BỘ NÔNG NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 05-NN-TT | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1964 |
THÔNG TƯ
BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 08-NN-TT NGÀY 19-10-1963 VỀ CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Qua thời gian thi hành Thông tư số 08-NN-TT ngày 19-10-1963 của Bộ ban hành chế độ trang bị phòng hộ lao động đã có tác dụng tốt bảo vệ được sức khỏe cho cán bộ công nhân, do đó đã góp được phần đẩy mạnh sản xuất. Nhưng hiện nay với điều kiện phát triển của sản xuất và việc trang bị phòng hộ lao động trước đây cũng còn có chỗ chưa thực thích hợp với tính chất nghề nghiệp sau khi thay đổi điều kiện làm việc.
Để góp phần bảo đảm an toàn lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động tại công văn số 1925-LĐ-BH ngày 03-12-1964 nay Bộ bổ sung thêm thông tư này nhằm:
- Trang bị cho những ngành nghề mới phát triển;
- Điều chỉnh bổ sung thêm trang bị phòng hộ lao động cho một số ngành nghề được thích hợp với điều kiện sản xuất hiện nay.
QUY ĐỊNH
CỤ THỂ CỦA TỪNG LOẠI NGHỀ NGHIỆP
Số | Công việc | Điều kiện làm việc | Định trang bị | Thời gian sử dụng | Ghi chú |
1 | Công nhân hấp thuốc và chai lọ | Tiếp xúc các vật có nhiễm trùng | Quần áo xanh Mũ công tác Khẩu trang Găng tay dài | 1 năm 18 tháng 4 tháng Không hạn | Trước đã cấp blouse xanh – 1 cái Phát cho tổ |
2 | Cán bộ trung cao cấp kỹ thuật ở các trạm đội máy kéo | Khảo nghiệm máy móc, dầu mỡ, lấm láp quần áo | Quần áo Mũ vải | 18 tháng 18 tháng | Trực tiếp sản xuất và sửa chữa. Riêng cán bộ trung cao cấp không trực tiếp sản xuất thì không nhất thiết mỗi người một bộ quần áo mà tùy theo yêu cầu cần thiết mới trang bị. Thời gian tối thiểu là 30 tháng. |
3 | Bộ phận moiô trường (xử lý các loại thịt) | Tiếp xúc các vật dễ nhiễm trùng độc | Quần áo ngắn (xanh hoặc trắng) Mũ công tác Khẩu trang Găng tay ni-lông Ủng cao-su | 1 năm 18 tháng 3 tháng Không hạn 1 năm | Trước cấp blouse trắng |
4 | Bộ phận chăn ngựa (Trái Bá-vân) | Cưỡi ngựa để vận động ngựa | Quần vải xanh đệm đít kiểu đi ngựa | 9 tháng | |
5 | Cán bộ, công nhân viên công tác điện quang | Điều khiển máy quang tuyến X…xem bệnh gia súc | Ta-bờ-li-ê chì Áo blouse Mũ công tác Găng cao-su Khẩu trang | Không hạn 18 tháng 2 năm Không hạn 3 tháng | |
6 | Công nhân nuôi cá | Lội nước bắt cá và cho cá ăn các loại phân, sửa chữa đê, bờ, cống nước | Áo cộc Quần đùi Mũ lá cọ Ủng đi mưa Phao bơi | 8 tháng 8 tháng 1 năm 1 năm Không hạn | |
7 | Công nhân điều khiển máy bơm nước | Điều khiển máy bơm nước, dầu mỡ, lấm quần áo | Quần yếm Găng tay vải bạt | 1 năm Không hạn | Phát cho tổ |
8 | Nhóm công nhân mộc làm khuôn mẫu | Làm khuôn mẫu và sửa chữa khuôn, bụi bậm lấm quần áo | Quần yếm Mũ vải Khẩu trang | 1 năm 18 tháng 4 tháng | Xưởng 250 |
9 | Nhóm công nhân sửa chữa mui xe và thùng xe | Sử dụng cưa bào máykhuôn, vác gỗ năng, dầu mỡ, đất cát bám quần áo | Quần áo Mũ vải Khẩu trang Kính trắng | 1 năm 18 tháng 4 tháng Không hạn | Xưởng 250 Phát cho tổ |
10 | Công nhân tôi nhiệt luyện | Tôi nhiệt luyện bằng điện, dầu mỡ, lấm, vẩy sắt bám vào chân bỏng da thịt | Quần áo Mũ vải Khẩu trang Giầy vải cao cổ | 1 năm 18 tháng 2 tháng 1 năm | Xưởng 250 |
11 | Công nhân Rô-đa (tháo lắp toàn bộ) | Chuyên trách Rô-đa cơ động cỡ lớn, chân giẫm luôn dầu mỡ lẫn nước | Quần áo Mũ vải Giầy da đế má lốp Găng vải | 1 năm 18 năm 1 năm 4 tháng | |
12 | Tổ chỉnh tu (tháo lắp toàn bộ) | Kiểm tra chạy thử các loại máy khi lắp xong | Quần áo Mũ vải Găng vải | 1 năm 18 tháng 4 tháng | Riêng người lái máy chạy thử có trang bị 1 đôi găng tay vải (1 năm) |
13 | Công nhân đứng cưa máy | Cưa và bào máy, bụi gỗ bám và người | Yếm da chỉ che ngực và bụng Kính trắng Khẩu trang Găng vải Quần áo vải xanh | Không hạn -nt- 4 tháng 4 tháng 2 năm | Phát cho tổ sử dụng chung khi đứng máy |
14 | Rèn dập | Rèn dập đĩa bừa, bụi bậm, dầu mỡ, lấm láp và vẩy sắt nóng bỏng chân | Quần áo Mũ vải Giầy vải | 1 năm 18 tháng 1 năm | |
15 | Công nhân điện | Sửa chữa điện | Bùi chì điện | Không hạn | |
16 | Cán bộ nghiệp vụ trạm phân bón cấp I Hải-phòng | Trực tiếp giao nhận ở bến cảng và ở bến sông | Áo mưa | Không hạn | Trước 3 năm |
Thông tư này thi hành kể từ ngày ban hành, các nguyên tắc sử dụng, cấp phát, bảo quản và phạm vi áp dụng đều đúng theo quy định của Thông tư số 08-NN-TT ngày 19-10-1963. Khi cấp phát trang bị phòng hộ lao động cho công nhân hấp thuốc, chai lọ, nhiệt luyện, rèn dập, rô-đa xí nghiệp cần giải thích cho anh em hiểu rõ do cách tổ chức sản xuất và điều kiện làm việc riêng biệt của anh em nên việc cấp phát trang bị phòng hộ lao động có cao hơn nơi khác.
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP |
Thông tư 05-NN-TT-1964 sửa đổi Thông tư 08-NN-TT-1963 về chế độ trang bị phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân thuộc ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành
- Số hiệu: 05-NN-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/1964
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp
- Người ký: Phan Văn Chiêu
- Ngày công báo: 31/12/1964
- Số công báo: Số 49
- Ngày hiệu lực: 31/12/1964
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định