- 1Nghị định 67/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giám định tư pháp
- 2Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004
- 3Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 4Quyết định 74/2009/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 295/QĐ-BTTTT năm 2014 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2013
BỘ THÔNG TIN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2010/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Pháp lệnh Giám định Tư pháp số 24/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định Tư pháp;
Căn cứ Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ,
QUY ĐỊNH:
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên tư pháp (sau đây gọi tắt là giám định viên), đề nghị Bộ Tư pháp đưa vào danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc và áp dụng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông, những người làm việc trong cơ quan nhà nước, trường đại học, cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp và các tổ chức khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại thông tư này.
2. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm giám định viên
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
2. Có bằng tốt tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp (trường hợp bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp thì các bằng đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập) thuộc một trong các chuyên ngành sau:
a) Báo chí;
b) Xuất bản;
c) Bưu chính;
d) Viễn thông;
đ) Công nghệ Thông tin;
e) Điện tử;
g) Luật;
h) Kinh tế.
3. Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn theo chuyên ngành đã được đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này từ năm (05) năm trở lên.
4. Có phẩm chất đạo đức tốt.
5. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Điều 4. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên
1. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tại Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Trên cơ sở yêu cầu công tác, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình đủ tiêu chuẩn, điều kiện, lập hồ sơ gửi Vụ Tổ chức Cán bộ;
b) Người không phải là cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư này đề nghị Bộ trưởng bổ nhiệm Giám định viên.
2. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Người không phải là cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Thông tin và Truyền thông có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại
b) Trên cơ sở yêu cầu công tác, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức, người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư này lập hồ sơ gửi Giám đốc Sở Tư pháp;
c) Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh) bổ nhiệm giám định viên.
Điều 5. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gồm có:
a) Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người được đề nghị bổ nhiệm;
b) Bản sao quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức (đối với người là cán bộ, công chức, viên chức);
c) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ hoặc bằng tiến sỹ;
d) Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên đối với người không phải cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gồm có:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên;
b) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ hoặc bằng tiến sỹ;
c) Lý lịch trích ngang có xác nhận của chính quyền hoặc của đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp quản lý người đề nghị bổ nhiệm giám định viên;
d) Xác nhận tình trạng sức khoẻ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên từ cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
Điều 6. Lưu hồ sơ bổ nhiệm giám định viên
1. Hồ sơ bổ nhiệm giám định viên thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được lưu tại Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Hồ sơ bổ nhiệm giám định viên thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh được lưu tại Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 7. Đề nghị cấp thẻ giám định viên
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ quản lý trực tiếp giám định viên lập hồ sơ trình Bộ trưởng đề nghị Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên.
2. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên.
3. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ giám định viên thực hiện theo quy định tại
Điều 8. Đề nghị Bộ Tư pháp đưa vào danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được đề nghị Bộ Tư pháp đưa vào danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Người đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này;
b) Người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và đủ tiêu chuẩn quy định tại
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 Pháp lệnh Giám định Tư pháp.
2. Định kỳ hoặc đột xuất, Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Tư pháp đưa vào danh sách và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
3. Định kỳ hoặc đột xuất, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này lập danh sách và phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Tư pháp đưa vào danh sách và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
4. Việc lưu hồ sơ người được đưa vào danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thực hiện giống như đối với hồ sơ bổ nhiệm giám định viên quy định tại
Điều 9. Áp dụng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp thực hiện theo Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MIỄN NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN
Điều 10. Miễn nhiệm giám định viên thuộc một trong các trường hợp sau đây
1. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh Giám định tư pháp.
2. Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do cố ý vi phạm trong hoạt động chuyên môn hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
3. Bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
4. Vi phạm quy định tại Điều 14 Pháp lệnh Giám định Tư pháp.
5. Không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc giám định vì lý do chính đáng.
6. Tự đề nghị miễn nhiệm giám định viên bằng văn bản có lý do chính đáng.
7. Hết độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Thủ tục miễn nhiệm giám định viên
1. Thủ tục miễn nhiệm giám định viên ở Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Trường hợp giám định viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp Giám định viên lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng miễn nhiệm giám định viên;
c) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên.
2. Miễn nhiệm giám định viên ở Sở Thông tin và Truyền thông
a) Trường hợp giám định viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại
b) Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh miễn nhiệm giám định viên.
c) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên.
Điều 12. Hồ sơ miễn nhiệm giám định viên gồm
1. Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Giám đốc Sở Tư pháp.
2. Các văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên thuộc một trong những trường hợp quy định tại
Điều 13. Thu hồi thẻ Giám định viên, gửi quyết định miễn nhiệm giám định viên và thẻ giám định viên
1. Thu hồi thẻ giám định viên
a) Sau khi bị miễn nhiệm giám định viên, người giữ thẻ giám định viên có trách nhiệm nộp lại cho Sở Tư pháp hoặc Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý trực tiếp người bị miễn nhiệm giám định viên có trách nhiệm thu hồi thẻ giám định viên của cán bộ, công chức, viên chức thuộc mình quản lý sau khi bị miễn nhiệm. Thẻ giám định viên sau khi thu hồi được gửi cho Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ để tổng hợp;
b) Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thu hồi thẻ giám định viên của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở quản lý sau khi bị miễn nhiệm. Thẻ giám định viên sau khi thu hồi được gửi cho Giám đốc Sở Tư pháp để tổng hợp.
2. Gửi quyết định miễn nhiệm giám định viên và thẻ giám định viên
a) Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp quyết định miễn nhiệm giám định viên kèm theo thẻ giám định viên;
b) Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp quyết định miễn nhiệm giám định viên kèm theo thẻ giám định viên.
Điều 14. Cử người tham gia giám định tư pháp
1. Tại Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Trường hợp Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được yêu cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước thuộc Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế lựa chọn giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định; lập danh sách trình Lãnh đạo Bộ trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được phân công thực hiện giám định các nội dung trưng cầu;
b) Trường hợp yêu cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế từ chối giám định tư pháp và trả lời cơ quan trưng cầu giám định.
2. Tại Sở Thông tin và Truyền thông
a) Trường hợp Sở Thông tin và Truyền thông nhận được yêu cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được phân công thực hiện giám định các nội dung trưng cầu;
b) Trường hợp nội dung giám định không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở thì Giám đốc Sở có trách nhiệm từ chối giám định tư pháp và trả lời cơ quan trưng cầu giám định.
3. Người được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu giám định, tổ chức giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giám định các nội dung được giao, người được phân công giám định tư pháp phải từ chối chính thức bằng văn bản. Văn bản từ chối được gửi cho người giao nhiệm vụ và cơ quan trưng cầu giám định.
Điều 15. Thành lập hội đồng giám định
1. Điều kiện thành lập hội đồng giám định
a) Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thành lập trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một vấn đề cần giám định;
b) Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.
2. Chuẩn bị thành lập hội đồng giám định
a) Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế lựa chọn giám định viên, người giám định theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định;
b) Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ lựa chọn giám định viên, người giám định theo vụ việc phù hợp đưa vào Hội đồng giám định.
3. Thành viên Hội đồng giám định
a) Hội đồng giám định có từ ba thành viên trở lên gồm Chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng;
b) Chủ tịch Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông thông tin và truyền thông do Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đảm nhiệm.
4. Giải thể hội đồng giám định
Hội đồng giám định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2010.
- 1Quyết định 1835/QĐ-BTC năm 2011 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công, viên chức lãnh đạo tại đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 04/2013/TT-BVHTTDL Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp, lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Thông tư 21/2013/TT-BTP quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền pháp luật và biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Quyết định 295/QĐ-BTTTT năm 2014 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2013
- 1Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 295/QĐ-BTTTT năm 2014 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2013
- 1Nghị định 67/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giám định tư pháp
- 2Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004
- 3Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 4Quyết định 74/2009/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1835/QĐ-BTC năm 2011 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công, viên chức lãnh đạo tại đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 04/2013/TT-BVHTTDL Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp, lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Thông tư 21/2013/TT-BTP quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền pháp luật và biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư 04/2010/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên tư pháp, đề nghị danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục thực hiện giám định và áp dụng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 04/2010/TT-BTTTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/01/2010
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Lê Doãn Hợp
- Ngày công báo: 12/02/2010
- Số công báo: Từ số 87 đến số 88
- Ngày hiệu lực: 20/03/2010
- Ngày hết hiệu lực: 15/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực