Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-TC-TT

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 1965

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT NGHỊ SỐ 37-NQ-TVQH NGÀY 20-11-1964 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ THÔNG TƯ SỐ 125-TTG-TN NGÀY 31-12-1964 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ SÁT SINH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Kính gửi: các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính các khu tự trị, thành phố, tỉnh,

Căn cứ quyết nghị số 37-NQ-TVQH ngày 20-11-1964 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và thông tư số 125-TTg-TN ngày 31-12-1964 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi chính sách thuế sát sinh, Bộ Tài chính hướng dẫn cách thi hành cụ thể như sau:

I. VIỆC THU THUẾ SÁT SINH THEO ĐẦU CON VẬT GIẾT THỊT

Việc thu thuế sát sinh theo đầu con vật giết thịt áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp tư nhân giết thịt súc vật tự mình chăn nuôi hoặc được phép ghép tem phiếu lại để mổ thịt một con vật chia nhau ăn;

- Trường hợp các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp, tổ hợp tác tiểu thương, các cơ quan xí nghiệp, công trường, lâm trường, nông trường, đơn vị vũ trang giết súc vật tự mình chăn nuôi;

- Trường hợp hợp tác xã mua bán xã được giao nhiệm vụ giết thịt để phân phối điều hòa trong nông thôn (nếu hợp tác xã mua bán xã làm ủy thác bán thịt của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm thì thuế sát sinh do Mậu dịch quốc doanh nộp).

Trong khi chờ đợi thu quốc doanh vào thương nghiệp kinh doanh thịt, Mậu dịch quốc doanh thực phẩm, các Công ty ăn uống, các cửa hàng ăn uống của Mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán huyện giết súc vật để bán thịt cho người tiêu thụ vẫn tiếp tục nộp thuế sát sinh 10% theo trọng lượng thịt (kể cả lòng) và giá bán thịt của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm như trước đây.

Trường hợp Mậu dịch quốc doanh thực phẩm giao súc vật sống cho các đơn vị vũ trang, công trường, nông trường, lâm trường v.v… đưa về đơn vị giết thịt thì Mậu dịch quốc doanh thực phẩm sẽ nộp thuế sát sinh theo trọng lượng thịt (kể cả lòng) rồi sẽ tính số thuế đó vào giá bán súc vật cho đơn vị mua coi như trường hợp bán thịt xô cho đơn vị mua.

II. VIỆC GIẢM THUẾ VÀ TRẢ TIỀN THUẾ SÁT SINH CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI

a) Mức giảm thuế:

- Cần phân biệt hai mức giảm thuế như sau:

1. Việc giảm thuế sát sinh 15% ở đồng bằng (20% ở miền núi) áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Người chăn nuôi (kể cả hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công, tổ hợp tác tiểu thương…) bán súc vật cho Nhà nước và được dành lại một phần thịt để sử dụng;

- Người chăn nuôi bán súc vật cho Nhà nước và theo kế hoạch phân phối của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm giao súc vật sống tại chuồng cho các đơn vị vũ trang, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, hợp tác xã mua bán xã đưa về đơn vị giết thịt;

- Nhiều người chăn nuôi được phép ghép tem phiếu lại để mổ thịt một con vật chia nhau ăn.

2. Việc giảm thuế sát sinh 10% ở đồng bằng, (15% ở miền núi) áp dụng trong các trường hợp:

- Các tổ chức hợp tác và tư nhân giết súc vật tự mình chăn nuôi;

- Các trường hợp các quán ăn tập thể của các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, trường học, các đơn vị vũ trang giết súc vật cho cán bộ, công nhân viên lao động ngoài giờ chính quyền chăn nuôi với vốn vay của Ngân hàng hay là vốn của từng cá nhân góp lại.

b) Việc giảm miễn thuế sát sinh đối với súc vật bị tai nạn phải mổ thịt:

- Trường hợp do lụt, bão, cháy nhà, súc vật bị chết hay bị thương phải mổ thịt thì người chăn nuôi được miễn hẳn thuế sát sinh;

- Các trường hợp khác như súc vật bị hổ vồ, rắn cắn, sa hố, bị nắng, rét phải mổ thịt thì việc giảm thuế sát sinh sẽ do Ủy ban hành chính các huyện quy định căn cứ vào mức độ thiệt hại.

Nếu người khác mua súc vật bị tai nạn về mổ thịt bán thì phải nộp thuế sát sinh vào toàn bộ con vật theo mức trâu bò 18 đồng, lợn 6 đồng, dê 3 đồng một con.

c) Về việc giảm thuế sát sinh đối với súc vật giết thịt trong các đám ma, đám cưới ở miền núi, Liên bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc trung ương quy định trong thông tư riêng.

d) Cơ sởđểtính tỷ lệ giảm thuế sát sinh: Để đơn giản thủ tục kế toán, để việc tính toán ở xã được dễ dàng, tỷ lệ giảm thuếsát sinh cho người chăn nuôi trong cả hai trường hợp bán súc vật cho Nhà nước hay tự mổ thịt con vật đều thống nhất tính trên mức thuế cố định (trâu bò 18 đồng, lợn 6 đồng, dê 3 đồng một con).

Mức giảm thuế sát sinh cụ thể như sau:

- Trường hợp bán súc vật cho Nhà nước, người chăn nuôi được giảm:

Ở đồng bằng: Trâu, bò : 2đ70 một con

Lợn : 0,90 -

Dê : 0,45 -

Ở miền núi: Trâu, bò : 3đ60 một con

Lợn : 1,20 -

Dê : 0,60 -

Trường hợp tự mổ thịt thì người chăn nuôi được giảm:

Ở đồng bằng: Trâu, bò : 1đ80 một con

Lợn : 0,60 -

Dê : 0,30 -

Ở miền núi: Trâu, bò : 2,70 một con

Lợn : 0,90 -

Dê : 0,45 -

e) Các trường hợp không được giảm miễn thuế sát sinh:

- Trường hợp mua súc vật về để mổ thịt hoặc chăn nuôi con vật dưới bốn tháng đem mổ thịt hay bán cho Nhà nước;

- Trường hợp người chăn nuôi muốn được giá cao tự ý bán súc vật cho tư nhân, cho các quán ăn tập thể, các đội dân công, các cuộc hội nghị v.v… không theo kế hoạch phân phối thịt của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm;

- Trường hợp súc vật của các tổ chức chăn nuôi của Nhà nước (trại chăn nuôi của Mậu dịch thực phẩm, của các Công ty ăn uống, của các nông trường quốc doanh) giao cho Mậu dịch quốc doanh thực phẩm giết thịt hay giao cho Ngoại thương xuất khẩu: không được miễn giảm thuế vì vốn chăn nuôi do Nhà nước cấp và những người chuyên trách chăn nuôi đều ăn lương của Nhà nước;

- Trường hợp các cửa hàng ăn uống của Mậu dịch quốc doanh hay hợp tác xã mua bán huyện, các tổ hợp tác ăn uống giết súc vật tự mình chăn nuôi để làm thức ăn bán cho người tiêu thụ: không được miễn giảm thuế vì toàn bộ số thuế sát sinh của con vật giết thịt đã được tính vào giá thức ăn bán cho người tiêu thụ.

g) Việc trả tiền giảm thuế sát sinh cho người chăn nuôi có súc vật bán cho Nhà nước:

Để đảm bảo nguyên tắc sòng phẳng đối với người chăn nuôi, tránh những cơ hở có thể gây ra tệ nạn tham ô, lạm dụng, khi thu mua súc vật, Mậu dịch quốc doanh thực phẩm sẽ trả trước số tiền giảm thuế sát sinh cho người chăn nuôi theo các mức quy định trên đây tùy theo từng loại súc vật.

Người chăn nuôi mua thịt của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm theo tem phiếu do cơ quan thu mua cấpphải trả theo giá bán lẻ của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm trong đó có cả thuế, chứ không phải theo giá không có thuế(vì khi bán súc vật người chăn nuôi đã được nhận trước số tiền giảm thuế sát sinh rồi).

Mặt khác để khuyến khích chăn nuôi tập thể, cần hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức hợp tác xã khác có súc vật bán cho Nhà nước đưa số tiền giảm thuế sát sinh này vào quỹ tích lũy của hợp tác xã, và sử dụng số tiền đó vào việc phát triển chăn nuôi gia súc.

III. VIỆC PHÂN PHỐI SỐ THU VỀ THUẾ SÁT SINH

A. Việc phân phối số thuế sát sinh sẽ theo tỷ lệ quy định trong thông tư số 125-TTg-TN ngày 31-12-1964 của Thủ tướng Chính phủ. Trong việc thi hành quy định này, cần chú ý mấy điểm sau đây:

- Tỷ lệ phần trăm nói trên là tính trên sốthuế sau khi đã trừ phần thuế giảm cho người chăn nuôi;

- Trong phần thuế sát sinh trích cho ngân sách xã phải dành lại 3% để thù lao cho ủy nhiệm thu thuế sát sinh ở xã.

B. Để đơn giản thủ tục kế toán, đảm bảo việc thanh toán được nhanh gọn tỷ lệ trích cho ngân sách xã trong các trường hợp người chăn nuôi mổ thịt con vật hay bán cho Nhà nước, ở đồng bằng cũng như ở miền núi đều tính trên mức thuế cố định và theo số tròn như sau:

- Trâu, bò : 2đ20 một con

- Lợn : 0,80 -

- Dê : 0,40 -

Về thu cho ngân sách Nhà nước, cần phân biệt đối với các súc vật mổ thịt trong tỉnh chăn nuôi và súc vật điều ra ngoài tỉnh chăn nuôi.

1. Đối với súc vật giết thịt trong tỉnh chăn nuôi:

a) Trường hợp giết súc vật trong khu vực tập thể và cá thể thuế thu theo đầu con vật giết thịt theo mức cố định. Sau khi trừ phần thuế giảm cho người chăn nuôi và trích cho ngân sách xã, cơ quan Tài chính thu toàn bộ số thuế còn lại để nộp vào ngân sách Nhà nước:

- Ở đồng bằng:

Trâu, bò: 18đ – (1đ80+2đ20) =14đ00 một con

Lợn: 6đ – (0,60+0,80) = 4đ60

Dê: 3đ – (0,30+0,40 ) = 2,30

- Ở miền núi:

Trâu, bò: 18đ – (2đ70+2đ20) =13đ10 một con

Lợn: 6đ – (0,90+0,80) = 4,30

Dê: 3đ – (0,45+0,40 ) = 2,15

b) Trường hợp kinh doanh mổ thịt của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm và hợp tác xã mua bán huyện:

Thuế tính theo trọng lượng thịt (kể cả lòng) theo thuế suất 10% trên giá bán thịt của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm. Sau khi trừ phần tiền thuế giảm cho người chăn nuôi và trích cho ngân sách xã, cơ quan Tài chính thu số thuế còn lại cho ngân sách Nhà nước.

Ví dụ: Ở đồng bằng: Mậu dịch quốc doanh thực phẩm giết thịt 50 con lợn thu mua trong tỉnh, trọng lượng thịt và lòng là 1,400 kg, giá tính thuế bình quân 1kg thịt là 2đ20, thuế tính như sau:

- Tổng số thuế sát sinh phải nộp là:

2đ20 × 1.400kg × 10% = 308đ

- Trừ số tiền thuế giảm cho người chăn nuôi và trích cho ngân sách xã là:

(0đ90 + 0đ80) × 50 con = 85đ

- Số thuế còn lại thu vào ngân sách Nhà nước là: 223đ

Ở miền núi: Mậu dịch quốc doanh thực phẩm giết thịt50 con lợn trọng lượng thịt kể cả lòng là 1.500 kg, giá tính thuế bình quân 1kg là 2đ20, thuế tính như sau:

- Tổng số thuế sát sinh phải nộp là:

2đ20 × 1.500kg × 10% = 330đ

- Trừ phần thuế giảm cho người chăn nuôi và trích cho ngân sách xã là:

(1đ20 + 0đ80) × 50 con = 100đ

- Số thuế còn lại thu vào ngân sách Nhà nước là: 230đ

2. Đối với súc vật điều ra ngoài tỉnh chăn nuôi:

a) Trích cho ngân sách tỉnh nơi chăn nuôi và thu mua, ở đồng bằng cũng như ở miền núi:

- Trâu, bò : 8đ00 một con

- Lợn : 2,80 -

- Dê : 1,40 -

b) Thu cho ngân sách tỉnh nơi nhận con vật để giết thịt, (như ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Yên Bái, v.v..). Sau khi tính ra số thuế phải nộp theo cách trên đây và trừ phần thuế đã giảm cho người chăn nuôi, trích chongân sách xã và tỉnh chăn nuôi, số thuế còn lại sẽ thu cho ngân sách tỉnh giết thịt con vật.

Ví dụ: Mậu dịch quốc doanh thực phẩm Hà Nội mổ 50 con lợn điều ở Hải Dương về, trọng lượng thịt và lòng là 1.400kg, giá tính thuế bình quân 1kg thịt là 2đ20, thuế tính như sau:

- Tổng số thuế sát sinh phải nộp là:

2đ20 × 1.400kg × 10% = 308đ

- Trừ phần thuế giảm cho người chăn nuôi và trích cho ngân sách xã và tỉnh chăn nuôi là:

(0đ90 + 0,80 + 2đ80) × 50 con = 225đ

- Số thuế còn lại thu vào ngân sách Hà Nội là: 83đ

Một ví dụ khác:

Mậu dịch quốc doanh thực phẩm Thái Nguyên mổ 50 con lợn điều ở Lạng Sơn về, trọng lượng thịt (kể cả lòng) là 1.500kg, giá tính thuế bình quân 1kg là 2đ20, thuế tính như sau:

- Tổng số thuếphải nộp là:

2đ20 × 1.500kg × 10% = 330đ

- Trừ phần thuếđãgiảm cho người chăn nuôi trích cho ngân sách xã và ngân sáchtỉnh chăn nuôi là:

(1đ20 + 0đ80 + 2đ80) × 50 con = 240đ

- Số thuế còn lại thucho Thái Nguyên là: 90đ

C. Về biện pháp phân phối số thu về thuế sát sinh đối với súc vật bán cho Nhà nước:

Đối với súc vật chăn nuôi thu mua và giết thịt trong tỉnh, thành chăn nuôi và đối với súc vật điều ra khỏi địa phương chăn nuôi để giết thịt hay xuất khẩu súc vật sống, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cách phân phối số thuế sát sinh trong thông tư riêng.

Nhằm phát huy tác dụng của việc sửa đổi chính sách thuế sát sinh đối với việc khuyến khích chăn nuôi và bán súc vật cho Nhà nước, đề nghị Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh, có kế hoạch:

- Lãnh đạo cơ quan Tài chính phối hợp với cơ quan Thương nghiệp giải thích chính sách sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, các cơ quan xí nghiệp, đơn vị bộ đội, công trường, nông trường, lâm trường, trường học, các tổ chức hợp tác xã v.v… làm cho mỗi người thông suốt và chấp hành đầy đủ chính sách thuế sát sinh.

- Tăng cường củng cố bộ máy quản lý thuế để bảo đảm yêu cầu thu và yêu cầu của chính sách thuế sát sinh thực hiệnở thôn xã cũng như đối với Mậu dịch quốc doanh thực phẩm.

- Đi đôi với việc thi hành chính sách thuế sát sinh, tích cực vận động nhân dân hăng hái bán súc vật cho Nhà nước để Nhà nước có thêm vật tư và để nhân dân, nhất là ở miền núi, có tiền nộp thuế sát sinh đối với súc vật được phép giết trong thôn xã.

Trên đây Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về nguyên tắc thi hành nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và thông tư của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi thi hành nếu gặp khó khăn, đề nghị Ủy ban hành chính phản ánh về Bộ Tài chính để góp thêm ý kiến giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bính

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 01-TC-TT-1965 hướng dẫn thi hành Quyết nghị 37-NQ-TVQH-1964 và Thông tư 125-TTg-TN 1964 sửa đổi chính sách thuế sát sinh do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 01-TC-TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 05/01/1965
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Trịnh Văn Bính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 1
  • Ngày hiệu lực: 20/01/1965
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản