Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2010/TT-BTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2010 |
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 (sau đây gọi tắt là “Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính”);
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;
Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như sau:
Điều 1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là “Nghị định 41/2009/NĐ-CP”).
Điều 3. Nguyên tắc xác định đối tượng bị xử phạt
1. Trường hợp Nghị định 41/2009/NĐ-CP quy định đối tượng bị xử phạt là tổ chức thì đối tượng bị xem xét, áp dụng các hình thức xử phạt là tổ chức; quy định đối tượng bị xử phạt là cá nhân thì đối tượng bị xem xét, áp dụng các hình thức xử phạt là cá nhân;
2. Trường hợp Nghị định 41/2009/NĐ-CP quy định đối tượng bị xử phạt là tổ chức hoặc cá nhân thì đối tượng chính bị xem xét, áp dụng các hình thức xử phạt trước tiên là tổ chức. Các cá nhân có liên quan chỉ bị xem xét, áp dụng các hình thức xử phạt khi:
a) Hành vi vi phạm hành chính là lỗi trực tiếp của cá nhân hoặc do cá nhân là người trực tiếp đưa ra quyết định;
b) Hành vi vi phạm hành chính do cá nhân không tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy định quản lý nội bộ của tổ chức, chỉ đạo bằng văn bản của lãnh đạo cấp trên.
Điều 4. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt
Đối với hành vi vi phạm áp dụng khung mức phạt hoặc khung thời gian áp dụng hình phạt bổ sung, người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành để quyết định mức phạt hoặc thời gian phạt cụ thể.
Điều 5. Một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 41/2009/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Điểm b, khoản 3, Điều 12 Nghị định 41/2009/NĐ-CP: “Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên” là giao dịch làm thay đổi từ 10% vốn điều lệ thực góp trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Điểm a, điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 41/2009/NĐ-CP: “Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm” và "Thông tin làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm khác”, là việc:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đã được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ Tài chính cấp cho doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thông tin, quảng cáo sai sự thật về điều kiện bảo hiểm quy định tại quy tắc và điều khoản sản phẩm bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn (hoặc đã được doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký, báo cáo với Bộ Tài chính);
c) Doanh nghiệp bảo hiểm có thông tin làm ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, bao gồm cả các thông tin ảnh hưởng đến uy tín, thông tin dẫn đến sự hiểu nhầm của khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác từ đó tác động không tốt đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Các thông tin, quảng cáo nêu trên có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: thông tin, quảng cáo chính thức trên văn bản, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang điện tử và các hình thức khác.
3. Điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 41/2009/NĐ-CP: “Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác”, là việc doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa để khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác huỷ, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm này.
4. Điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 41/2009/NĐ-CP: “Không công khai và minh bạch trong bán hàng làm cho khách hàng hiểu sai về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp”, là việc:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp đầy đủ thông tin về quy tắc và điều khoản sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp được phép triển khai, thông tin về hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa doanh nghiệp và khách hàng, các thông tin khác liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng khi tham gia bảo hiểm.
b) Doanh nghiệp bảo hiểm không tuân thủ các quy định khác về công khai và minh bạch trong bán hàng theo quy định của pháp luật.
5. Điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 41/2009/NĐ-CP:“Phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro”, là việc doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng mức phí hoặc điều kiện bảo hiểm khác nhau cho các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.
6. Điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 41/2009/NĐ-CP: “Dùng ảnh hưởng của mình để yêu cầu, ngăn cản hoặc ép buộc đơn vị cấp dưới hoặc những người có liên quan phải tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm dưới mọi hình thức”, là việc tổ chức, cá nhân, cơ quan chủ quản, chủ đầu tư sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, hành chính, kinh tế hoặc các biện pháp khác để yêu cầu, ngăn cản hoặc ép buộc đơn vị cấp dưới hoặc những người có liên quan phải tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm nhất định, không tuân thủ các quy định về cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 6. Các hành vi vi phạm khác thực hiện theo quy định tại Nghị định 41/2009/NĐ-CP.
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Nghị định 41/2009/NĐ-CP.
2. Chánh Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính có quyền:
a. Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Nghị định 41/2009/NĐ-CP;
b. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định 41/2009/NĐ-CP.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do mình ban hành.
Điều 8. Phối hợp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, nếu phát hiện có vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, các cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra phải chuyển giao hồ sơ vi phạm cho Chánh Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm để xem xét, xử phạt theo quy định tại Nghị định 41/2009/NĐ-CP và Thông tư này.
Điều 9. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Lập biên bản vi phạm hành chính
a) Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản đối với vi phạm hành chính mà mình phát hiện và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
b) Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản, người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có) ký; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
c) Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
2. Thời hạn ra quyết định xử phạt
a) Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định;
b) Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản;
c) Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn một lần không quá 30 ngày và việc gia hạn không quá hai lần.
3. Quyết định xử phạt
a) Mẫu quyết định xử phạt quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
b) Khi quyết định xử phạt tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
c) Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
d) Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
đ) Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
4. Thủ tục nộp tiền phạt
a) Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
b) Tiền phạt thu được phải nộp vào Ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.
5.Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
a) Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.
b) Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
6. Trả lại hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Trong trường hợp hồ sơ vụ vi phạm đã được cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xử lý, nhưng xét thấy hành vi vi phạm không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm mà có dấu hiệu vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải ra quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm cho Chánh Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm và trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phải gửi hồ sơ vụ vi phạm đó cùng với quyết định cho Chánh Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm để xem xét ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
7. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
b) Quá thời hạn được quy định tại điểm a khoản 7 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
8. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Điều 10. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Về hành vi.....
Hôm nay, hồi.......giờ....... ngày.......tháng........năm........ tại................
Chúng tôi gồm :
1. Ông (Bà).............................. Chức vụ: .............. ;
2. Ông (Bà).............................. Chức vụ: .............. ;
........
Với sự chứng kiến của:
1. Ông (Bà)............... Nghề nghiệp/chức vụ ........;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):. .......................;
Giấy chứng minh nhân dân số:....... Ngày cấp:........; Nơi cấp:..............;
2.Ông (Bà)................ Nghề nghiệp/chức vụ:........;
Địa chỉ thường trú:........ ;
Giấy chứng minh nhân dân số:....... Ngày cấp:.......; Nơi cấp:..............;
............................................................ ,
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về ........ đối với:
Ông (bà)/tổ chức: ........Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ..................;
Địa chỉ thường trú (Địa chỉ cơ quan): .............;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD .....
Cấp ngày........ tại ........ ;
Đã có các hành vi vi phạm hành chính sau:
1. ............., đã vi phạm Điều........ khoản........ điểm........ của Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;
2. ………...
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại:
Họ tên:..................... ;
Địa chỉ: ................... ;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD........;
Cấp ngày........ tại .........
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ………..
Ý kiến trình bày của người làm chứng:………..
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):…………
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về:........ để cấp có thẩm quyền giải quyết.
Stt | Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ | Số lượng | Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và 02 bản giao cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: …………..
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …..…..
Biên bản này này gồm........ trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI VI PHẠM | NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
NGƯỜI LÀM CHỨNG (NẾU CÓ) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…. /QĐ-XPHC | ........, ngày....... tháng........ năm........ |
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ …
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Thông tư số …./2010/TT-BTC ngày …. của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do .......... lập hồi ........... giờ........... ngày.........tháng....... năm..........tại.......... ;
Tôi, ...................... Chức vụ:......................;
Đơn vị...................... ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức: ..........;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...........;
Địa chỉ:......................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;
Cấp ngày ........... tại......................;
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt chính:
Phạt tiền với mức phạt là:............ đồng. (Viết bằng chữ: .................).
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):
...........
...........
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính ......... quy định tại Điều....... khoản........ điểm......... của Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
- …………..
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ......................
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức...........phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày....... tháng......... năm......... trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc...........
Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức......... cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số: ........... của Kho bạc Nhà nước........... trong vòng 10 (mười) ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/tổ chức ........... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...... tháng...... năm........
Trong thời hạn 03 (ba) ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:...........để chấp hành;
2. Kho bạc........... để thu tiền phạt;
3....................... .
Quyết định này gồm ........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
- 1Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- 2Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 4Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Nghị định 41/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
- 6Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Thông tư 03/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 41/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 03/2010/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/01/2010
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 55 đến số 56
- Ngày hiệu lực: 26/02/2010
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra