Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-LĐ-TT

Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 1963

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN CƠ KHÍ (TIỆN, NGUỘI, PHAY, BÀO, GÒ, HÀN, RÈN, ĐÚC, MỘC MẪU, ĐIỆN XÍ NGHIỆP) TẠI CÁC TRƯỜNG, LỚP ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN THEO YÊU CẦU BẬC 2/7

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Các Bộ Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Giao thông vận tải, Kiến trúc, Nông trường, Nông nghiệp, Thủy lợi, Văn hóa, Y tế, Giáo dục, Quốc phòng, Ban Liên hiệp hợp tác xã thủ công nghiệp trung ương;
- Các Tổng cục Lâm nghiệp, Thủy sản, Điện lực, Địa chất, Bưu điện truyền thanh, Lương thực, Vật tư, Khai hoang Đường sắt;
- Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
- Các Sở, Ty, Phòng Lao động.

Căn cứ Quyết định số 340-CN ngày 13-2-1963 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ Lao động trách nhiệm ban hành, quản lý và hướng dẫn việc thực hiện các trương trình tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật.

Bộ Lao động đã ra Quyết định số 31 ngày 15-3-1963 ban hành chương trình cơ khí áp dụng thống nhất cho các trường và lớp đào tạo công nhân cơ khí theo yêu cầu bậc 2/7.

Để việc thi hành được thống nhất và thực hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản trong chương trình, Bộ Lao động ra thông tư này nói rõ thêm một số điểm đã ghi trong chương trình, mà Hội đồng thẩm duyệt chương trình đào tạo công nhân ký thuật liên Bộ đã thông qua, giúp các Bộ, các ngành, các địa phương hướng dẫn các trường, lớp thự hiện.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO.

Về đào tạo công nhân mới phải căn cứ vào đường lối công tác giáo dục của Đảng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III đề ra là "… bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa, kỹ thuật, có sức khỏe… nguyên lý "Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất" và phương châm "Lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội"; đồng thời phải thích hợp với tình hình miền Bắc hiện nay. Tình hình đó là:

- Sản xuất của các xí nghiệp cơ khí phần lớn mang tính chất sản xuất từng loạt nhỏ, nhiệm vụ sản xuất thường thay đổi, nhiều nơi chưa ổn định, mức chuyên môn hóa còn ít. Tình hình đó đòi hỏi công nhân phải có trình độ tương đối toàn diện của một nghề. Ví dụ: Thợ tiện phải biết tiện trơn, tiện côn, tiện răng vv... chứ không phải chỉ biết một vài việc chuyên môn hóa như chuyên tiện vít tiện pit-tông vv…

- Trình độ văn hóa của các học sinh lúc tuyển vào lớp 4 (quy định của Thông tư 60-TTg) khả năng tiếp thu có hạn:

- Việc thực tập sản xuất của học sinh phần lớn tiến hành theo lối kèm cặp trong sản xuất, máy móc thiết bị để thực tập thiếu.

- Giáo viên hầu hết kiêm chức, giáo viên chuyên nghiệp còn rất ít.

Tình hình đó không cho phép đào tạo công nhân cơ khí có bậc cao hơn bậc 2/7 được. Nhưng nếu đào tạo thấp hơn bậc 2/7, sẽ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Căn cứ vào đường lối, phương châm trên, thích hợp với hoàn cảnh của ta hiện nay, mục tiêu yêu cầu đào tạo người công nhân cơ khí tốt nghệp phải có trình độ sau đây:

1. Chính trị:

Có trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, giác ngộ giai cấp biểu hiện ở sự tin tưởng và chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, ở tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần phục vụ và thái độ lao động tốt, có tinh thần yêu nghề, có ý thức tổ chức và kỹ luật tốt, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.

Trong thời gian học tập ở các trường, lớp, học sinh phải học theo một chương trình chính trị thống nhất do Tổng Công đoàn biên soạn gồm có hai phần: Một vấn đề chính trị cơ bản và một số chính sách về lao động.

Ngoài ra, thông qua lao động sản xuất và sinh hoạt chính trị trong các trường lớp học sinh bước đầu tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và phẩm chất của người công nhân, rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật tinh thần phục vụ và quan điểm lao động.

2. Thực hành.

Sau khi đã tinh thông công việc của bậc 1/7, họs sinh phải độc lập hoàn thành các công việc chủ yếu của nghề mình đang học theo tiêu chuẩn bậc 2/7, đạt năng suất trung bình của công nhân ở xí nghiệp không phải chỉ biết một vài việc có tính chất chuyên môn hóa mà phải biết tương đối toàn diện, Ví dụ: Thợ phay phải biết phay mặt phẳng, phay cắt, phay bánh xe răng, biết sử dụng thành thạo đầu chia để làm các công việc phay thông thường khác chứ không phải chỉ chuyên một công việc phay bánh xe răng.

Đối với công nhân cơ khí chế tạo, phải đạt yêu cầu chính xác cấp 3 khi sản xuất từng chiếc, và chính xác cấp 2a khi sản xuất hàng loạt.

Trong thời gian học tập tại trường, lớp, học sinh cần được qua các bước thực tập cơ bản ở xưởng máy để:

a) Sử dụng thành thạo và an toàn các máy móc, thiết bị và dụng cụ đồ nghề thường dùng. Biết bảo quản và giữ gìn các dụng cụ thiết bị đó. Học sinh phải tự mình sửa chữa lấy các dụng cụ, đồ nghề thường dùng (sửa chữa đục, búa, mài dao …)

b) Biết căn cứ vào bản vẽ, tiến hành chế tạo sản phẩn đúng theo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo thời gian định mức. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với người công nhân. Muốn đạt yêu cầu này, người công nhân phải không ngừng nâng cao trình độ đọc bản vẽ, phải ra sức nghiên cứu cải tiến thao tác, phải biết áp dụng các phương pháp tiên tiến đã học và biết cách tổ chức nơi làm việc hợp lý nhất.

c) Sơ bộ biết vận dụng lý luận đã học trong việc chọn và sử dụng nguyên vật liệu, bảo đảm kỹ thuật và tiết kiệm.

Ngoài ra, tùy đặc điểm của mỗi nghề, học sinh phải được tiến hành thực tập rèn, nguội một thời gian nhất định.

Ví dụ: Học sinh tiện, phay, bào có thực tập nguội từ một đến hai tuần. Học sinh gò thực tập rèn, vv…

Số thời gian thực tập nguội, rèn nằm trong kế hoạch thực tập chung toàn khóa. Các trường lớp tùy theo điều kiện cụ thể, bố trí cho học sinh được luân phiên thực tập ngay trong kỳ học đầu tiên.

3. Lý thuyết.

Sau khi học xong chương trình này, học sinh đạt trình độ lý thuyết sơ cấp kỹ thuật là cơ sở cho công việc sản xuất của nghề mình đang làm đồng thời để có hiểu được công việc sản xuất tương đối phức tạp hơn ở bậc trên, tạo điều kiện cho việc phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Những yêu cầu học tập lý thuyết đã được xác định trong từng chương trình là căn cứ vào yêu cầu chung. Vì vậy trong khi sử dụng các trường, lớp không được tự ý sửa đổi mà chỉ có thể căn cứ vào tính chất sản xuất của từng ngành cụ thể hóa những vấn đề chi tiết để áp dụng cho thích hợp. Nhất thiết phải đảm bảo những vấn đề cơ bản đã quy định trong chương trình.

Trong việc cụ thể hóa chương trình, không nên đi sâu vào tính toán thiết kế và hướng dẫn công nghệ như cán bộ kỹ thuật.

Trong thời gian học tập tại các trường, lớp, học sinh được học các môn sau đây:

1. Kỹ thuật cơ sở: vẽ kỹ thuật, vật liệu, khái niệm về tổ chức sản xuất và kỹ thuật an toàn.

2. Kỹ thuật chuyên môn.

Riêng đối với học sinh nghề điện xí nghiệp, học thêm môn điện đại cương.

4. Văn hóa.:

Để tiếp thu được kỹ thuật, ngay từ học kỳ 1, học sinh được học môn toán theo một chương trình biên soạn riêng thích hợp với công nhân cơ khí vào giờ chính quyền. Ngoài ra hàng tuần tổ chức cho học sinh môn lý, hóa vào hai buổi tối, đảm bảo khi ra trường học sinh đạt trình độ tương đương lớp 7 về Toán, Lý, Hóa.

Việc học tập văn hóa vào hai buổi tối hàng tuần nằm trong chương trình đào tạo. Các trường, lớp phải tổ chức việc giảng dạy cho thật tốt và quản lý chặt chẽ. Học sinh phải cố gắng khắc phục khó khăn để học tập tốt.

5. Sức khỏe:

Có một thể lực mạnh khỏe, dẻo dai, đủ sức khỏe để làm việc liên tục 8 giờ theo ca kíp ở xí nghiệp, công trường. Đủ sức khỏe đễ sẵn sàng lao động bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời gian tại trường, lớp, học sinh được huấn luyện quân sự thường thức (bắn súng, ném lựu đạn, vv…) và học tập các môn thể dục điền kinh cơ bản theo một chương trình do Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn.

Khi ra trường, học sinh phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp I phổ thông.

II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO, TỶ LỆ PHÂN PHỐI THỜI GIAN GIỮA CÁC MÔN HỌC

Căn cứ vào phương châm đào tạo "nhanh, nhiều, tốt và tiết kiệm", chương trình biên soạn lần này phân ra hai loại thời gian đào tạo:

Mười tám tháng đối với các nghề: tiện, nguội, phay, mộc mẫu, điện xí nghiệp, gò. Vì khối lượng lý thuyết phải học có nhiều hơn, tính chất kỹ thuật tương đối phức tạp hơn. Trong thời gian thực tập sản xuất các nghề tiện phay, vì ít máy nên học sinh thường được đứng xem công nhân thao tác hơn là được trực tiếp làm việc trên máy.

Mười sáu tháng đối với các nghề: đúc, rèn, bào, hàn. Vì khối lượng lý thuyết của những nghề này đối với công nhân sơ cấp không yêu cầu nhiều lắm. Việc học nghề lại ít phụ thuộc vào máy móc, (trừ học sinh bào); công việc ở xí ngiệp thường có nhiều nên trong thời gian thực tập học sinh được trực tiếp làm việc theo nghề mình nhiều hơn các nghề khác.

Việc phân loại thời gian đào tạo các loại nghề trên đây là căn cứ vào yêu cầu sản xuất; kỹ thuật và tình hình trường sở của ta hiện nay. Việc phân loại này chỉ có tính chất tạm thời trong một thời gian nhất định. Các trường lớp cần giải thích cho học sinh thấy rõ tránh thắc mắc, suy tỵ, giữa các ngành nghề, ảnh huởng đến học tập.

BẢN PHÂN PHỐI THỜI GIAN ĐÀO TẠO ÁP DỤNG CHO CÁC NGHỀ: TIỆN, NGUỘI, PHAY, ĐIỆN XÍ NGHIỆP, GÒ, MỘC MẪU.

Thời gian 18 tháng: 540 ngày

Trừ các ngày nghỉ theo chế độ

Chủ nhật 78 ngày

Lễ 8 ngày

Tết 3 ngày

10 ngày

99 ngày

Số giờ học là (540 – 99) × 8 = 3.528 giờ

Phân phối như sau:

MỤC

NỘI DUNG HỌC

SỐ GIỜ

TỶ LỆ % SO VỚI TỔNG SỐ GIỜ HỌC

1

2

3

4

5

6

7

8

Chính trị

Kỹ thuật cơ sở

- Tổ chức sản xuất và kỹ thuật an toàn 24

- Về kỹ thuật 80

- Vật liệu cơ khí 65

Kỹ thuật chuyên môn

Toán

Thể dục và thể thao quốc phòng

Cộng:

Thực tập sản xuất

Ôn tập, kiểm tra, thi tốt nghiệp.

Sinh hoạt, khai giảng, bế giảng và dự phòng đột xuất

Tổng cộng:

152

169

132

150

50


653

2,660

124

91


3.528

4,30%

4,79%

3,70%

4,30%

1,43%

18,52%

75,40%

3,51%

2,57%

100%

BẢNG PHÂN PHỐI

THỜI GIAN ĐÀO TẠO ÁP DỤNG CHO CÁC NGHỀ: RÈN ĐÚC, HÀN, BÀO.

Thời gian 16 tháng: 480 ngày

Trừ các ngày nghỉ theo chế độ

Chủ nhật 70 ngày

Lễ 8 ngày

Tết 3 ngày

10 ngày

91 ngày

Thời gian còn học là (480-91) ×8 = 3.112 giờ

Phân phố như sau:

MỤC

NỘI DUNG HỌC

SỐ GIỜ

TỶ LỆ % SO VỚI TỔNG SỐ GIỜ HỌC

1

2

3

4

5

6

7

8

Chính trị

Kỹ thuật cơ sở:

- Tổ chức sản xuất và kỹ thuật an toàn 24g

- Về kỹ thuật 80

- Vật liệu cơ khí 65

Kỹ thuật chuyên môn

Toán kỹ thuật

Thể dục và thể thao quốc phòng

Cộng:

Thực tập sản xuất

Ôn tập, kiểm tra, thi tốt nghiệp.

Sinh hoạt, khai giảng, bế giảng và dự phòng đột xuất

Tổng cộng:

152

169

91

150

50


642

2.255

124

91


3.112

4,88%

5,43%

2,92%

4,87%

1,62%

19,72%

73,38%

3,98%

2,92%

100%

Riêng học sinh nghề điện xí nghiệp, môn kỹ thuật cơ sở như sau:

1. Vẽ kỹ thuật 27 giờ

2. Vật liệu điện 25 giờ

3. Điện đại cương 100 giờ

Đối với học sinh nghề điện xí nghiệp: yêu cầu với môn vẽ kỹ thuật chỉ giới hạn trong phạm vi đọc bản vẽ chi tiết và biết vẽ phác chi tiết máy đơn giản. Vẽ sơ đồ mạch điện, sẽ học kỹ trong phần kỹ thuật chuyên môn.

BẢN QUY ĐỊNH THỜI GIAN CHI TIẾT CHO TỪNG NGHỀ

Mục

NỘI DUNG

Tiện

Nguội

Phay

Mộc mẫu

Điện xí nghiệp

Hàn

Rèn

Đúc

Bào

Trong giờ chính quyền

152g

152g

152g

152g

152g

152g

152g

152g

152g

152g

1

Chính trị

2

Kỹ thuật cơ sở:

- Tổ chức sản xuất và kỹ thuật an toàn

24

24

24

24

24

24

24

24

24

24

- Vẽ kỹ thuật

80

80

80

80

80

27

80

80

80

80

- Vật liệu học

65

65

65

65

65

25

65

65

65

65

- Điện đại cương

_

_

_

_

_

100

_

_

_

_

3

Kỹ thuật chuyên môn

119

120

132

116

120

129

87

91

85

88

4

Toán

150

150

150

150

150

150

150

150

150

150

5

Thể dục và thể thao quốc phòng

50

50

50

50

50

50

50

50

50

50

Cộng:

640

641

653

637

641

657

608

612

606

609

6

Thực tập sản xuất

2.673

2.672

2.660

2.676

2.672

2.656

2.289

2.285

2.291

2.288

7

Ôn, kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp

124

124

124

124

124

124

124

124

124

124

8

Sinh hoạt, khai giảng bế giảng, dự phòng v.v

91

91

91

91

91

91

91

91

91

91

Tổng cộng:

3.528

3.528

3.528

3.528

3.528

3.528

3.112

3.112

3.112

3.112

Ngoài giờ chính quyền

9

Văn hóa

240

240

240

240

240

240

240

240

240

240

10

Thể dục và thể thao quốc phòng

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

11

Sinh hoạt chính trị

120

120

120

120

120

120

120

120

120

120

460

460

460

460

460

460

460

460

460

460

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý TRONG KHI ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN CƠ KHÍ.

1. Tổng số 150 giờ toán quy định trong chương trình là nhằm nâng cao trình độ Toán cho học sinh từ lớp 4 (lúc tuyển vào) lên trình độ toán lớp 7 để đảm bảo tiếp thu được kỹ thuật. Trường hợp học sinh lúc tuyển vào có trình độ văn hóa cao hơn lớp 4, nếu có số giờ học toán không sử dụng hết, các trường lớp có thể cho học sinh học tiếp môn lý, hóa.

2. Môn thể dục thể thao quy định chung 150 giờ. Các trường lớp được sử dụng, 50 giờ trong giờ chính quyền để lên lớp về lý thuyết thể dục điền kinh và thể thao quốc phòng vv… 100 giờ còn lại sẽ sử dụng ngoài giờ chính quyền để luyện tập (vào buổi chiều hoặc ngoài giờ thực tập theo ca kíp.

Việc nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe cho học sinh để sản xuất tốt, học tập tốt là một yêu cầu quan trọng. Vì vậy việc rèn luyện thân thể học sinh không nên bó hẹp trong phạm vi giờ giấc đã quy định. Cần phải gây thành phong trào thường xuyên trong các trường lớp đào tạo công nhân kỹ thuật. Các trường lớp cần phải phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên lao động Nhà truờng để thúc đẩy phong trào thể dục thể thao. Nội dung chương trình thể dục thể thao các trường lớp sẽ liên hệ với cơ quan Thể dục thể thao các cấp để yêu cầu giúp đỡ.

3. Thời gian đào tạo quy định làm hai loại 16 tháng và 18 tháng, nhưng chậm nhất đến tháng thứ 12 đối với nghề: tiện, nguội, phay, mộc mẫu, gò, điện xí nghiệp và tháng thứ 10 đối với nghề hàn, rèn, đúc, bào phải thanh toán xong chương trình học tập lý thuyết và thực tập cơ bản. Các môn kỹ thuật cơ sở và phải thanh toán xong trong học kỳ đầu.

Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của sản xuất, các Bộ chủ quản, các địa phương cần công nhân có thể cho học sinh ra trường sớm hơn 16 tháng hoặc 18 tháng, nhưng phải đảm bảo học xong chương trình lý thuyết và thực hành cơ bản thi hành đúng các chế độ như Thông tư số 60/TTg ngày 01-6-1962 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định.

4. Mỗi khóa học chia làm ba học kỳ, mỗi học kỳ 6 tháng. Riêng học kỳ 3 của các nghề bào, hàn, rèn, đúc có 4 tháng. Thì giờ học tập đã được phân phối trong kế hoạch giảng dạy của từng nghề. Các Bộ, các ngành, các địa phương, trường, lớp, tùy hoàn cảnh cụ thể mà chi tiết hóa kế hoạch giảng dạy ra từng tháng và từng tuần cho thích hợp.

5. Lấy việc giáo dục chính trị tư tưởng làm gốc, đó là nguyên tắc căn bản của Nhà trường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy công tác giáo dục chính trị tư tưởng không chỉ hạn chế trong phạm vi 152 giờ học lý thuyết, mà phải tiến hành thường xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phải kết hợp quá trình học tập lý luận cơ bản, học tập thời sự chính sách với việc duy trì nề nếp sinh hoạt tư tưởng trong tổ, trong lớp nhằm đấu tranh chống những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng. Phải sử dụng hình thức thi đua, hoạt động văn hóa và thể dục thể thao vv… gây thành một nếp sống lành mạnh và phong cách xã hội chủ nghĩa trong nhà trường.

Toàn bộ công tác giáo dục chính trị và tư tưởng cho học sinh phải tận dụng hiệu lực giáo dục của Đoàn Thanh niên và Công đoàn, xí nghiệp.

6. Để đảm bảo chất lượng đào tạo cần thiết theo yêu cầu đã đề ra, trong khi áp dụng chương trình này, các Bộ, các Ngành, các địa phương và các trường lớp, cần:

a) Dành một số thiết bị thực tập cho học sinh thực tập để cho học sinh thực các thao tác cơ bản theo trình tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Việc thực tập của học sinh phải chú ý kết hợp giữa nội dung học thực hành với công việc sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị; sự kết hợp đó phải làm theo quy định của nhiệm vụ giảng dạy và học tập theo chương trình đã đề ra. Phải coi việc học tập là mục đích, là hoạt động chủ yếu của các trường lớp, sản xuất chỉ là phương tiện để đạt yêu cầu mục đích học tập. Tránh tình trạng sử dụng thì giờ học tập của học sinh vào những công việc lao động linh tinh không phục vụ thiết thực cho việc bồi dưỡng kỹ năng kỹ xảo.

b) Trong thời gian đầu cố gắng bố trí hướng dẫn thực hành tập trung có giáo viên chuyên trách, để thống nhất các thao tác mẫu, thống nhất phương pháp làm việc và bảo đảm an toàn lao động, sau đó lại cho học sinh đi thực tập kèm theo với công nhân.

Trong các giai đoạn thực hành, cần định kỳ đổi máy đổi việc, để học sinh được làm việc trên nhiều máy khác nhau hoặc nhiều công việc khác nhau của nghề học để khi ra trường khỏi bỡ ngỡ khi gặp công việc mới hoặc máy mới.

c) Kết hợp với thực tập và phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, tổ chức cho giáo viên và học sinh tự chế lấy giáo cụ trực quan, dụng cụ và thiết bị thực tập dùng trong giảng dạy và học tập.

d) Chú ý giao bản vẽ và có yêu cầu định mức thời gian kỹ thuật từ thấp đến cao khi giao nhiệm vụ thực tập sản xuất cho học sinh. Lấy việc kiểm tra kỹ thuật (QTK) và căn cứ vào việc bảo đảm thời gian định mức để đánh giá chất lượng bài tập của học sinh và ghi vào sổ bài tập để theo dõi.

e) Trong quá trình giảng dạy cần tăng cường việc giáo cụ trực quan, giảng dạy tại xưởng, giảng dạy lý thuyết đi đôi với thao tác mẫu, thí nghiệm và kiến tập (học tập qua tham quan) để làm cho học sinh nắm vững kiến thức.

g) Cần chú ý chọn những các bộ kỹ thuật, kỹ sư, công nhân lành nghề vừa có trình độ lý thuyết giỏi, vừa có trình độ thực tế khá, có tư cách đạo đức tốt để giảng dạy. Đối với các môn lý thuyết chuyên môn, cố gắng chọn những giáo viên vừa giảng dạy lý thuyết vừa hướng dẫn thực hành ở xưởng.

Đối với môn chính trị: cần mời những giáo viên đã học qua chương trình sơ cấp ở các Trường Đảng trường các đoàn thể của ngành ở trung ương hay ở tỉnh mở hoặc các lớp tại chức.

h) Trong khi chờ đợi có một chương trình thực tập cơ bản và tài liệu giảng dạy cho công nhân cơ khí, các Bộ, các Ngành căn cứ vào mục tiêu yêu cầu đào tạo đã đề ra tổ chức biên soạn để giảng dạy.

Nội dung biên soạn phải bảo đảm tỷ lệ thời gian giữa các môn học và thời gian cụ thể của từng bài mục. Nội dung biên soạn phải căn cứ vào yêu cầu chung của từng chương trình và yêu cầu riêng của từng chương trong mỗi chương trình. Chú ý tham khảo những kinh nghiệm phương pháp sản xuất tiên tiến của các nước bạn nhất là Liên Xô; Trung Quốc, những kinh nghiệm sáng kiến hợp lý hóa sản xuất cải tiến kỹ thuật nẩy nở trong các phong trào thi đua đã được phân tích xác minh mà vận dụng vào nội dung giảng dạy.

Đối với chương trình toán, lý, hóa cho công nhân, các Bộ, các Ngành dựa vào chương trình bổ túc văn hóa do Bộ Giáo dục xuất bản, quyển toán dành cho công nhân cơ khí (Nhà xuất bản Bộ Công nghiệp nặng và chương trình văn hóa chuyên ngành của Bộ Công nghiệp nặng biên soạn lại cho thích hợp để giảng dạy cho học sinh.

IV. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Chương trình này áp dụng thống nhất cho tất cả cả trường và lớp đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu bậc 2/7;

a) Các Bộ các ngành cần đào tạo loại công nhân cơ khí có trình độ cao hơn hoặc thấp hơn bậc 2/7 sẽ căn cứ vào chương trình này mà thêm hoặc bớt nội dung cho thích hợp.

b) Đối với loại công nhân chuyên môn hóa (chỉ biết làm một vài việc trong một dây chuyền sản xuất nhất định như thợ tiện pít- tông, thợ tiện bu lông trên máy Rơ-vôn-ve thợ chuyên phay răng vv…) hiện nay chưa biên soạn được chương trình thống nhất cho từng loại riêng, các Bộ các ngành có đào tạo loại công nhân nói trên sẽ căn cứ vào chương trình này mà chọn nội dung giảng dạy thích hợp, nhưng phải bảo đảm tính hệ thống và hoàn chỉnh của kiến thức. Ví dụ: Thợ chuyên tiện pit-tông, séc măng có thể không cần học chương trình tiện răng, nhưng các công việc tiện khác đều phải học và làm được. Việc đào tạo loại công nhân này chỉ áp dụng trong trường hợp xí nghiệp tự đào tạo để bổ sung vào một dây chuyền sản xuất nào đó của xí nghiệp mà thôi. Còn việc đào tạo để bổ sung cho xí nghiệp khác, cho kế hoạch dự trữ đều phải bảo đảm học đầy đủ theo chương trình này.

c) Đối với công nhân nguội sửa chữa, yêu cầu cần trước hết phải thông thạo các công vệc của thợ nguội, chế tạo, sau đó mới đi sâu vào sủa chữa. Nội dung chương trình nguội biên soạn lần này nhằm đào tạo lại công nhân nguội vừa biết chế tạo vừa biết sửa chữa máy công cụ. Các Bộ, các ngành cần đào tạo các loại công nhân khác: nguội lắp ráp, sửa chữa cơ giới kiến trúc, sửa chữa máy móc khai thác vv… các Bộ sẽ căn cứ vào chương trình này mà sửa đổi nội dung cho thích hợp.

2. Để đảm bảo thực hiện thống nhất chương trình, các Bộ, các Ngành các địa phương, các trường lớp không được tự ý sửa đổi. Nếu xét thấy cần phải sửa đổi hoặc cải tiến một số điểm trong chương trình có ảnh hưởng đến mục tiêu yêu cầu đào tạo, các Bộ, các ngành phải trao đổi thống nhất vớ Bộ Lao động trước khi thi hành và chỉ có Hội đồng thẩm duyệt chương trình thành lập theo Quyết định số 368-TTg ngày 13-9-1961 của Thủ tướng Chính phủ mới có quyền sửa đổi toàn bộ nội dung chương trình này.

3. Do yêu cầu của cuộc cách mạng kỹ thuật, việc thống nhất chương trình đào tạo công nhân là một bước cải cách lớn về nội dung giảng dạy của các trường, lớp đào tạo công nhân. Quá trình áp dụng thống nhất chương trình sẽ gặp nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi các trường lớp, giáo viên phải sửa đổi lại nội dung và kế hoạch giảng dạy. Vì vậy các Bộ, các ngành, các địa phương chú ý lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ việc áp dụng chương trình này; cần làm cho các trường lớp, giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc thống nhất chương trình; đề phòng tư tưởng ngại khó, bảo thủ, sùng bái với nội dung chương trình cũ, nhưng lý luận và thao tác lỗi thời không phù hợp với yêu cầu sản xuất và kỹ thuật hiện nay.

Việc chỉ đạo áp dụng cần có kế hoạch hướng dẫn cụ thể. Đối với những lớp sắp tốt nghiệp thì vẫn áp dụng theo chương trình cũ. Đối với những lớp đã học xong hoặc sắp xong phần lý thuyết còn tiếp tục học thực hành trong sản xuất cần nghiên cứu bổ sung thêm những nội dung của chương trình mới mà chương trình cũ chưa học hoặc học ít.

Đối với những lớp đang học, nguyên tắc là phải áp dụng theo chương trình này, nhưng đối với những vấn đề đã học qua thì chỉ bổ sung thêm mà không đặt vấn đề học lại.

Đối với những lớp đào tạo công nhân cơ khí khai giảng từ sau ngày chương trình được ban hành, nhất thiết phải áp dụng thống nhất theo chương trình này.

4. Nhiệm vụ chỉ đạo và theo dõi áp dụng chương trình trong các xí nghiệp, công trường và các trường lớp là do các Bộ, các ngành chủ quản chịu trách nhiệm chính. Vì vậy đề nghị các Bộ, các Tổng cục cần có kế hoạch bổ sung và tkăng cường lực lượng cán bộ chuyên trách về công tác đào tạo để có thể đủ khả năng giúp các trường, lớp áp dụng chương trình được đầy đủ và đảm bảo chất lượng đào tạo.

Ở các địa phương, Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh cần tăng cường công tác của các Sở. Ty, Phòng trong việc kiểm tra theo dõi hướng dẫn việc áp dụng chương trình trong các trường, lớp đào tạo công nhân của các Bộ, các ngành và của địa phương.

Trên đây là một số vấn đề cụ thể nhằm để đảm bảo thống nhất việc áp dụng chương trình đào tạo công nhân cơ khí. Trong quá trình áp dụng, đề nghị các Bộ, các ngành, các địa phương và các trường, lớp phản ánh những khó khăn, mắc mứu và những ý kiến cần bổ sung với Bộ Lao động để ngiên cứu giải quyết kịp thời.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Quỳ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 03-LĐ-TT năm 1963 hướng dẫn áp dụng các chương trình đào tạo công nhân cơ khí (tiện, nguội, phay, bào, gò, hàn, rèn, đúc, mộc mẫu, điện xí nghiệp) tại các trường, lớp đào tạo công nhân theo yêu cầu bậc 2/7 do Bộ Lao động ban hành.

  • Số hiệu: 03-LĐ-TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 19/03/1963
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động
  • Người ký: Bùi Quỳ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 11
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản