NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/1997/TT-NHNN1 | Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 1997 |
1. Tín phiếu, trái phiếu nói trong Thông tư này bao gồm tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu Kho bạc Nhà nước (dưới đây gọi chung là tín phiếu, trái phiếu) phát hành qua Ngân hàng Nhà nước theo phương thức ghi sổ. Tín phiếu, trái phiếu ghi sổ dùng làm tài sản cầm cố trong quan hệ tín dụng phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, còn thời hạn thanh toán và được bên nhận cầm cố chấp thuận.
2. Đối tượng áp dụng trong Thông tư này là các đơn vị sở hữu tín phiếu, trái phiếu ghi sổ có tài khoản tín phiếu, trái phiếu ghi sổ mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị có tài khoản) được sử dụng tín phiếu, trái phiếu ghi sổ làm tài sản cầm cố trong quan hệ tín dụng.
3. Đơn vị đi vay hoặc bảo lãnh trong Thông tư này được gọi là đơn vị cầm cố; đơn vị cho vay là đơn vị nhận cầm cố.
4. Việc cầm cố, hợp đồng cầm cố giữa các bên thực hiện theo quy định của pháp luật về cầm cố, Thông tư chỉ hướng dẫn việc xác nhận và phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ làm tài sản cầm cố trong quan hệ tín dụng.
II. THỦ TỤC, CÁCH THỨC XÁC NHẬN VÀ PHONG TOẢ TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU GHI SỔ
1. Các đơn vị có nhu cầu cầm cố tín phiếu, trái phiếu ghi sổ để vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị có tài khoản) các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị xác nhận và phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ (theo mẫu số 1).
- Biên bản thoả thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố về tài sản cầm cố kèm danh mục tín phiếu, trái phiếu ghi sổ.
- Hợp đồng tín dụng của khoản vay hoặc hợp đồng bảo lãnh mà theo đó tín phiếu, trái phiếu được cầm cố.
- Giấy báo kết quả tín phiếu, trái phiếu kho bạc trúng thầu. Trường hợp là tín phiếu Ngân hàng Nhà nước thì không cần giấy báo kết quả này.
Trong Biên bản thoả thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố phải ghi rõ:
+ Thoả thuận của bên cầm cố và bên nhận cầm cố về các điều kiện cầm cố như: danh mục tín phiếu, trái phiếu, giá trị, thời hạn còn lại của tín phiếu, trái phiếu ghi sổ sử dụng để cầm cố.
+ Cách thức xử lý tín phiếu trái phiếu được sử dụng để cầm cố trong trường hợp cam kết trả nợ trong hợp đồng tín dụng đã ký giữa hai bên không được thực hiện.
+ Đề nghị Ngân hàng Nhà nước theo dõi tài khoản tín phiếu, trái phiếu ghi sổ đã thoả thuận cầm cố và thực hiện các công việc liên quan đến khoản vay mà theo đó tín phiếu, trái phiếu được cầm cố theo đề nghị của bên cầm cố đã được bên nhận cầm cố chấp thuận.
2. Sau khi nhận được Đơn đề nghị xác nhận và phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ và tài liệu nói ở điểm 1 nói trên, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị có tài khoản có trách nhiệm:
- Xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ cầm cố tín phiếu, trái phiếu ghi sổ do bên cầm cố gửi đến theo quy định tại điểm 1 của phần này.
- Kiểm tra, đối chiếu các yếu tố của danh mục tín phiếu, trái phiếu ghi sổ theo hồ sơ của bên cầm cố gửi đến với thực tế hạch toán tại Ngân hàng nhà nước (Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị có tài khoản).
- Xác nhận vào Đơn đề nghị xác nhận và phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ.
- Mở tài khoản phong toả cho bên cầm cố và thực hiện phong toả giá trị tín phiếu, trái phiếu ghi sổ theo yêu cầu của bên cầm cố đã được bên nhận cầm cố chấp thuận.
3. Trong thời gian cầm cố, nếu do các tín phiếu, trái phiếu ghi sổ đã đến hạn thanh toán và hai bên cầm cố và nhận cầm cố thoả thuận về việc thay thế tín phiếu, trái phiếu ghi sổ đã được phong toả bằng tín phiếu, trái phiếu ghi sổ khác thì bên cầm cố gửi Đơn đề nghị đổi tín phiếu, trái phiếu ghi sổ cầm cố (theo mẫu số 2) (có gửi kèm theo biên bản thoả thuận giữa hai bên cầm cố và nhận cầm cố) đến Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị có tài khoản). Ngân hàng Nhà nước thực hiện xoá bỏ phỏng toả số tín phiếu, trái phiếu ghi sổ yêu cầu được đổi và phong toả số tín phiếu, trái phiếu ghi sổ mới.
4. Việc kéo dài thời hạn cầm cố được Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo đề nghị của bên cầm cố trên cơ sở chấp thuận của bên nhận cầm cố.
5. Giải trừ cầm cố
- Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị có tài khoản chỉ giải trừ cầm cố và chấm dứt việc phong toả tài sản sau khi nhận được từ bên cầm cố Giấy đề nghị xoá bỏ phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ (theo mẫu số 3) có kèm theo giấy xác nhận của đơn vị nhận cầm cố về việc đã hoàn trả đầy đủ khoản nợ và các tài liệu có liên quan.
- Khi đến hạn trả nợ mà đơn vị cầm cố không thanh toán hết nợ cho đơn vị nhận cầm cố thì việc chuyển quyền sở hữu tín phiếu, trái phiếu ghi sổ được thực hiện theo Biên bản thoả thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố quy định tại điểm 1 của phần này.
1. Vụ Kế toán tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc mở tài khoản phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ và phương pháp hạch toán kế toán trong từng trường hợp cụ thể sau:
- Tài sản cầm cố là Tín phiếu, trái phiéu Kho bạc Nhà nước.
- Tài sản cầm cố là Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
- Trường hợp bên cầm cố và bên nhận cầm cố ở cùng hoặc khác địa phương.
2. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị có tài khoản có trách nhiệm thực hiện quy trình xác nhận, phong toả và xoá bỏ phong toả tài khoản tín phiếu, trái phiếu ghi sổ đồng thời có trách nhiệm báo cáo cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và thông báo cho Vụ Tín dụng về tình hình cầm cố tín phiếu, trái phiếu ghi sổ và chuyển quyền sở hữu tín phiếu, trái phiếu ghi sổ (nếu có).
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi bổ sung, sửa đổi các quy định trong Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Lê Đức Thuý (Đã ký) |
TÊN ĐƠN VỊ CẦM CỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Số ĐT: | Số Fax: | |
Tài khoản tiền gửi số: | Tại: | |
...., ngày... tháng... năm... | ||
XÁC NHẬN VÀ PHONG TOẢ TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU GHI SỔ
Kính gửi:................................................................
Chúng tôi đã được:.............. đồng ý cho vay số tiền:....... (bằng chữ........); thời hạn..... với điều kiện phải cầm cố giá trị tín phiếu, trái phiếu ghi sổ mà chúng tôi đã trúng thầu và đã được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.......) mở tài khoản tín phiếu, trái phiếu ghi sổ số:...... Chúng tôi đề nghị Quý Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố...) xác nhận và phong toả tài sản cho chúng tôi như sau:
Số | Đợt đấu thầu tín phiếu, trái phiếu (ngày, tháng, năm) | Số lượng tín phiếu, trái phiếu trúng thầu | Kỳ hạn (tháng) | Thời hạn còn lại của tín phiếu, trái phiếu (tháng) | Đề nghị phong tỏa (triệu đồng) |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
... | |||||
Cộng |
Trong thời hạn cầm cố, nếu tín phiếu, trái phiếu trúng thầu đến hạn thanh toán chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thay thế tín phiếu, trái phiếu chứng chỉ hoặc ghi sổ theo thoả thuận của chúng tôi với bên nhận cầm cố. Số lượng tín phiếu, trái phiếu bị phong toả trên của chúng tôi sẽ không được giải toả cho đến khi có Giấy đề nghị xoá bỏ phong toả của chúng tôi có sự xác nhận của bên nhận cầm cố gửi tới Quý Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố....), nếu được gia hạn khoản vay này hoặc khoản bảo lãnh chúng tôi sẽ gửi đơn đề nghị cho gia hạn và phong toả.
Tổng giám đốc (Giám đốc)
CHẤP THUẬN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
................ chấp thuận giữ tài sản cầm cố bằng tín phiếu, trái phiếu ghi sổ của..... (tên đơn vị cầm cố hoặc bảo lãnh) làm bảo đảm cho khoản vay (bảo lãnh) của..... (tên đơn vị cho vay).
Giá trị tín phiếu, trái phiếu ghi sổ phong toả tại Ngân hàng Nhà nước làm tài sản cầm cố..... (bằng chữ:.........)
Thời hạn phong toả:........ tháng (từ..... đến.......).
....., ngày... tháng... năm...
Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước
(hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố...)
TÊN ĐƠN VỊ CẦM CỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Số ĐT: | Số Fax: | |
Tài khoản tiền gửi số: | Tại: | |
...., ngày... tháng... năm... | ||
ĐỔI TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU GHI SỔ ĐÃ PHONG TOẢ
Số:....../
Kính gửi:..............................................................
Chúng tôi đã được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.....) xác nhận và phong toả tài sản theo Đơn đề nghị xác nhận và phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ số:.... ngày....., giá trị tín phiếu, trái phiếu ghi sổ đã phong toả:..... triệu đồng (bằng chữ:.......), thời hạn:...., để vay vốn của:... hoặc để được Ngân hàng..... bảo lãnh, số tiền:..... (bằng chữ....), thời hạn:.....
Đến ngày:.... vì lý do:...................................... sau khi thống nhất với bên nhận cầm cố, chúng tôi đề nghị được đổi tín phiếu, trái phiếu ghi sổ đã được Quý.......... phong toả tại tài khoản số:...... như sau:
- Giá trị tín phiếu, trái phiếu ghi sổ đề nghị đổi:... triệu đồng bằng chữ:......
- Giá trị tín phiếu, trái phiếu ghi sổ (hoặc chứng chỉ) dùng làm tài sản cầm cố mới:.... triệu đồng (bằng chữ:.......).
Vì vậy, đề nghị Quý...... giải trừ cầm cố từ tài khoản tín phiếu, trái phiếu ghi sổ bị phong toả số tiền:.......... triệu đồng (bằng chữ...) (bao gồm các tín phiếu, trái phiếu ghi sổ theo biên bản thoả thuận của chúng tôi với bên nhận cầm cố).
Đồng thời đề nghị phong toả giá trị tín phiếu, trái phiếu ghi sổ dùng làm tài sản cầm cố số tiền:.... triệu đồng (bằng chữ......) (danh mục tín phiếu, trái phiếu ghi sổ kèm theo).
(Xin gửi kèm biên bản thoả thuận của chúng tôi với bên nhận cầm cố).
Tổng giám đốc (Giám đốc)
Ghi chú: Nếu giá trị tín phiếu, trái phiếu đề nghị đổi là loại chứng chỉ thì bên cầm cố giao trực tiếp cho bên nhận cầm cố, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện giải trừ cầm cố.
TÊN ĐƠN VỊ CẦM CỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Số ĐT: | Số Fax: | |
Tài khoản tiền gửi số: | Tại: | |
...., ngày... tháng... năm... | ||
XÓA BỎ PHONG TỎA TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU GHI SỔ
Kính gửi:............................................................
Trong thời gian qua chúng tôi đã được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố...) xác nhận và phong toả tài sản theo Đơn đề nghị xác nhận và phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ số:....; ngày...; giá trị tín phiếu, trái phiếu ghi sổ đã phong toả: ...... triệu đồng (bằng chữ.......), thời hạn:...... để vay vốn của:...... hoặc để được Ngân hàng............. bảo lãnh, số tiền:..... (bằng chữ:......) thời hạn:..........
Đến ngày:..... đơn vị chúng tôi đã thực hiện trả nợ như sau:
- Số tiền đã trả nợ: bằng chữ:.............
- Số tiền còn nợ: bằng chữ:.............
(Xin gửi kèm biên bản thoả thuận của chúng tôi với bên nhận cầm cố). Chúng tôi đề nghị Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố...) giải trừ cầm cố cho chúng tôi như sau:
- Xoá bỏ phong toả giá trị tín phiếu, trái phiếu:.... triệu đồng.
bằng chữ:.....................
- Chuyển quyền sở hữu tín phiếu, trái phiếu ghi sổ từ tài khoản tín phiếu, trái phiếu ghi sổ bị phong toả (số tài khoản....) sang tài khoản tín phiếu, trái phiếu ghi sổ của bên nhận cầm cố là: .... (số tài khoản:....) số tiền:..... triệu đồng (bằng chữ:.....) (theo danh mục tín phiếu, trái phiếu gửi kèm).
Tổng giám đốc (Giám đốc)
Thông tư 04/1997/TT-NHNN1 hướng dẫn xác nhận và phong toả tín phiếu, trái phiếu ghi sổ phát hành qua Ngân hàng Nhà nước trong quan hệ tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 04/1997/TT-NHNN1
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/10/1997
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: 10/01/1998
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 07/11/1997
- Ngày hết hiệu lực: 10/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực