- 1Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03-TBXH | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 1977 |
Để phù hợp với tình hình mới, Bộ Thương binh và xã hội quy định lại việc cấp lại sổ, đồi sổ và điều chỉnh trợ cấp trong các loại sổ hưu trí, mất sức lao động, tiền tuất và thương tật vì tai nạn lao động của cán bộ, công nhân, viên chức và quân nhân như sau.
I. VIỆC CẤP LẠI SỔ TRỢ CẤP HƯU TRÍ, MẤT SỨC LAO ĐỘNG, TIỀN TUẤT VÀ THƯƠNG TẬT VÌ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Người được hưởng trợ cấp bị mất sổ phải làm đơn xin cấp lại sổ nộp cho phòng thương binh và xã hội (huyện, thị xã...) nơi mình đang lĩnh trợ cấp để phòng báo cáo lên Ty, Sở thương binh và xã hội xin cấp sổ khác.
Nếu người mới về nghỉ, chưa kịp đăng ký lĩnh trợ cấp đã bị mất sổ thì phải trở về cơ quan cũ để đề nghị cơ quan thương binh và xã hội cấp sổ khác.
Nếu di chuyển nơi cư trú từ tỉnh này sang tỉnh khác, chưa kịp đăng ký lĩnh trợ cấp ở nơi mới đến đã bị mất sổ thì đương sự phải trở về Ty, Sở thương binh và xã hội nơi đã giới thiệu đi, để xin cấp sổ khác. Đơn xin cấp lại sổ phải có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương về việc mất sổ.
Chậm nhất trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận đơn xin cấp lại sổ, Ty, Sở thương binh và xã hội cần cấp lại sổ cho đương sự, dù sổ trước do Bộ cấp hay các Ty, Sở thương binh và xã hội tỉnh, thành phố khác cấp, không phải đề nghị Bộ cấp lại sổ như trước.
Sổ được cấp lại vẫn mang số cũ của sổ bị mất và ở trang đầu phải đóng dấu: cấp lần thứ 2 hoặc thứ 3…
Ba tháng một lần, Ty, Sở gửi danh sách những người bị mất sổ gồm các mục: họ tên, số sổ trợ cấp, loại sổ, lý do mất sổ, về Bộ để báo cáo.
Cơ quan có người mới về nghỉ, và Ty, Sở có người mới di chuyển sang tỉnh khác bị mất sổ như đã nói trên, khi làm thủ tục cấp lại sổ thì cần thông báo ngay cho Ty, Sở thương binh và xã hội nơi đương sự sẽ đến cư trú biết việc mất sổ để đề phòng kẻ gian lợi dụng.
Các loại sổ trợ cấp hưu trí, mất sức lao động, tiền tuất… do Liên hiệp công đoàn các tỉnh, thành phố đã cấp từ ngày ban hành Điều lệ, bảo hiểm xã hội (từ ngày 1-1-1962) đến hết tháng 6-1964) cũng như các loại sổ tạm thời do Bộ Nội vụ trước đây hoặc Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố dã cấp từ ngày 1-7-1964 đến 30-6-1969 hiện nay còn sót lại thì đều phải đổi lấy sổ trợ cấp theo mẫu hiện hành.
Hồ sơ đổi các loại sổ trợ cấp này cần phải có các văn bản theo quy định chung:
- Một quyết định cho công nhân, viên chức về nghỉ việc;
- Một phiếu cá nhân của đương sự;
- Một biên bản khám sức khỏe của Hội đồng giám định y khoa hoặc giấy chứng nhận về tình hình sức khỏe của đương sự khi về nghỉ.
Riêng loại sổ trợ cấp do Liên hiệp công đoàn đã cấp nay đổi lấy sổ mới, trường hợp cá biệt, nếu không còn đủ hồ sơ gốc (khi về nghỉ) thì Ty, Sở sao lục nguyên văn sổ trợ cấp đó làm tài liệu lưu tại địa phương, còn sổ chính (của Liên hiệp công đoàn đã cấp) thì Ty, Sở gửi về Bộ để lưu trữ.
Khi đã có hồ sơ đổi sổ, Ty, Sở thương binh và xã hội (nơi đã được Bộ phân cấp hoàn toàn) cấp ngay sổ trợ cấp chính thức cho đương sự theo số đăng ký mà Ty, Sở đã được Bộ cho trước, không phải đề nghị Bộ cấp sổ như trước nữa. Các Ty, Sở chưa được Bộ phân cấp hoàn toàn thì gửi hồ sơ đổi sổ cùng với sổ cũ về Bộ có kèm theo phiếu lập sổ, xin số đăng ký để cấp sổ cho đương sự.
III. CHỈNH MỨC TRỢ CẤP HƯU TRÍ, MẤT SỨC LAO ĐỘNG, TIỀN TUẤT, THƯƠNG TẬT VÌ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Trường hợp phải sửa lại mức trợ cấp ở các loại sổ do người được hưởng trợ cấp được tính lại thời gian công tác, được chỉnh lương, được tính thêm các khoản trợ cấp (thương tật, trợ cấp vì cần có người phục vụ…) thì cơ quan, xí nghiệp, đơn vị cũ đã ký quyết định cho hưởng trợ cấp, nay có trách nhiệm phải xem xét, giải quyết.
Nếu cơ quan, đơn vị cũ đã giải thể thì ngành chủ quản hoặc cơ quan, đơn vị thay thế cơ quan, đơn vị cũ xét giải quyết.
Nếu không còn cấp nào giải quyết mà xét thấy trường hợp của đương sự cần được điều chỉnh trợ cấp thì Ty, Sở thương binh và xã hội nơi đang cấp phát trợ cấp, báo cáo về Bộ Thương binh và xã hội xét và cho ý kiến giải quyết.
Cơ quan, xí nghiệp, đơn vị cũ cần gửi đầy đủ các tài liệu cần thiết đến Ty, Sở thương binh và xã hội nơi đang trả trợ cấp cho đương sự (mỗi thứ 2 bản) để làm thủ tục điều chỉnh.
Nếu đương sự được điều chỉnh về trợ cấp ưu đãi (vì là cán bộ, đảng viên lâu năm hoặc nay mới được xác nhận là cán bộ, đảng viên lâu năm) thì cơ quan cần gửi thêm giấy xác nhận như đã quy định lại thông tư số 24-NV ngày 27-9-1967 của Bộ Nội vụ, cụ thể là:
Những cán bộ, đảng viên lâu năm thuộc đối tượng thi hành của thông tri số 32-TCTW ngày 14-10-1960 của Ban tổ chức trung ương phải được Ban tổ chức thành ủy, tỉnh ủy chứng nhận (nếu công tác ở địa phương) hoặc ban cán sự hay Đảng đoàn các Bộ, các cơ quan trung ương chứng nhận (nếu công tác ở các cơ quan trung ương).
Khi nhận được đầy đủ tài liệu và công văn của cơ quan, đơn vị xin điều chỉnh, Ty, Sở thương binh và xã hội căn cứ vào chế độ, chính sách đã quy định mà xem xét.
Nếu có đủ căn cứ để tính lại mức trợ cấp thì Ty, Sở lập phiếu điều chỉnh trợ cấp cho đương sự (theo mẫu kèm theo thông tư này).
Trường hợp xét đương sự không đủ căn cứ để điều chỉnh trợ cấp thì Ty, Sở có công văn trả lời cơ quan, đơn vị đã gửi tài liệu xin điều chỉnh biết để giải thích cho đương sự.
Phiếu điều chỉnh trợ cấp do Trưởng hoặc Phó Ty, Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở thương binh và xã hội ký tên và đóng dấu.
Sau khi lập xong hồ sơ điều chỉnh, Ty, Sở ghi mức trợ cấp mới vào sổ trợ cấp hoặc cấp sổ khác nếu đương sự được thay đổi chế độ trợ cấp (từ chế độ trợ cấp mất sức lao động sang chế độ hưu trí hoặc sang chế độ trợ cấp thương tật, v.v…) Dù sổ trước đây do Bộ cấp hay các Ty, Sở thương binh và xã hội tỉnh, thành phố khác cấp cho đương sự được ký điều chỉnh trợ cấp (kể cả việc cấp sổ trợ cấp mới do đương sự được chuyển chế độ trợ cấp). Khi gửi hồ sơ điều chỉnh về Bộ, Ty, Sở không phải gửi sổ trợ cấp cũ (do Bộ đã cấp) để Bộ điều chỉnh như trước nữa.
Riêng trường hợp đương sự được chuyển chế độ trợ cấp thì Ty, Sở thu sổ cũ gửi cùng hồ sơ điều chỉnh về bộ để lưu và theo dõi. Những Ty, Sở chưa được Bộ phân cấp hoàn toàn thì phải xin sổ đăng ký của Bộ để cấp sổ cho đương sự. Những Ty đã được Bộ phân cấp hoàn toàn thì cấp sổ cho đương sự theo sổ đăng ký mà Ty, Sở đã được Bộ cho trước.
Những hồ sơ điều chỉnh gửi về Bộ, nếu nét không đúng, cần phải giải quyết lại thì bộ sẽ có công văn hướng dẫn cụ thể và khi nhận được công văn của Bộ, Ty, Sở cần kịp thời giải quyết lại ngay, tránh việc để đương sự hưởng trợ cấp không đúng chính sách đã quy định.
Trên đây là một số quy định để làm căn cứ giải quyết, trong quá trình thực hiện nếu còn có vướng mắc, đề nghị các Ty, Sở thương binh và xã hội phản ánh cho Bộ biết để góp ý kiến giải quyết.
K.T. BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Thông tư 14-NV-1969 về việc phân cấp cho các Uỷ ban hành chính Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cấp sổ trợ cấp chính thức cho những người được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức lao động, thương tật vì tai nạn lao động, tiền tuất do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị quyết số 80/NQ/TVQH về việc phê chuẩn Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân và viên chức Nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Thông tư 18-TBXH-1978 sửa đổi Quyết định 198-CP 1978 quy định chế độ hưu trí và nghỉ việc vì mất sức lao động do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông tư liên tịch 182/2013/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân, công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Thông tư 14-NV-1969 về việc phân cấp cho các Uỷ ban hành chính Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cấp sổ trợ cấp chính thức cho những người được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức lao động, thương tật vì tai nạn lao động, tiền tuất do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị quyết số 80/NQ/TVQH về việc phê chuẩn Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân và viên chức Nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Thông tư 18-TBXH-1978 sửa đổi Quyết định 198-CP 1978 quy định chế độ hưu trí và nghỉ việc vì mất sức lao động do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư liên tịch 182/2013/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân, công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 03-TBXH-1977 quy định thủ tục cấp sổ trợ cấp trong trường hợp bị mất, và việc điều chỉnh mức trợ cấp ở các sổ trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tiền tuất của công nhân, viên chức và quân nhân do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 03-TBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/01/1977
- Nơi ban hành: Bộ Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Tất Đắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 06/02/1977
- Ngày hết hiệu lực: 01/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực