Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02-LĐTBXH-TT | Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 1990 |
Căn cứ Nghị định số 57-HĐBT ngày 24-03-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Để bảo đảm an toàn và đề phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình làm việc và đáp ứng yêu cầu cơ chế quản lý hiện nay trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, thay thế Thông tư số 13-LĐ-TT ngày 29-06-1962 về trang bị bảo hộ lao động của Bộ Lao động.
1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện mà trong quá trình lao động sản xuất - kinh doanh người lao động được trang bị để ngăn ngừa tai nạn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
2. Người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm độc hại đều phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, không phải trả tiền theo đúng chế độ quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc thoả thuận với ngành ban hành bổ sung.
3. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải được sản xuất, nhập khẩu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước đã ban hành.
4. Nếu người lao động bị tai nạn lao động do thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện không đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định thì người sử dụng lao động (giám đốc, hoặc người đứng đầu đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh) phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, hoặc bị truy tố trước pháp luật tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của tai nạn.
II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG PHẢI ĐƯỢC TRANG BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
Người lao động trong khi làm việc phải tiếp xúc với một trong những yếu tố dưới đây phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với những yếu tố vật lý xấu như: nhiệt độ, tiếng ồn, rung chuyển, phóng xạ, điện từ trường, áp suất hoặc các yếu tố vật lý có hại khác.
2. Tiếp xúc với các loại hóa chất độc, hơi khí độc, bụi độc như chì, thuỷ ngân, các loại ba-zơ, các loại oxít hoặc các hóa chất độc khác.
3. Tiếp xúc với các yếu tố sinh học có hại và mức độ vệ sinh hoàn cảnh xấu như:
- Vi khuẩn có hại (gây bệnh truyền nhiễm);
- Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
- Các yếu tố sinh học có hại khác.
4. Tiếp xúc với những máy móc, công cụ lao động hoặc vị trí lao động, tư thế lao động nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động như: vận hành máy cưa đĩa, máy đột dập, máy xén giấy, làm việc trên cao, làm việc trong hầm lò, tiếp xúc với thiết bị điện có điện thế trên 12 vôn, làm việc trên sông nước, trong rừng rậm nhiều gai góc, sên vắt, hoặc điều kiện lao động nguy hiểm khác.
III. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
1. Người lao động làm việc trong các cơ sở quốc doanh hoặc ngoài quốc doanh như: các hợp tác xã, xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; không phân biệt người lao động làm theo hợp đồng lao động hoặc bất kỳ hình thức nào khác và thời gian dài hay ngắn.
2. Cán bộ quản lý thường xuyên đi kiểm tra hiện trường có điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm như nói trên.
3. Học sinh, sinh viên thực tập, học sinh học nghề hoặc công dân làm nghĩa vụ lao động công ích tại các cơ sở nếu có một hay nhiều điều kiện làm việc nguy hiểm độc hại như nói trên thì cơ quan quản lý học sinh, sinh viên, cơ quan điều động hoặc sử dụng công dân có trách nhiệm mua sắm phương tiện bảo vệ cá nhân để cấp phát hoặc cho mượn tuỳ theo tính chất và thời gian sử dụng của từng loại phương tiện bảo vệ.
4. Đối với những đơn vị cơ sở SXKD quá nhỏ có thể chưa có khả năng trang bị đủ áo quần làm việc thông dụng nhưng phải trang bị đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo đảm an toàn, vệ sinh cho người lao động làm việc ở những nơi nguy hiểm, độc hại.
IV. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
1. Đơn vị cơ sở phải hướng dẫn cho người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi giao cho họ và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
2. Người lao động khi được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì bắt buộc phải sử dụng theo đúng quy định trong khi làm việc.
3. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật an toàn cao như găng, ủng, sào cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an toàn, đơn vị cơ sở phải kiểm tra, nghiệm thu theo tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp phát lần đầu cho người lao động và định kỳ kiểm tra thử lại sau thời gian sử dụng, có lập sổ theo dõi, kiểm tra.
Người lao động trước khi sử dụng phải kiểm tra lại các phương tiện bảo vệ cá nhân để đề phòng những trường hợp hư hỏng bất ngờ.
4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân được sử dụng ở những nơi dơ bẩn, dễ gây nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm phóng xạ thì đơn vị, cơ sở phải định kỳ khử trùng, khử độc bằng phương pháp thích hợp, phải lập sổ theo dõi kết quả, ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm tra, thử lại.
5. Căn cứ vào tính chất công việc, tần số sử dụng và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân mà đơn vị, cơ sở SXKD có sự tham gia của đại diện tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động - quy định thời gian sử dụng cho phù hợp.
6. Người lao động làm mất hoặc làm hư hỏng phương tiện bảo vệ cá nhân mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường theo quy định của đơn vị, cơ sở.
V. TRÁCH NHIỆM VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH
1. Căn cứ quy định trong thông tư này, các ngành quản lý, UBND các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị, cơ sở thuộc phạm vi mình quản lý và kiểm tra việc thực hiện.
2. Người đứng đầu các đơn vị, cơ sở có sự tham gia của đại diện tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động, hàng năm có trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm, cấp phát đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; đồng thời báo cáo với Sở lao động - thương binh xã hội để theo dõi chung.
3. Đơn vị, cơ sở có trách nhiệm ký hợp đồng với các cơ quan thương nghiệp hoặc các cơ sở SXKD (trong hoặc ngoài quốc doanh) các phương tiện bảo vệ cá nhân để mua sắm, bảo đảm trang bị đủ và phù hợp với yêu cầu của người lao động trong đơn vị, cơ sở mình theo đúng chế độ và tiêu chuẩn quy định.
4. Đơn vị cơ sở không được cấp tiền để thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
5. Các Sở lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hướng dẫn, đôn đốc thanh tra các cơ sở (kể cả Trung ương, địa phương, trong và ngoài quốc doanh) thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này có gì khó khăn, mắc mứu, đề nghị các Bộ, các ngành, địa phương, cơ sở phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.
Trần Hiếu (Đã ký) |
- 1Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
Thông tư 02-LĐTBXH-TT năm 1990 về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 02-LĐTBXH-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/01/1990
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Trần Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/02/1990
- Ngày hết hiệu lực: 12/06/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra