Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2005/TT-BTM | Hà Nội, ngày 06 tháng 1 năm 2005 |
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Bộ Thương mại hướng dẫn chi tiết việc thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất, các bên hợp doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo các hình thức và nội dung quy định tại Thông tư này.
2. Hình thức thanh lý
a. Nhượng bán tại thị trường Việt
b. Xuất khẩu;
c. Cho, biếu, tặng;
d. Tiêu huỷ.
3. Nội dung thanh lý
a. Vật tư, thiết bị dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b. Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi chấm dứt hoạt động, giải thể;
c. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hoạt động.
4. Điều kiện thanh lý
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thanh lý theo các hình thức và nội dung quy định tại Thông tư này sau khi được Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền chấp thuận bằng văn bản và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến tài sản thanh lý theo quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật có liên quan khác.
b. Riêng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, ngoài việc phải tuân thủ quy định tại khoản này, còn phải đáp ứng điều kiện sau:
- Chỉ được thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển theo một trong các trường hợp:
+ Hết thời gian khấu hao;
+ Bị hư hỏng;
+ Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Để thu hẹp sản xuất hoặc chuyển mục tiêu hoạt động;
+ Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới có công nghệ tiên tiến hơn.
- Chỉ được thanh lý vật tư, nguyên liệu theo một trong các trường hợp:
+ Dư thừa, tồn kho;
+ Không đảm bảo chất lượng;
+ Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
II. THỦ TỤC THANH LÝ MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, VẬT TƯ, NGUYÊN LIỆU
1. Hồ sơ thanh lý
a. Hồ sơ đối với việc thanh lý vật tư, thiết bị còn dôi dư sau khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoàn thành xây dựng cơ bản gồm:
- Công văn đề nghị của doanh nghiệp trong đó nêu rõ hình thức thanh lý và Danh mục vật tư, thiết bị đề nghị thanh lý theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo quyết toán công trình xây dựng trong đó có nội dung quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu, đề xuất biện pháp xử lý vật tư, thiết bị còn dôi dư sau khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.
b. Hồ sơ đối với việc thanh lý tài sản khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt hoạt động gồm:
- Công văn đề nghị của Ban thanh lý tài sản của doanh nghiệp trong đó nêu rõ hình thức thanh lý và Danh mục máy móc, thiết bị phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu đề nghị thanh lý theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Quyết định của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
- Quyết định thành lập Ban thanh lý tài sản của Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) hoặc các Bên hợp doanh trừ trường hợp không phải thành lập Ban thanh lý quy định tại Điều 47 Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Phương án thanh lý được Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) hoặc các Bên hợp doanh phê chuẩn.
c. Hồ sơ đối với việc thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hoạt động gồm:
- Công văn đề nghị của doanh nghiệp nêu rõ lý do thanh lý, hình thức thanh lý và Danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển đề nghị thanh lý theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thanh lý trong trường hợp thanh lý khi hết khấu hao;
- Biên bản giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng trong trường hợp thanh lý để thay thế do hư hỏng;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư trong trường hợp thanh lý để giảm bớt chi phí hoạt động, hoặc để đổi mới công nghệ, hoặc để chuyển mục tiêu hoạt động.
d. Hồ sơ đối với việc thanh lý vật tư, nguyên liệu khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hoạt động gồm:
- Công văn đề nghị của doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do thanh lý, hình thức thanh lý và Danh mục vật tư , nguyên liệu đề nghị thanh lý theo Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Chứng thư giám định chất lượng về việc nguyên liệu, vật liệu kém phẩm chất, không đủ tiêu chuẩn cho sản xuất của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá và Thông tư số 33/1999/TT-BTM ngày 18 tháng 11 năm 1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/1999/NĐ-CP dẫn trên.
2. Thủ tục thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất
Việc thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu của các doanh nghiệp chế xuất phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định về việc mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa.
3. Thời hạn trả lời hồ sơ thanh lý
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền có văn bản trả lời về việc thanh lý. Trường hợp không chấp nhận việc thanh lý, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phải nêu rõ lý do trong văn bản trả lời doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Trách nhiệm của Bộ Thương mại
Bộ Thương mại có trách nhiệm xem xét và chấp thuận thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu đối với các dự án sau:
a. Dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí;
b. Dự án được cấp một Giấy phép đầu tư nhưng có nhiều cơ sở sản xuất hạch toán độc lập ở các tỉnh khác nhau;
c. Dự án đầu tư kinh doanh cửa hàng miễn thuế;
d. Dự án đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng do Ngân hàng nhà nước cấp Giấy phép đầu tư;
đ. Dự án đầu tư kinh doanh trò chơi có thưởng.
2. Trách nhiệm của các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền
Các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền có trách nhiệm xem xét và chấp thuận thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngoài các dự án nêu tại Khoản 1, Mục III Thông tư này.
1. Hàng quý, các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền báo cáo về Bộ Thương mại việc thực hiện thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi được uỷ quyền.
2. Vụ Kế hoạch và Đầu tư sẽ định kỳ kiểm tra việc thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Thông tư này thay thế các quy định tại Mục VIII; điểm 4 Khoản 1 Mục IX Thông tư số 22/2000/TT-BTM ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Khoản 3 Mục I Thông tư số 26/2001/TT-BTM ngày 4 tháng 12 năm 2001 của Bộ Thương mại sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2000/TT-BTM dẫn trên.
Lê Danh Vĩnh (Đã ký) |
Danh mục vật tư, thiết bị đề nghị thanh lý
STT | Tên hàng | Đơn vị | Số lượng | Văn bản cho phép nhập khẩu | Số tờ khai hải quan |
1 | |||||
2 |
Danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu đề nghị thanh lý
STT | Tên hàng | Đơn vị | Số lượng | Văn bản cho phép nhập khẩu | Số tờ khai hải quan | Trị giá nhập khẩu ban đầu | Trị giá còn lại |
1 | |||||||
2 |
Danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển đề nghị thanh lý
Số TT | Tên hàng | Đơn vị | Số lượng | Văn bản cho phép nhập khẩu | Số tờ khai hải quan | Trị giá nhập khẩu ban đầu | Trị giá còn lại |
1 | |||||||
2 |
Danh mục vật tư, nguyên liệu đề nghị thanh lý
Số TT | Tên hàng | Đơn vị | Số lượng | Văn bản cho phép nhập khẩu | Số tờ khai hải quan | Ghi chú |
1 | so sánh với kế hoạch NK nguyên liệu sản xuất trong năm | |||||
2 |
- 1Thông tư 04/2007/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư về xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ thương mại ban hành
- 2Quyết định 5572/QĐ-BCT năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Công văn 1000/GSQL-GQ2 năm 2013 thủ tục thanh lý máy móc, thiết bị đã qua sử dụng của doanh nghiệp chế xuất do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 4Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Thông tư 04/2007/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư về xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ thương mại ban hành
- 2Thông tư 22/2000/TT-BTM hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2000/NĐ-CP thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành
- 3Thông tư 26/2001/TT-BTM sửa đổi Thông tư 22/2000/TT-BTM hướng dẫn thực hiện NĐ 24/2000/NĐ-CP thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ thương mại ban hành
- 4Quyết định 5572/QĐ-BCT năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Nghị định 20/1999/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá
- 2Thông tư 33/1999/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 20/1999/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá do Bộ Thương mại ban hành
- 3Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 4Thông tư 12/2000/TT-BKH hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Nghị định 29/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại
- 6Công văn 1000/GSQL-GQ2 năm 2013 thủ tục thanh lý máy móc, thiết bị đã qua sử dụng của doanh nghiệp chế xuất do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
Thông tư 01/2005/TT-BTM về việc thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 01/2005/TT-BTM
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/01/2005
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Lê Danh Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 19 đến số 20
- Ngày hiệu lực: 02/02/2005
- Ngày hết hiệu lực: 06/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra