BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2019 |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DO HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT THỰC HIỆN
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi tắt là Hội đồng); phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật; hồ sơ, thủ tục và trình tự xác định mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật; kinh phí thực hiện xác định mức độ khuyết tật.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan quản lý nhà nước về người khuyết tật;
b) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
c) Thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
d) Người khuyết tật;
đ) Người đại diện hợp pháp của người khuyết tật;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
Điều 2. Hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) quyết định thành lập gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
b) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
c) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;
đ) Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
2. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoạt động theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 16 Luật Người khuyết tật.
3. Hội đồng có nhiệm vụ xác định dạng tật và mức độ khuyết tật; xác định lại mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
4. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì các hoạt động của Hội đồng.
b) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội có trách nhiệm:
- Hướng dẫn và kiểm tra người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật hoàn thiện hồ sơ xác định mức độ khuyết tật;
- Tham khảo ý kiến của cơ sở giáo dục về thông tin của người được xác định mức độ khuyết tật nếu người đó đang đi học, bao gồm những khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; mời đại diện cơ sở giáo dục trên địa bàn cấp xã (nơi đối tượng học tập) dự họp xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng (nếu cần thiết);
- Điền Phiếu xác định mức độ khuyết tật theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở kết luận của Hội đồng;
- Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Xây dựng các văn bản, hoàn chỉnh, lưu giữ hồ sơ, văn bản của Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do của Chủ tịch Hội đồng phân công.
c) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã có trách nhiệm:
- Cung cấp thông tin về chuyên môn y tế liên quan đến người khuyết tật cho Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
d) Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia xác định mức độ khuyết tật; tham dự các cuộc họp của Hội đồng và thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra Quyết định thay thế, bổ sung thành viên của Hội đồng.
6. Hội đồng có cùng nhiệm kỳ với Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Hội đồng được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 3. Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật
1. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Người khuyết tật. Hội đồng quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư này và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
2. Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này; phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
3. Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này, phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
1. Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
3. Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
4. Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 và điểm b, Khoản 2 Điều 8 thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 5. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
- Giấy khai sinh đối với trẻ em.
- Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:
a) Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại
Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
d) Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
4. Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Thủ tục và trình tự cấp Giấy xác nhận khuyết tật
1. Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Điều 7. Giấy xác nhận khuyết tật
1. Giấy xác nhận khuyết tật bảo đảm đầy đủ các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Người khuyết tật.
2. Giấy xác nhận khuyết tật hình chữ nhật, khổ 66 mm x 98 mm, nền màu xanh nhạt, sử dụng kiểu chữ Times New Roman (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001) theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức in phôi Giấy xác nhận khuyết tật để cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn.
Điều 8. Cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật:
a) Giấy xác nhận khuyết tật sai thông tin so với Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý khác;
b) Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được.
2. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật:
a) Thay đổi dạng khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật;
b) Mất Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên trừ trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng quy định tại điểm 1.1, 1,2, 1.5, 1.6, 1.7 Mục IV Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp đã được cấp Giấy xác nhận khuyết tật nhưng cơ quan có thẩm quyền kết luận không đúng dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật thì phải thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.
Điều 9. Thủ tục và trình tự cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật
1. Khi có nhu cầu đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
Ủy ban nhân dân cấp xã cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật đồng thời thu hồi lại Giấy xác nhận khuyết tật cũ.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định cấp đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c,
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết luận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cấp Giấy xác nhận khuyết tật không đúng về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Kinh phí thực hiện, nội dung và mức chi
1. Kinh phí thực hiện xác định mức độ khuyết tật được bố trí trong dự toán chi ngân sách cấp xã hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Chi cho công tác xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật, bao gồm:
a) Chi văn phòng phẩm; in ấn Giấy xác nhận khuyết tật, biểu mẫu; mua sổ, sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý. Mức chi thanh toán theo thực tế trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chi họp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật:
- Chủ tịch Hội đồng tối đa 70.000 đồng/người/buổi;
- Thành viên tham dự tối đa 50.000 đồng/người/buổi;
- Chi nước uống cho người tham dự. Mức chi tối đa 15.000 đồng/người/buổi.
c) Chi phí Giám định y khoa: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy Giám định y khoa.
3. Chi tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến công tác xác định mức độ khuyết tật; chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên của Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về xác định mức độ khuyết tật. Tổ chức xác định, xác định lại mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật trên địa bàn theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm đối tượng sống tại cơ sở trợ giúp xã hội đóng trên địa bàn;
b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm tổng hợp, báo cáo công tác xác định mức độ khuyết tật gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công tác xác định mức độ khuyết tật trên địa bàn;
b) Định kỳ trước ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm tổng hợp, báo cáo công tác xác định mức độ khuyết tật trên địa bàn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 08 ban hành hành kèm theo Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công tác xác định mức độ khuyết tật trên địa bàn;
b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 và 15 tháng 7 hàng năm tổng hợp, báo cáo công tác xác định mức độ khuyết tật gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 08 ban hành hành kèm theo Thông tư này.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hướng dẫn và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xác định mức độ khuyết tật.
Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp người khuyết tật đã được cấp Giấy xác nhận khuyết tật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì không phải xác định lại mức độ khuyết tật trừ trường hợp người khuyết tật, người đại diện hợp pháp của người khuyết tật đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật; có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2019 thay thế Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
1. Các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, xem xét và giải quyết./.
- 1Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 2119/LĐTBXH-BTXH chỉ đạo thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và chính sách đối với người khuyết tật tại địa phương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 4997/BYT-KCB năm 2018 về tăng cường đầu tư và phát triển công tác chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật do Bộ Y tế ban hành
- 1Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 3Văn bản hợp nhất 1346/VBHN-BLĐTBXH năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật người khuyết tật 2010
- 2Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 3Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 2119/LĐTBXH-BTXH chỉ đạo thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và chính sách đối với người khuyết tật tại địa phương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 243/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Công văn 4997/BYT-KCB năm 2018 về tăng cường đầu tư và phát triển công tác chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật do Bộ Y tế ban hành
Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH về xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 01/2019/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/01/2019
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Tấn Dũng
- Ngày công báo: 02/03/2019
- Số công báo: Từ số 249 đến số 250
- Ngày hiệu lực: 15/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực