Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2020/TT-BNG | Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2020 |
VỀ LÃNH SỰ DANH DỰ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 06 năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự;
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư về Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn về việc bổ nhiệm, hoạt động, chấm dứt hoạt động, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nhiệm kỳ Lãnh sự danh dự
Lãnh sự danh dự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm với nhiệm kỳ 03 (ba) năm theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao ViệtNam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có thể được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm lại theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Điều 3. Xếp hạng Lãnh sự danh dự, khu vực lãnh sự và nơi đặt trụ sở làm việc của Lãnh sự danh dự
Xếp hạng Lãnh sự danh dự, khu vực lãnh sự và nơi đặt trụ sở làm việc của Lãnh sự danh dự được xác định trên cơ sở thỏa thuận với nước tiếp nhận.
Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại của Lãnh sự danhdự
Trong thời gian làm Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự có thể thực hiện các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại của cá nhân. Các hoạt động này không liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Lãnh sự danh dự. Lãnh sự danh dự không được sử dụng danh nghĩa Lãnh sự danh dự vào các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại của mình.
Điều 5. Quản lý và chỉ đạo Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm.
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho Cục trưởng Cục Lãnh sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Lãnh sự danh dự có nhiều công lao trong việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với nước tiếp nhận, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị Nhà nước Việt Nam khen thưởng.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LÃNH SỰ DANH DỰ
Điều 7. Nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự
1. Lãnh sự danh dự thực hiện một số hoặc toàn bộ các chức năng lãnh sự quy định tại các Điều từ 8 đến 13 của Thông tư này theo sự ủy nhiệm của Bộtrưởng Bộ Ngoại giao trên cơ sở không trái với pháp luật hoặc tập quán của nước tiếp nhận.
Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể ủy nhiệm cho Lãnh sự danh dự thực hiện những chức năng lãnh sự khác quy định tại Điều 8 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Lãnh sự danh dự không được ủy quyền cho người khác thực hiện những chức năng lãnh sự quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho phép.
Điều 8. Chức năng bảo hộ lãnh sự
1. Lãnh sự danh dự áp dụng mọi biện pháp thích hợp để bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam trong khu vực lãnh sự phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận làthành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ thông báo về mọi thông tin có được trong trường hợp công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù trong khu vực lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho Cục Lãnh sự và thực hiện những chỉ thị có liên quan của các cơ quan này.
Điều 9. Chức năng cung cấp thông tin
1. Lãnh sự danh dự báo cáo về tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch trong khu vực lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc Bộ Ngoại giao theo yêu cầu.
2. Lãnh sự danh dự cung cấp cho công dân và pháp nhân Việt Nam trong khu vực lãnh sự những thông tin về pháp luật và tập quán của nước tiếp nhận, đặc biệt là pháp luật liên quan đến việc xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, lao động, học tập của người nước ngoài và hoạt động của pháp nhân nước ngoài tại nước tiếp nhận.
Điều 10. Chức năng hỗ trợ và giúp đỡ công dân
1. Lãnh sự danh dự hỗ trợ và giúp đỡ các hoạt động văn hóa, xã hội của công dân Việt Nam trong khu vực lãnh sự.
2. Lãnh sự danh dự vận động hỗ trợ vật chất cho công dân Việt Nam trong khu vực lãnh sự khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn.
3. Lãnh sự danh dự tiếp nhận và chuyển các giấy tờ về hộ tịch, đề nghị liên quan đến quốc tịch Việt Nam của công dân Việt Nam cư trú trong khu vựclãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho Cục Lãnh sự.
1. Trường hợp trong khu vực lãnh sự có thừa kế được mở có lợi cho công dân Việt Nam mà những người này không có mặt ở nước tiếp nhận hoặc không ủy quyền cho người khác đại diện quyền lợi của mình thì Lãnh sự danh dự áp dụng ngay những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người này, đồng thời thông báo cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho Cục Lãnh sự.
2. Trường hợp trong khu vực lãnh sự có thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước hoặc pháp nhân Việt Nam, Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ thông báo tương tự.
Điều 12. Chức năng liên quan đến tàu biển, tàu bay và các phương tiện giao thông vận tải khác
1. Lãnh sự danh dự bảo đảm dành mọi sự giúp đỡ và can thiệp cần thiết để tàu biển, tàu bay và các phương tiện giao thông vận tải khác của Việt Nam trong khu vực lãnh sự được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại nước tiếp nhận theo quy định của pháp luật của nước tiếp nhận, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Trường hợp các phương tiện nêu tại khoản 1 Điều này bị tai nạn, sự cố hoặc bị cướp đoạt trong khu vực lãnh sự, Lãnh sự danh dự thi hành ngay mọi biện pháp giải quyết hậu quả và giúp đỡ người và phương tiện bị nạn, đồng thời thông báo ngay cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho Cục Lãnh sự.
Trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra gần khu vực lãnh sự cần ứng cứu khẩn cấp, Lãnh sự danh dự thông báo ngay cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho Cục Lãnh sự để các cơ quan này đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận cho phép Lãnh sự danh dự tiến hành bảo hộ công dân và phương tiện bị nạn.
Điều 13. Chức năng đối với việc phòng dịch và bảo vệ thực vật, động vật
Lãnh sự danh dự thông báo ngay cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho Cục Lãnh sự về dịch bệnh xuất hiện trong khu vực lãnh sự có hại cho sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi.
Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam tại nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế màViệt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Lãnh sự danh dự thúc đẩy và khuyến khích các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch giữa Việt Nam và nước tiếp nhận.
3. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ báo cáo định kỳ 01 (một) năm một lần (báo cáo được tính đến hết ngày 20 tháng 12 hàng năm) về kết quả hoạt động của Lãnh sự danh dự và phương hướng công tác trong thời gian tiếp theo. Các báo cáo này được gửi cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cho các cơ quan nêu trên.
4. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận, tự thu xếp trụ sở và các phương tiện làm việc cần thiết khác theo quy định tại
Sau khi chấm dứt hoạt động, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự theo quy định tại
5. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có quyền liên hệ công tác và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc theo quy định tại
6. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự được Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết.
BỔ NHIỆM, HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH SỰ DANH DỰ
Điều 15. Điều kiện bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
Người được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng những điều kiệnsau:
1. Là công dân Việt Nam, công dân nước tiếp nhận hoặc công dân nước thứ ba;
2. Thường trú tại nước tiếp nhận;
3. Có uy tín trong xã hội, có khả năng tài chính;
4. Có lý lịch tư pháp rõ ràng;
5. Có hiểu biết về Việt Nam và nước tiếp nhận;
6. Không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Việt Nam hoặc của bất cứ nước nào, không nhận lương từ ngân sách của Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ nước nào.
Điều 16. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự:
a) Thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nêu nguyện vọng làm Lãnh sự danh dự, trong đó cam kết nếu được bổ nhiệm sẽ tự bảo đảm mọi chi phí cho hoạt động của Lãnh sự danh dự, không nhận lương từ Chính phủ Việt Nam, tôn trọng pháp luật và tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận. Trong thư nêu rõ nơi dự kiến đặt trụ sở làm việc của Lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự;
b) Sơ yếu lý lịch có dán 01 (một) ảnh cỡ 4x6 cm (ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu);
c) 02 (hai) ảnh cỡ 2x3 cm để làm Thẻ Lãnh sự danh dự (ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu);
d) Bản sao có chứng thực hộ chiếu. Trong trường hợp là công dân Việt Nam hoặc công dân nước thứ ba thì cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu và Thẻ thường trú tại nước tiếp nhận;
đ) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận cấp không quá 01 (một) năm tính đến ngày nộp hồ sơ;
e) Chương trình, kế hoạch hành động dự kiến.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại làm Lãnh sự danh dự gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều này và Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Lãnh sự danh dự.
3. Các giấy tờ tiếng nước ngoài trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Việt và chứng thực chữ ký người dịch theo quy định. Lý lịch tư pháp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi dịch và chứng thực chữ ký người dịch, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, cólại.
Điều 17. Quy trình bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
1. Quy trình bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
a) Người có nguyện vọng làm Lãnh sự danh dự (sau đây gọi là ứng viên Lãnh sự danh dự) nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự quy định tại
b) Cục Lãnh sự có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Cục Lãnh sự hướng dẫn ứng viên Lãnh sự danh dự bổ sung, hoàn thiện.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Cục Lãnh sự đề nghị Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm cho ý kiến về sự cần thiết của việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, về cá nhân ứng viên Lãnh sự danh dự, kiến nghị về khu vực lãnh sự và xếp hạng Lãnh sự danh dự.
Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm có trách nhiệm tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận về khả năng chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự và thông báo cho Cục Lãnh sự biết kết quả.
c) Sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm, Cục Lãnh sự trao đổi với các đơn vị liên quan trong Bộ và các cơ quan hữu quan và trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự.
d) Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng ý về nguyên tắc việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự đề nghị Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm có công hàm chính thức đề nghị Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự.
đ) Sau khi Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận có công hàm chính thức trả lời chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự.
e) Cục Lãnh sự có văn bản đề nghị Cục Quản trị Tài vụ và Phòng Hành chính Bộ Ngoại giao cung cấp con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy và biển hiệu. Cục trưởng Cục Lãnh sự ký cấp Thẻ Lãnh sự danh dự (theomẫu ban hành kèm theo Thông tư này).
g) Sau khi hoàn tất các thủ tục quy định tại điểm a đến e khoản này, Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận và cá nhân Lãnh sự danh dự.
Cục Lãnh sự (hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm) tổ chức trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự và các phương tiện hoạt động quy định tại điểm e khoản này cho Lãnh sự danh dự.
2. Quy trình bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự
a) Trong vòng 03 (ba) tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có nguyện vọng được bổ nhiệm lại làm Lãnh sự danh dự nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại
Căn cứ vào nhu cầu thực tế, người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự.
b) Sau khi trao đổi với các đơn vị liên quan trong Bộ và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để xem xét, quyết định việc bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự và ký Quyết định bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự (trong trường hợp Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận yêu cầu Lãnh sự danh dự được bổ nhiệm lại phải trình Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự mới). Cục trưởng Cục Lãnh sự ký cấp Thẻ Lãnh sự danh dự.
c) Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận và cá nhân Lãnh sự danh dự.
Lãnh sự danh dự liên hệ với Cục Lãnh sự (có thể thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm) để nhận bản chính Quyết định bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự (trong trường hợp có cấp Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự) và Thẻ Lãnh sự danh dự.
3. Trường hợp Lãnh sự danh dự đã chấm dứt hoạt động theo quy định tại
4. Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không đồng ý bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho ứng viên Lãnh sự danh dự (đối với trường hợp bổ nhiệm) hoặc cá nhân Lãnh sự danh dự (đối với trường hợp bổ nhiệm lại).
Điều 18. Việc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc khi nước tiếp nhận chấm dứt chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự khi xảy ra một trong những trường hợp dưới đây:
a) Lãnh sự danh dự không thực hiện hoặc không hoàn thành chức năng được ủy nhiệm;
b) Không còn nhu cầu bổ nhiệm Lãnh sự danh dự;
c) Lãnh sự danh dự bị nước tiếp nhận tuyên bố là người không được hoan nghênh;
d) Lãnh sự danh dự không còn đáp ứng những điều kiện quy định tại
đ) Lãnh sự danh dự có nguyện vọng thôi không làm Lãnh sự danh dự.
3. Ngoài những quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần giải thích lý do.
4. Quy trình chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
a) Người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Khi có yêu cầu chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (có tham khảo ý kiến của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và các đơn vị liên quan trong Bộ) về việc xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
b) Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng ý chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận và cá nhân Lãnh sự danh dự.
Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để lưu trữ, bảo quản hoặc cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền.
c) Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm thông báo cho Cục Lãnh sự sau khi hoàn tất việc tiếp nhận các phương tiện hoạt động và hồ sơ lãnh sự của Lãnh sự danh dự quy định tại điểm b khoản này.
Tùy vào tình hình thực tế, Cục Lãnh sự hướng dẫn Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm về việc bàn giao cácphương tiện hoạt động và hồ sơ lãnh sự cho Lãnh sự danh dự mới hoặc gửi về Bộ Ngoại giao để tiêu hủy trong trường hợp không có ứng viên Lãnh sự danh dự thay thế.
Điều 19. Quốc kỳ, Quốc huy, con dấu, dấu chức danh, dấu tên, biển hiệu và Thẻ Lãnh sự danh dự
1. Quốc kỳ, Quốc huy Việt Nam được treo ở vị trí trang trọng tại địa điểm dùng làm trụ sở làm việc của Lãnh sự danh dự, biển hiệu đề tên trụ sở làm việc của Lãnh sự danh dự bằng tiếng Việt và tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ chính thức của nước tiếp nhận) được gắn ở cổng (cửa) ra vào của trụ sở.
Quốc kỳ Việt Nam được treo trên nhà ở và trên phương tiện giao thông của Lãnh sự danh dự khi phương tiện đó được sử dụng vào những công việc chính thức của Lãnh sự danh dự.
2. Nội dung và trình bày biển hiệu được mô tả cụ thể trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Lãnh sự danh dự được cấp con dấu có hình quốc huy với nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ chính thức của nước tiếp nhận). Nội dung con dấu được mô tả cụ thể trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Lãnh sự danh dự có quyền sử dụng con dấu vào những công việc chính thức của Lãnh sự danh dự và có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn, bàn giao con dấu cho người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền nhận con dấu sau khi Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động.
4. Lãnh sự danh dự được cấp dấu chức danh (01 (một) dấu bằng tiếng Việt và 01 (một) dấu bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ chính thức của nước tiếp nhận) phù hợp với xếp hạng Lãnh sự danh dự, dấu tên để phục vụ các công việc chính thức của Lãnh sự danh dự.
5. Lãnh sự danh dự được cấp Thẻ Lãnh sự danh dự (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) để sử dụng vào những công việc chính thức của Lãnh sự danh dự, cụ thể:
a) Tổng Lãnh sự danh dự được cấp “Thẻ Tổng Lãnh sự danh dự”.
b) Lãnh sự danh dự được cấp “Thẻ Lãnh sự danh dự”.
Điều 20. Duy trì hoạt động của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự có thể thuê nhân viên để phục vụ hoạt động lãnh sự và tự chịu trách nhiệm, chi trả mọi chi phí liên quan đến việc thuê nhân viên nêu trên.
2. Trụ sở, phương tiện làm việc
Lãnh sự danh dự tự thu xếp trụ sở, các phương tiện làm việc cần thiết khác và chịu mọi chi phí có liên quan.
1. Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ bảo mật hồ sơ lãnh sự và không được để lẫn hồ sơ lãnh sự với các giấy tờ, tài liệu riêng của mình, đặc biệt là các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại.
2. Lãnh sự danh dự bàn giao hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm sau khi chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp không thể bàn giao cho cơ quan nói trên, Lãnh sự danh dự bàn giao hồ sơ lãnh sự cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền.
1. Khi thực hiện chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có quyền liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền địa phương trong phạm vi khu vực lãnh sự.
Khi cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền trung ương của nước tiếp nhận, Lãnh sự danh dự phải thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm; Lãnh sự danh dự có thể liên hệ trực tiếp nếu pháp luật hoặc tập quán của nước tiếp nhận cho phép hoặc nếu giữa Việt Nam và nước tiếp nhận có thỏa thuận về vấn đề này.
2. Lãnh sự danh dự phải thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để liên hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương và địa phương của Việt Nam về những vấn đề liên quan đến hoạt động lãnh sự; Lãnh sự danh dự cũng có thể thông qua Cục Lãnh sự để liên hệ trong trường hợp cần thiết.
Điều 23. Phương tiện thông tin - liên lạc
1. Lãnh sự danh dự có thể sử dụng điện thoại, fax, thư công tác, thư điện tử để thông tin - liên lạc với Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vì mục đích chính thức, phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận.
2. Trong trường hợp đặc biệt được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho phép và nếu những nước có liên quan không phản đối, Lãnh sự danh dự có thể sử dụng giao thông viên lãnh sự, túi lãnh sự để thông tin - liên lạc với các cơ quan nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 24. Thẻ Lãnh sự danh dự và Phụ lục về nội dung và trình bày biển hiệu, nội dung con dấu
1. Thẻ Lãnh sự danh dự thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Thẻ Tổng Lãnh sự danh dự (mẫu số 01/BM-LSDD);
b) Thẻ Lãnh sự danh dự (mẫu số 02/BM-LSDD).
2. Nội dung và trình bày biển hiệu, nội dung con dấu thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 03 năm 2020, thay thế Quy chế Lãnh sự danh dự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 06 NG/QĐ ngày 08 tháng 01 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
2. Hàng năm, căn cứ vào báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động của Lãnh sự danh dự quy định tại
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Cơ quan đại diện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời thông báo Bộ Ngoại giao để có hướng dẫn./.
| BỘ TRƯỞNG |
NỘI DUNG VÀ TRÌNH BÀY BIỂN HIỆU, NỘI DUNG CON DẤU
(Kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BNG ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)
1. Nội dung biển hiệu
Biển hiệu có hình quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, xếp hạng Lãnh sự danh dự và địa danh đặt trụ sở của Lãnh sự danh dự, cụ thể:
Tổng Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Bu-san, Đại Hàn Dân Quốc được cấp biển hiệu đề “Tổng Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Bu-san, Đại Hàn Dân Quốc”;
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Cô-lôm-bi-a được cấp biển hiệu đề “Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Cô-lôm-bi-a”.
2. Trình bày biển hiệu
Biển hiệu hình chữ nhật, tỉ lệ chiều rộng bằng 2/3 (hai phần ba) chiều dài và được treo ngang. Kích thước biển hiệu được thiết kế hài hòa với kích thước cổng (cửa) ra vào nơi đặt biển hiệu.
Biển hiệu làm bằng đồng màu vàng, chữ khắc chìm màu đỏ. Xung quanh biển hiệu có đường viền liền mạch màu đỏ, các mép khoảng 01 (một) cm.
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khắc chìm. Quốc huy trên biển hiệu màu vàng, đỏ chuẩn theo quy định đối với quốc huy trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vị trí trình bày các nội dung của biển hiệu theo thứ tự từ trên xuống dưới:
Quốc huy được đặt trên cùng, chính giữa theo chiều ngang của biển hiệu. Đường kính hình quốc huy tối thiểu bằng 03 (ba) lần chiều cao cỡ chữ xếp hạng Lãnh sự danh dự bằng tiếng Việt.
Dưới hình quốc huy, xếp hạng Lãnh sự danh dự, quốc hiệu và địa danh đặt trụ sở của Lãnh sự danh dự lần lượt được viết từ trên xuống dưới, cân ở giữa biển hiệu.
Biển hiệu viết bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ chính thức của nước tiếp nhận) theo thứ tự: Tiếng Việt viết trước và tiếng nước ngoài viết sau. Tiếng Việt và tiếng nước ngoài viết bằng chữ in hoa, khổ chữ bằng nhau, nếu là hệ chữ La - tinh thì cùng kiểu chữ.
Ví dụ về nội dung và trình bày biển hiệu:
Biển hiệu của Tổng lãnh sự danh dự bằng tiếng Việt và tiếng Anh
TỔNG LÃNH SỰ DANH DỰ
HONORARY CONSUL GENERAL |
3. Nội dung con dấu
Nội dung con dấu bao gồm: Xếp hạng Lãnh sự danh dự, quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và địa danh đặt trụ sở của Lãnh sự danh dự.
Ví dụ:
“Tổng Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Bu-san, Đại Hàn Dân Quốc”;
“Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Cô-lôm-bi-a”.
(Kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BNG ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)
Mặt trước
BỘ NGOẠI GIAO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS OF THE S.R. OF VIET NAM
HONORARY CONSUL GENERAL CARD
Số - No.: LS
Đề nghị các cơ quan hữu quan dành cho người mang thẻ này mọi sự giúp đỡ cần thiết. All the authorities concerned are kindly requested to afford the card bearer assistance and protection in case of need. |
Mặt sau
|
| Ông/Bà-Mr/Ms:…………………………………………………………………………… |
Ảnh 2 cm x 3 cm | Quốc tịch-Nationality:…………………………………………………………………… Chức danh: Tổng Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Title: Honorary Consul General of Viet Nam in | |
|
| Hà Nội, ngày tháng năm Date of issue: ………………………………………………….. CỤC TRƯỞNG CỤC LÃNH SỰ Director General of the Consular Department |
Có giá trị đến |
|
Ghi chú:
- Thẻ Tổng Lãnh sự danh dự hình chữ nhật nằm ngang (10 cm x 7 cm), có viền đỏ.
- Mặt trước:
+ Chính giữa có quốc huy in chìm màu vàng.
+ Cỡ chữ hài hòa với kích thước Thẻ.
+ Dòng chữ “THẺ TỔNG LÃNH SỰ DANH DỰ
HONORARY CONSUL GENERAL CARD” màu đỏ và có cỡ chữ to hơn so với cỡ chữ của các nội dung còn lại trên mặt trước của Thẻ.
- Mặt sau:
+ Nền thẻ có vân in chìm màu đỏ.
+ Chính giữa có quốc huy in chìm màu đỏ.
+ Cỡ chữ hài hòa với kích thước Thẻ.
(Kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BNG ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)
Mặt trước
BỘ NGOẠI GIAO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS OF THE S.R. OF VIET NAM
HONORARY CONSUL CARD
Số - No.: LS
Đề nghị các cơ quan hữu quan dành cho người mang thẻ này mọi sự giúp đỡ cần thiết. All the authorities concerned are kindly requested to afford the card bearer assistance and protection in case of need. |
Mặt sau
|
| Ông/Bà-Mr/Ms:…………………………………………………………………………… |
Ảnh 2 cm x 3 cm | Quốc tịch-Nationality:…………………………………………………………………… Chức danh: Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Title: Honorary Consul of Viet Nam in | |
|
| Hà Nội, ngày tháng năm Date of issue: ………………………………………………….. CỤC TRƯỞNG CỤC LÃNH SỰ Director General of the Consular Department |
Có giá trị đến |
|
Ghi chú:
- Thẻ Lãnh sự danh dự hình chữ nhật nằm ngang (10 cm x 7 cm), có viền đỏ.
- Mặt trước:
+ Chính giữa có quốc huy in chìm màu vàng.
+ Cỡ chữ hài hòa với kích thước Thẻ.
+ Dòng chữ “THẺ LÃNH SỰ DANH DỰ
HONORARY CONSUL CARD” màu đỏ và có cỡ chữ to hơn so với cỡ chữ của các nội dung còn lại trên mặt trước của Thẻ.
- Mặt sau:
+ Nền thẻ có vân in chìm màu đỏ.
+ Chính giữa có quốc huy in chìm màu đỏ.
+ Cỡ chữ hài hòa với kích thước Thẻ.
- 1Quyết định 139/2000/QĐ-TTg về Quy chế về lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 6390/VPCP-QHQT về việc thành lập cơ quan Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Venezia và Torino, Cộng hoà Italia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2529/QĐ-BVHTTDL năm 2019 quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 4Thông tư 02/2020/TT-BNG về tổ chức giải quyết công tác lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Công văn 2148/BNG-LS năm 2020 về sử dụng dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực lãnh sự do Bộ Ngoại giao ban hành
- 1Quyết định 139/2000/QĐ-TTg về Quy chế về lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 6390/VPCP-QHQT về việc thành lập cơ quan Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Venezia và Torino, Cộng hoà Italia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- 4Hiến pháp 2013
- 5Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017
- 6Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao
- 7Quyết định 2529/QĐ-BVHTTDL năm 2019 quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 8Thông tư 02/2020/TT-BNG về tổ chức giải quyết công tác lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 9Công văn 2148/BNG-LS năm 2020 về sử dụng dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực lãnh sự do Bộ Ngoại giao ban hành
Thông tư 01/2020/TT-BNG về Lãnh sự danh dự nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- Số hiệu: 01/2020/TT-BNG
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/02/2020
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 231 đến số 232
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra