách đối với người có công ở đơn vị, địa phương mình. Thành phần gồm một đồng chí lãnh đạo công an đơn vị, địa phương phụ trách xây dựng lực lượng làm trưởng ban và các đồng chí trưởng phòng xây dựng lực lượng, công tác chính trị, tài vụ, hậu cần tham gia.
2. Trong khi chờ quyết định của cấp có thẩm quyền về điều chỉnh, chuyển đổi phụ cấp, trợ cấp (theo quy định của Nghị định 28/CP) thì các trường hợp đang hưởng các chế độ ưu đãi (theo văn bản quy định trước Nghị định 28/CP) vẫn tạm thời thực hiện các chế độ theo quy định của tháng 12/1994. Khi có quyết định điều chỉnh phụ cấp trợ cấp thì được truy lĩnh phần chênh lệch (nếu có) từ 01/1995. Trường hợp đã hưởng mức trợ cấp cũ cao hơn mức trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 28/CP cũng không phải truy hoàn khoản tiền đã hưởng cao hơn đó. Việc điều chỉnh các khoản phụ cấp, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng phải hoàn thành trong quý IV/1995.
3. Tổng cục III (X13) có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, tổng hợp các đối tượng (thuộc phạm vi Bộ quản lý, chi trả chế độ) hưởng chế độ ưu đãi được điều chỉnh, chuyển đổi theo quy định mới và các đối tượng mới được bổ sung. Trên cơ sở số liệu tổng hợp đó, phối hợp với Tài vụ lập dự toán kinh phí hàng năm để thống nhất với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ duyệt cấp (kinh phí hàng năm). Từ đó phân bổ cho các đơn vị, địa phương để thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hàng tháng.
4. Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, các Vụ, Cục, Viện trưởng, trường trực thuộc Bộ, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các đơn vị, địa phương) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đăng ký vào sổ quản lý danh sách và thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng thuộc phạm vi Bộ Nội vụ chi trả.
5. Về công tác quản lý hồ sơ người có công với cách mạng:
Hồ sơ được lưu giữ ở Bộ và ở các đơn vị, địa phương. Vì vậy, hồ sơ phải được lập ít nhất là 3 tập (bộ): 01 tập lưu giữ ở Bộ, 01 tập ở đơn vị, địa phương, 01 tập gửi bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu theo dõi, quản lý. Ngoài ra nếu có nhu cầu cho đơn vị cơ sở và đương sự lưu giữ để theo dõi thì lập thêm.
Để đảm bảo việc quản lý và chi trả chế độ được chính xác, các đơn vị, địa phương cần có kế hoạch rà soát, bổ sung đầy đủ hồ sơ (theo số đối tượng đang quản lý) và các giấy tờ trong mỗi hồ sơ còn thiếu để đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ.
6. Thủ tục di chuyển và tiếp nhận đối tượng:
a) Nơi đi: Có trách nhiệm cấp cho đương sự:
- Giấy giới thiệu di chuyển đến đơn vị, địa phương nơi cán bộ, chiến sỹ công nhân viên công an đến.
- Giấy giới thiệu trả trợ cấp, trong đó ghi: Loại trợ cấp, số tiền đang hưởng, đã trả trợ cấp đến tháng.... năm..... Đề nghị cơ quan, địa phương (hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nếu chuyển ra khỏi công an nhân dân) nơi cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên công an đến cấp tiếp từ tháng.... năm.....
- 01 tập hồ sơ mà đơn vị, địa phương đang lưu giữ.
Trường hợp đơn vị, địa phương không có hồ sơ của đương sự thì phải làm thủ tục đề nghị Bộ (qua Tổng cục III) trích lục hồ sơ gửi về sau đó mới làm thủ tục di chuyển. Sau khi làm thủ tục di chuyển đơn vị, địa phương lập phiếu báo gửi về Bộ (X13) để theo dõi.
b) Nơi đến (nếu đương sự đến đơn vị, địa phương trong công an nhân dân).
- Tiếp nhận hồ sơ và đăng ký vào danh sách quản lý đối tượng.
- Thực hiện các chế độ theo quy định.
7. Quy định về ký hiệu hồ sơ và ký hiệu địa phương (phụ lục kèm theo).
Ký hiệu hồ sơ ghi ở góc trên bên phải, bằng chữ viết hoa. Ký hiệu địa phương ghi trước, gạch chéo rồi ghi tiếp ký hiệu loại hồ sơ đối tượng. tiếp đến số quản lý của Bộ và ký hiệu thời kỳ, phía dưới là số quản lý của địa phương (số đối tượng ở địa phương đã được xác nhận, bắt đầu từ 01).
Ví dụ: Hồ sơ thương binh của đồng chí.... công tác tại Hà Nội:
12345 : CM
01
8. Điều khoản thi hành: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-1995. Các quy định trước đây trái với quy định tại thông tư này đều bãi bỏ.
Quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ (qua Tổng cục III) để xem xét hướng dẫn.
Phạm Tâm Long (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 2Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 3Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994
- 4Nghị định 28/CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
- 5Thông tư liên 06/LB-TT năm 1994 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Bộ Lao động - Thương binh xã hội - Tài chính ban hành
- 6Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 06/TT-BNV(X13) năm 1995 hướng dẫn chính sách đối với người có công với cách mạng do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 06/TT-BNV(X13)
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/09/1995
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Phạm Tâm Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1995
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực