- 1Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT về sửa đổi tên và Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 4Luật giáo dục đại học 2012
- 5Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 6Nghị định 141/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học
- 7Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 8Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 1Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2019/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2019 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
1. Điểm c khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"c) Các trường có thủ tục sơ tuyển; các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc có môn thi năng khiếu kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia (sau đây gọi chung là các trường đặc thù): xác định và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và một số phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa đối với các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt; thực hiện quy trình xét tuyển quy định tại khoản 5 Điều 13 của Quy chế này."
2. Khoản 3 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành) phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh; thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Đối với các ngành đào tạo giáo viên, các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng nếu trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT hoặc kết hợp giữa điểm của trường tổ chức sơ tuyển hoặc thi tuyển với điểm thi THPT quốc gia và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập THPT phải tương đương với các ngưỡng theo quy định của quy chế này. Cụ thể:
- Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng điểm thi THPT quốc gia của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.
- Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ đại học: Đối với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học tối thiểu là 8,0 trở lên.
Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 trở lên;
Các ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế, tối thiểu là 5,0 trở lên.
- Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ cao đẳng, trung cấp các ngành đào tạo giáo viên tối thiểu là 6,5 trở lên.
Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, Sư phạm Thể dục thể thao tối thiểu là 5,0 trở lên.”
3. Điểm a khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong một năm kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh theo khối ngành (Phụ lục kèm theo)."
4. Gạch đầu dòng thứ 5, điểm b khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.";
5. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành sau để các trường xây dựng phương án xét tuyển:
a) Các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp;
b) Các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng đào tạo trình độ đại học."
6. Điểm a, khoản 3 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"a) Trước khi thí sinh làm thủ tục ĐKXT, các trường công bố các thông tin cần thiết lên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh ĐKXT: mã số trường, mã số ngành, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành, tổ hợp xét tuyển, quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp, các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển và các quy định khác không trái với quy định của Quy chế này; nhập đầy đủ các thông tin về tuyển sinh của trường lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trong thời hạn quy định. Riêng ngưỡng điểm nhận ĐKXT có thể quy định sau khi có kết quả thi THPT quốc gia và phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Quy chế này; thực hiện quy trình xét tuyển theo quy định tại khoản 5 điều này.”
7. Điểm e khoản 5 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"e) Các trường tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi, tổng hợp kết quả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và quyết định dừng xét tuyển hay tiếp tục xét tuyển bổ sung."
8. Khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên; các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng như sau:
a) Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên:
- Trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên; ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao xét tuyển các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên.
- Trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao, Sư phạm Thể dục thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên.
b) Đối với các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng trình độ đại học: xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi vào các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học; xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên vào các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng."
9. Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 19 như sau:
"d) Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định của trường. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được hiểu là từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác; thí sinh xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi vào một trường và không được tham gia xét tuyển ở các trường khác."
Điều 2. Bỏ cụm từ "Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến" tại điểm a khoản 2 Điều 7; thay thế cụm từ "thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ "bằng" thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ" tại điểm i khoản 2 Điều 7; thay thế cụm từ "Ủy ban TDTT" bằng "Tổng cục TDTT" tại điểm b khoản 3 Điều 7; thay thế cụm từ "các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn" bằng cụm từ "các thôn, xã đặc biệt khó khăn" tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 4 Điều 7;
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2019.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc sở giáo dục, khoa học và công nghệ; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng, Hiệu trưởng trường trung cấp tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
(Cơ quan chủ quản)……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
1. Thông tin chung (tính đến thời điểm xây dựng Đề án)
1.1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở (trụ sở chính và phân hiệu) và địa chỉ trang thông tin điện tử của trường
1.2. Quy mô đào tạo
Khối ngành/ Nhóm ngành* | Quy mô hiện tại | |||||||
NCS | Học viên CH | ĐH | CĐSP | TCSP | ||||
GD chính quy | GDTX | GD chính quy | GDTX | GD chính quy | GDTX | |||
Khối ngành/ Nhóm ngành I * - Ngành 1 - Ngành 2 …… | ||||||||
Khối ngành II | ||||||||
Khối ngành III | ||||||||
Khối ngành IV | ||||||||
Khối ngành V | ||||||||
Khối ngành VI | ||||||||
Khối ngành VII | ||||||||
Tổng (ghi rõ cả số NCS, học viên cao học, SV ĐH, CĐSP, TCSP) |
Khối ngành/Nhóm ngành I *: Nhóm ngành đào tạo giáo viên, kê khai theo ngành
1.3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất
1.3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)
1.3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất (nếu lấy từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia)
Khối ngành/ Ngành/ Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển | Năm tuyển sinh -2 | Năm tuyển sinh -1 | ||||
Chỉ tiêu | Số trúng tuyển | Điểm trúng tuyển | Chỉ tiêu | Số trúng tuyển | Điểm trúng tuyển | |
Khối ngành/ Nhóm ngành I* - Ngành 1 Tổ hợp 1: Tổ hợp 2: Tổ hợp 3: ……… - Ngành 2 - Ngành 3 - Ngành 4 ……… | ||||||
Khối ngành II | ||||||
Khối ngành III | ||||||
Khối ngành IV | ||||||
Khối ngành V | ||||||
Khối ngành VI | ||||||
Khối ngành VII | ||||||
Tổng |
- Khối ngành/ Nhóm ngành I*: Kê khai theo ngành
- Nếu tuyển sinh năm 2019 thì “Năm tuyển sinh -2”: là năm tuyển sinh 2017; “Năm tuyển sinh -1”: là năm tuyển sinh 2018
2. Các thông tin của năm tuyển sinh
2.1. Đối tượng tuyển sinh
2.2. Phạm vi tuyển sinh
2.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)
2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành/Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp: các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển...
2.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo...
2.8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;...
2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển...
2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển...
2.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)
2.11. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)....
3. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm
3.1. Tuyển sinh bổ sung đợt 1:
3.2. Tuyển sinh bổ sung đợt 2:
3.3. Tuyển sinh bổ sung đợt 3:
………
4. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng
4.1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:
4.1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:
- Tổng diện tích đất của trường;
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu, thư viện, trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập)
- Số chỗ ở ký túc xá sinh viên (nếu có).
4.1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị
TT | Tên | Danh mục trang thiết bị chính |
1. | Phòng thực hành ... | - Tên thiết bị 1: - Tên thiết bị 2: - ………………… |
2. | Phòng thí nghiệm... | - Tên thiết bị 1: - Tên thiết bị 2; - ………………… |
… | ……… |
4.1.3. Thống kê phòng học
TT | Loại phòng | Số lượng |
1. | Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ | |
2. | Phòng học từ 100 - 200 chỗ | |
3. | Phòng học từ 50 - 100 chỗ | |
4. | Số phòng học dưới 50 chỗ | |
... | Số phòng học đa phương tiện |
4.1.4. Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo...sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện
TT | Khối ngành đào tạo/Nhóm ngành | Số lượng |
1. | Khối ngành/Nhóm ngành I | |
2. | Khối ngành II | |
3. | Khối ngành III | |
4. | Khối ngành IV | |
5. | Khối ngành V | |
6. | Khối ngành VI | |
7 | Khối ngành VII |
4.2. Danh sách giảng viên cơ hữu
Khối ngành/ Nhóm ngành | GS.TS/ GS.TSKH | PGS.TS/ PGS.TSKH | TS | ThS | ĐH | CĐ |
Khối ngành/ Nhóm ngành I |
|
|
|
|
|
|
Ngành 1... | ||||||
Nguyễn Văn A | X | |||||
Lê Văn B | X | |||||
Hoàng Văn C | X | |||||
Ngành 2... | ||||||
………… | ||||||
Tổng của khối ngành/Nhóm ngành | ||||||
Khối ngành II | ||||||
………… | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành III | ||||||
………… | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành IV | ||||||
………… | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành V | ||||||
………… | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành VI | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành VII | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
GV các môn chung | ||||||
……….. | ||||||
Tổng số giảng viên toàn trường |
4.3. Danh sách giảng viên thỉnh giảng
Khối ngành/ Nhóm ngành | GS.TS/ GS.TSKH | PGS.TS/ PGS.TSKH | TS | ThS | ĐH | CĐ |
Khối ngành/ Nhóm ngành 1 |
|
|
|
|
|
|
Ngành 1... | ||||||
Nguyễn Văn D | X | |||||
Lê Văn E | X | |||||
Hoàng Văn F | X | |||||
Ngành 2... | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành/nhóm ngành I | ||||||
Khối ngành II | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành III | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành IV | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành V | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành VI | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
Khối ngành VII | ||||||
……….. | ||||||
Tổng của khối ngành | ||||||
……….. | ||||||
Tổng số giảng viên toàn trường |
5. Tình hình việc làm (thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất)
Nhóm ngành | Chỉ tiêu Tuyển sinh | Số SV/HS trúng tuyển nhập học | Số SV/HS tốt nghiệp | Trong đó số SV/HS tốt nghiệp đã có việc làm trong 1 năm kể từ khi tốt nghiệp | ||||||||
ĐH | CĐSP | TCSP | ĐH | CĐSP | TCSP | ĐH | CĐSP | TCSP | ĐH | CĐSP | TCSP | |
Khối ngành/Nhóm ngành | ||||||||||||
Khối ngành II | ||||||||||||
Khối ngành III | ||||||||||||
Khối ngành IV | ||||||||||||
Khối ngành V | ||||||||||||
Khối ngành VI | ||||||||||||
Khối ngành VII | ||||||||||||
Tổng |
6. Tài chính
- Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường;
- Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh.
Cán bộ kê khai | Ngày……tháng năm 201 |
- 1Công văn 1219/BGDĐT-KHTC hướng dẫn kinh phí Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và thu giá dịch vụ tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, trình độ đại học hệ chính quy năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 1907/QĐ-BGDĐT năm 2018 thu hồi Quyết định 1475/QĐ-BGDĐT về phê duyệt Đề án Đổi mới thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 01/2019/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 1316/BGDĐT-GDĐH thông báo hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 753/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2019 về báo cáo tình hình thực hiện Thông tư 13/2017/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 1Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT về sửa đổi tên và Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT năm 2019 hợp nhất Thông tư về Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 4Luật giáo dục đại học 2012
- 5Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 6Nghị định 141/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học
- 7Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 8Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 9Công văn 1219/BGDĐT-KHTC hướng dẫn kinh phí Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và thu giá dịch vụ tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, trình độ đại học hệ chính quy năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Quyết định 1907/QĐ-BGDĐT năm 2018 thu hồi Quyết định 1475/QĐ-BGDĐT về phê duyệt Đề án Đổi mới thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Thông tư 01/2019/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Công văn 1316/BGDĐT-GDĐH thông báo hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Công văn 753/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2019 về báo cáo tình hình thực hiện Thông tư 13/2017/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT; đã được sửa đổi tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 02/2019/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/02/2019
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Lê Hải An
- Ngày công báo: 27/03/2019
- Số công báo: Từ số 363 đến số 364
- Ngày hiệu lực: 15/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực