Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ NÔNG LÂM | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 01-TT/LB | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 1958 |
GIẢI THÍCH VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN THƯỞNG CHO NGƯỜI PHÁT HIỆN CÁC VỤ PHẠM PHÁP LÂM NGHIỆP
Kính gửi: | - Các Ủy ban hành chính liên khu, Khu, tỉnh, thành |
Liên bộ đã ban hành Nghị định số 01-NĐ/LB ngày 06-1-1958 quy định chế độ tiền thưởng cho những người phát hiện được các vụ phạm pháp lâm nghiệp.
Liên bộ giải thích thêm tinh thần Nghị định đó để khi áp dụng được dễ dàng.
Ban hành chế độ tiền thưởng là để khuyến khích và bồi dưỡng mọi người tham gia kiểm soát việc khai thác trái phép và vận chuyển lâm sản lậu, nhằm thực hiện tốt chính sách bảo vệ rừng và chống thất thu, giúp cho cơ quan và cán bộ nhân viên có trách nhiệm dễ dàng làm nhiệm vụ của mình. Đối với cán bộ lâm nghiệp, những việc bài trừ các vụ phạm pháp là trách nhiệm nghiệp vụ chung của ngành mình do đó không đặt vấn đề thưởng tiền.
Việc phát hiện các vụ phạm pháp lâm nghiệp có trường hợp dễ dàng ít thì giờ công phu theo dõi, có trường hợp khó khăn, tốn nhiều thì giờ công phu theo dõi, cũng có trường hợp khó khăn đặc biệt hoặc nguy hiểm. Để khen thưởng thích đáng cho từng trường hợp nên quy định làm 3 mức để thưởng.
1. Từ 5 đến 10% đối với những vụ phát hiện dễ dàng mất ít thì giờ theo dõi. Thí dụ một người chở đò hay một thuyền chài đang làm nhiệm vụ của mình, để ý thấy có bè lâm sản vượt trạm không trình kiểm điểm, người đó lên báo cho trạm giữ lại được, như vậy là vụ phát hiện dễ dàng vì người phát hiện không mất nhiều thì giờ công sức theo dõi.
2. Từ 10 đến 20% đối với những vụ phát hiện khó khăn mất nhiều thì giờ công phu theo dõi thí dụ: có người biết một cái bè đậu cách trại kiểm thu dăm ba cây số, khả nghi chủ bè có thủ đoạn chờ đêm khuya vượt trạm, người đó đã báo cho trạm và giúp sức trạm theo dõi đến khi bắt được bè, hoặc tự mình cố gắng theo dõi đến khi bè trốn báo cho trạm kiểm thu bắt được.
Những vụ phát hiện tương tự mất thì giờ như vậy, quan niệm là vụ phát hiện khó khăn, vì người phát hiện phải tập trung nhiều thì giờ công sức, mới phát hiện được, có khi theo dõi hàng nữa ngày, hàng ngày, có khi phải thức đêm lâu để theo dõi, có khi phải bỏ cả công việc riêng của mình để theo dõi.
3. Từ 20 đến 40% đối với những vụ phát hiện đặc biệt. Nghĩa là người phát hiện phải mất rất nhiều thì giờ, rất nhiều công sức, có khi phải theo dõi từ thật xa, nội dung vụ gian lậu phức tạp phải điều tra nghiên cứu lâu mới phát hiện được, hoặc những vụ có tính chất nguy hiểm.
Tùy theo nội dung tính chất của vụ phạm pháp và công lao thực tế của người phát hiện mà Trưởng ty Nông lâm hay Lâm nghiệp sẽ xét mức độ tiền thưởng thích đáng, đề nghị Ủy ban tỉnh duyệt y, sau đó sẽ trích tiền phạt cấp cho người được quyền hưởng. Hàng tháng các Ty lập bảng kê tổng số tiền thưởng gửi về Bộ, tuyệt đối các trạm lâm nghiệp hay ủy nhiệm thu không được tự động trích cấp tiền thưởng.
Chỉ những vụ phát hiện mà đương sự bị phạt mới có tiền thưởng, tiền thưởng sẽ tính trên số tiền phạt không tính trên số tiền bán lâm sản mà đương sự phải trả theo thường lệ. Thí dụ: một bè gỗ chở 80 cây. Trong đó 50 cây hợp lệ còn 30 cây phạm pháp bị xử lý như sau:
Tiền bán lâm sản của 30 cây phạm pháp = 80.000 đ
Tiền phạt (gấp 3 lần tiền bán) 240.000 đ
Tiền thù lao về canh giữ 10.000 đ
Tổng cộng đương sự phải nộp 330.000 đ.
Khi tính tiền thưởng chỉ lấy 240.000 đồng nhân với tỉ lệ thưởng 5 - 40% (tùy theo mức thưởng) không phải nhân cả với 330.000 đồng. Nếu số gỗ đó bị phạt tịch thu đem bán được 350.000 đồng thì khi tính tiền thưởng sẽ trích từ 80.000 đồng tiền bán và 10.000 đồng tiền thù lao canh giữ, còn 260.000 đồng đem nhân với tỉ lệ tiền thưởng.
Để tránh sự lợi dụng, các biên bản phạm pháp phải nêu rõ các trường hợp vi phạm. Phải tôn trọng đúng nguyên tắc quyền hạn xử lý đã quy định, tránh tình trạng các trạm lâm nghiệp hay ủy nhiệm thu tự mình xử lý các vụ phạm pháp mà chưa có sự đồng ý của Ủy ban tỉnh. Chỉ có Ủy ban hành chính tỉnh mới có quyền quyết định việc cấp giấy tiền thưởng và Ủy ban cần phải xét từng trường hợp rất kỹ càng trước khi quyết định để việc cấp tiền thưởng được chính xác và có tác dụng tốt.
Những hành động cố ý khai thác không đúng sự thật để tăng tiền thưởng quá mức hoặc để hưởng tiền thưởng một cách không chính đáng đều coi là hành động phạm pháp.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM |
- 1Nghị định 01-NĐ/LB năm 1958 về chế độ tiền thưởng cho người phát hiện các vụ phạm pháp lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông Lâm- Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành.
- 2Thông tư 03-TT/LB năm 1957 về việc giải quyết thù lao về canh giữ lâm sản phạm pháp do Bộ Nông Lâm- Bộ Tư Pháp- Bộ Tài Chính ban hành.
- 3Thông tư 12-TT năm 1957 về kế hoạch lãnh đạo bảo vệ rừng trong khai thác do Bộ Nông lâm ban hành
Thông tư 01-TT/LB năm 1958 về chế độ tiền thưởng cho người phát hiện các vụ phạm pháp lâm nghiệp do Bộ Nông Lâm- Bộ Tài Chính ban hành.
- Số hiệu: 01-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/01/1958
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Nông lâm
- Người ký: Lê Duy Trinh, Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra