Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2005/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2005 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG VÀ CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, NHÂN VIÊN TRONG CÁC CÔNG TY NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 205/2004/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ
Thi hành Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới như sau:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Phạm vi và đối tượng áp dụng chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo Điều 1, khoản 1, 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng là các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:
a) Công ty nhà nước:
- Tổng công ty nhà nước:
+ Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003;
+ Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con);
+ Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;
- Công ty nhà nước độc lập;
b) Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
Các Tổng công ty, công ty nêu trên được gọi tắt là công ty.
2. Đối tượng áp dụng, bao gồm:
a) Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng);
b) Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
II. NGUYÊN TẮC CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI
Căn cứ để chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật; đối với viên chức, nhân viên là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng là hạng công ty hiện xếp.
4. Phương án chuyên xếp lương mới phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi thực hiện.
III. CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI
a) Đối với chức danh có số bậc lương cũ bằng số bậc trong bảng lương mới thì chuyển ngang sang bậc lương mới;
b) Đối với chức danh có số bậc lương cũ ít hơn số bậc trong bảng lương mới thì chuyển ngang sang bậc lương mới. Trường hợp đang xếp bậc lương cuối cùng từ 3 năm trở lên thì công ty xem xét chuyển vào bậc lương mới cao hơn liền kề;
c) Đối với các chức danh theo bảng lương hoa tiêu chuyển xếp lương như sau:
- Hoa tiêu bậc 1, bậc 2 cũ chuyển vào hoa tiêu hạng III: bậc 1 cũ vào bậc 1 mới; bậc 2 cũ vào bậc 2 mới;
- Hoa tiêu bậc 3, bậc 4 cũ chuyển vào hoa tiêu hạng II: bậc 3 cũ vào bậc 1 mới; bậc 4 cũ vào bậc 2 mới;
- Hoa tiêu trưởng chuyển vào hoa tiêu hạng I: bậc 1 cũ vào bậc 1 mới; bậc 2 cũ vào bậc 2 mới;
- Hoa tiêu hạng I, nếu thi đạt trình độ theo tiêu chuẩn hoa tiêu ngoại hạng thì xếp lương vào hoa tiêu ngoại hạng.
d) Chức danh chuyên gia nấu ăn đang xếp lương theo bảng lương chuyên gia, nghệ nhân cũ nay chuyển xếp vào bậc tương ứng chức danh chuyên gia nấu ăn của bảng lương công nhân viên ngành du lịch, dịch vụ mới.
Nghệ nhân chuyển xếp vào bậc tương ứng chức danh nghệ nhân của bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân mới.
3. Đối với các chức danh đang xếp lương theo thang lương thương mại cũ thì chuyển xếp như sau:
a) Các chức danh thuộc ngành xăng dầu chuyển xếp vào ngành xăng dầu của thang lương mới 6 bậc theo quy định tại điểm 1, Mục III Thông tư này;
b) Các chức danh còn lại chuyển xếp vào chức danh mua và bán hàng hóa của bảng lương công nhân viên thương mại và công nhân bốc xếp mới: bậc 1 và bậc 2 cũ vào bậc 1 mới; bậc 3 cũ vào bậc 2 mới; bậc 4 cũ vào bậc 3 mới; bậc 5 cũ vào bậc 4 mới; bậc 6 cũ vào bậc 5 mới.
4. Đối với nhân viên bảo vệ công ty chuyển xếp như sau:
a) Nếu đang xếp lương theo bảng lương nhân viên bán vé, bảo vệ trật tự tại các điểm sinh hoạt văn hóa công cộng, bến xe, nhà ga, bến cảng cũ hoặc bảng lương công nhân viên giao nhận hàng hóa cũ thì chuyển xếp vào chức danh nhân viên bảo vệ của bảng lương nhân viên bán vé, bảo vệ trật tự tại các điểm sinh hoạt văn hóa công cộng, bến xe, nhà ga, bến cảng và bảo vệ mới theo tiết a, điểm 2 mục III Thông tư này;
b) Nếu đang xếp lương theo nhân viên văn thư của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ cũ thì chuyển xếp vào chức danh nhân viên bảo vệ của bảng lương nhân viên bán vé, bảo vệ trật tự tại các điểm sinh hoạt văn hóa công cộng, bến xe, nhà ga, bến cảng và bảo vệ mới: bậc 1, bậc 2, bậc 3 cũ vào bậc 1 mới; bậc 4, bậc 5, bậc 6 cũ vào bậc 2 mới; bậc 7, bậc 8 cũ vào bậc 3 mới; bậc 9, bậc 10 cũ vào bậc 4 mới; bậc 11, bậc 12 cũ vào bậc 5 mới.
a) Đối với Tổng công ty, công ty đang xếp hạng đặc biệt thì chuyển bậc 1 cũ vào bậc 1 mới, bậc 2 cũ vào bậc 2 mới theo Tổng công ty hạng đặc biệt.
b) Đối vối Tổng công ty được thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ đang xếp lương theo Nghị định số 110/1997/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 1997 của Chính phủ thì chuyển bậc 1 cũ vào bậc 1 mới, bậc 2 cũ vào bậc 2 mới theo hạng Tổng công ty.
c) Đối với công ty đang xếp hạng I, hạng II, hạng III thì chuyển bậc 1 cũ vào bậc 1 mới, bậc 2 cũ vào bậc 2 mới theo công ty hạng I, hạng II, hạng III.
Riêng đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty đang xếp lương theo Công văn số 394/CP-VX ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ thì chuyển bậc 1 cũ vào bậc 1 mới, bậc 2 cũ vào bậc 2 mới theo công ty hạng I, những trường hợp đang xếp lương bậc 1 theo Nghị định số 110/1997/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 1997 của Chính phủ thì chuyển vào bậc 1 mới theo hạng Tổng công ty và tương đương.
Thời gian nâng bậc lương lần sau (nếu còn bậc) đối với các trường hợp quy định tại tiết a, tiết b và tiết c, điểm 6, mục III Thông tư này tính từ ngày được xếp bậc lương cũ.
d) Đối với công ty đang xếp hạng IV thì tạm thời chuyển bậc l và bậc 2 cũ vào bậc 1 mới theo công ty hạng III cho đến khi được xếp hạng công ty theo quy định mới.
a) Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ, căn cứ vào ngạch, bậc lương hiện xếp để chuyển ngang vào ngạch, bậc lương mới của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ theo phụ lục số 1, phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ ngày được xếp bậc lương cũ.
Riêng viên chức có trình độ cao đẳng được tuyển dụng mới vào làm công việc ngạch cán sự, kỹ thuật viên hoặc đang xếp bậc 1 của ngạch cán sự, kỹ thuật viên thì chuyển xếp vào bậc 2 của ngạch cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ mới.
b) Đối với viên chức đang giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thì chuyển xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ theo tiết a, điểm 7, mục III Thông tư này và được hưởng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo hạng công ty.
Riêng đối với viên chức đang giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của công ty đang xếp lương theo công văn số 394/CP-VX ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ thì được hưởng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo hạng Tổng công ty và tương đương.
Đối với viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của công ty đang xếp hạng IV thì tạm thời được hưởng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo công ty hạng III cho đến khi được xếp hạng công ty theo quy định mới.
8. Đối với chuyên gia cao cấp theo bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân thì xếp lương như sau:
Chuyên gia cao cấp chỉ áp dụng đối với những người có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật giỏi, quyết định những vấn đề công nghệ hoặc chuyên môn quan trọng của công ty.
Việc xếp lương chuyên gia cao cấp do đại diện chủ sở hữu quyết định trên cơ sở tiêu chuẩn do Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành sau khi có sự thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
a) Đối với một số chức danh làm việc trong công ty nhà nước thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật nhưng không xếp lương theo bảng lương của công ty nhà nước theo thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì tiếp tục áp dụng theo thoả thuận đó và chuyển xếp sang lương mới theo hướng dẫn thực hiện Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;
b) Đối với nghiên cứu viên, nhân viên y tế, giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp của công ty (viện nghiên cứu, bệnh viện, trường giáo dục, đào tạo được thành lập và hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đang xếp lương theo bảng lương khoa học - kỹ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm l 993 của Chính phủ thì chuyển xếp lương mới theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nêu trên.
l. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty có trách nhiệm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty:
- Chỉ đạo công ty thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định của Nhà nước;
- Đề nghị Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây viết tắt là bộ, ngành) hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xếp lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty theo phân cấp quản lý (theo mẫu số 2).
- Quyết định xếp lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và những chức danh khác trong công ty theo phân cấp quản lý.
- Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội danh sách và kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty, công ty hạng đặc biệt (theo mẫu số 2);
b) Tổng giám đốc, Giám đốc công ty:
- Thành lập Hội đồng chuyển xếp lương cũ sang lương mới do Tổng Giám đốc, Giám đốc làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là đại diện cấp ủy, công đoàn cùng cấp, Trưởng hoặc Phó trưởng phòng, ban lao động - tiền lương. Hội đồng có trách nhiệm:
+ Phổ biến các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương mới trong công ty;
+ Rà soát, đánh giá việc xếp ngạch, bậc lương theo công việc, theo chức vụ hiện hành làm cơ sở chuyển xếp lương mới;
+ Lập phương án chuyển xếp lương cũ sang lương mới (theo mẫu số l) và công bố công khai trong công ty;
- Quyết định xếp lương mới đối với công nhân, viên chức, nhân viên trong công ty theo phân cấp quản lý sau khi phương án chuyển xếp lương được Hội đồng thông qua; quyết định xếp lương mới đối với Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng các công ty, đơn vị thành viên theo phân cấp quản lý;
- Đề nghị Hội đồng quản trị (đối với công ty có Hội đồng quản trị) hoặc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định xếp lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty (theo mẫu số 2);
- Báo cáo kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới của công ty với Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng các Tổng công ty, công ty hạng đặc biệt đồng thời báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nội dung báo cáo gồm:
+ Đánh giá chung kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới của công ty;
+ Tổng hợp kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới của công ty (theo mẫu số 3);
+ Khuyến nghị những vấn đề cần giải quyết trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới.
2. Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các công ty thuộc quyền quản lý thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định của Nhà nước; kiểm tra, xử lý các vướng mắc theo thẩm quyền trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới;
b) Quyết định xếp lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong các công ty thuộc quyền quản lý.
c) Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Danh sách và kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty, công ty hạng đặc biệt thuộc quyền quản lý (theo mẫu số 2);
- Kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới của các công ty thuộc quyền quản lý (theo mẫu số 3).
a) Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan đôn đốc, kiểm tra các công ty thuộc quyền quản lý thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định của Nhà nước; phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng của địa phương để tuyên truyền, giải thích về chế độ tiền lương mới trong các công ty nhà nước;
b) Thẩm định phương án chuyển xếp lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty thuộc quyền quản lý trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định; tiếp nhận, tổng hợp danh sách và kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty, công ty hạng đặc biệt (theo mẫu số 2) để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Theo dõi, giám sát, tập hợp các vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới trong các công ty thuộc quyền quản lý, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết hoặc đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết theo thẩm quyền;
d) Tổng hợp kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới của các công ty thuộc quyền quản lý để báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo mẫu số 3).
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Tổ chức hướng dẫn, tập huấn những quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương mới trong các công ty nhà nước;
b) Xử lý những vướng mắc theo thẩm quyền trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới trong các công ty theo đề nghị của Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công ty;
c) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới trong các công ty.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Thông tư số 12/LB-TT ngày 02 tháng 6 răm 1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính về hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới trong các doanh nghiệp, Thông tư số 28/LB-TT ngày 02 tháng 12 năm 1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ tiền lương mới đối với công nhân, nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước, Thông tư số 23/1997/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn xếp lương đối với viên chức quản lý và viên chức lãnh đạo doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Trường hợp sau ngày 01 tháng 10 năm 2004 có sự thay đổi hệ số lương cũ thì thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới như sau:
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đến thời điểm thay đổi hệ số lương cũ, được chuyển xếp hệ số lương cũ trước khi thay đổi sang hệ số lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này để làm căn cứ truy nộp bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đến thời điểm thay đổi hệ số lương cũ;
Từ thời điểm thay đổi hệ số lương cũ cho đến ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới, được chuyển xếp theo hệ số lương cũ đã thay đổi (hệ số lương hiện giữ) sang hệ số lương mới và được tính hưởng kể từ ngày thay đổi hệ số lương cũ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công ty nhà nước phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
(ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
CHỨC DANH | BẬC/HỆ SỐ | Ghi chú | ||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 12 | 12 | 13 | ||
1. Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp | 5,58 | 5,92 | 6,26 | 6,60 | ||||||||||
- Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp, Kinh tế viên cấp III, kiểm soát viên cấp III; Kinh tế viên cao cấp bảo hiểm; Kế toán viên cao cấp | 4,57 | 4,86 | 5,15 | 5,44 | ||||||||||
2. Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính | 4,00 | 4,33 | 4,66 | 4,99 | 5,32 | 5,65 | ||||||||
- Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính; Kinh tế viên cấp II, kiểm soát viên cấp II; Kinh tế viên chính bảo hiểm; Kế toán viên chính; | 3,26 | 3,54 | 3,82 | 4,10 | 4,38 | 4,66 | ||||||||
- Kinh tế viên chính Xổ số kiến thiết | 3,26 | 3,54 | 3,82 | 4,10 |
|
| ||||||||
3. Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư | 2,34 | 2,65 | 2,96 | 3,27 | 3,58 | 3,89 | 4,20 | 4,51 | ||||||
- Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư; Kinh tế viên cấp I, kiểm soát viên cấp I; Kinh tế viên bảo hiểm; Kinh tế viên Xổ số kiến thiết; Kế toán viên; Bác sĩ, Giáo viên có trình độ đại học và tương đương trong công ty (đang vận dụng xếp lương như chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư); | 1,78 | 2,02 | 2,26 | 2,50 | 2,74 | 2,98 | 3,23 | 3,48 | ||||||
4. Cán sự, kỹ thuật viên | 1,80 | 1,99 | 2,18 | 2,37 | 2,56 | 2,75 | 2,94 | 3,13 | 3,32 | 3,51 | 3,70 | 3,89 |
|
|
- Cán sự, kỹ thuật viên; Nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ ngân hàng thương mại và kinh doanh vàng, bạc, đá quý; Nhân viên bảo hiểm; Nhân viên Xổ số kiến thiết trung cấp; Kế toán viên trung cấp; Nhân viên lưu trữ có trình độ kỹ thuật (đang vận dụng xếp lương như cán sự, kỹ thuật viên); Nhân viên đánh máy, trực điện thoại, fax, teletip, máy tính (đang vận dụng xếp lương như cán sự, kỹ thuật viên); Y sĩ và Giáo viên trung cấp trong công ty (đang vận dụng xếp lương như cán sự, kỹ thuật viên); | 1,46 | 1,58 | 1,70 | 1,82 | 1,94 | 2,06 | 2,18 | 2,30 | 2,42 | 2,55 | 2,68 | 2,81 |
|
|
- Thủ kho ngân hàng | 1,47 | 1,59 | 1,71 | 1,83 | 1,95 | 2,07 | 2,19 | 2,31 | 2,43 | 2,56 | 2,69 | 2,82 | 2.95 | (*) |
- Thủ quỹ ngân hàng và kiểm ngân viên | 1,40-1,49 | 1,58 | 1,67 | 1,76 | 1,85 | 1,94 | 2,03 | 2,12 | 2,21 | 2,30 | 2,39 | 2,48 |
| (**) |
Ghi chú: (*) Đối với Thủ kho ngân hàng đang xếp bậc 13 cũ thì chuyển xếp vào bậc 12 ngạch cán sự, kỹ thuật viên mới;
(**) Đối với Thủ quỹ ngân hàng và kiểm ngân viên chuyển xếp vào ngạch cán sự, kỹ thuật viên mới: bậc 1, bậc 2 cũ vào bậc 1 mới; bậc 3 cũ vào bậc 2 mới; bậc 4 cũ vào bậc 3 mới; bậc 5 cũ vào bậc 4 mới; bậc 6 cũ vào bậc 5 mới; bậc 7 cũ vào bậc 6 mới; bậc 8 cũ vào bậc 7 mới; bậc 9 cũ vào bậc 8 mới; bậc 10 cũ vào bậc 9 mới; bậc 11 cũ vào bậc 10 mới; bậc 12 cũ vào bậc 11 mới; bậc 13 cũ vào bậc 12 mới.
BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN THỪA HÀNH, PHỤC VỤ
(ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
CHỨC DANH | BẬC/HỆ SỐ | Ghi chú | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | ||
1. Nhân viên văn thư | 1,35 | 1,53 | 1,71 | 1,89 | 2,07 | 2,25 | 2,43 | 2,61 | 2,79 | 2,97 | 3,15 | 3,33 | |
Nhân viên văn thư: Nhân viên Xổ số kiến thiết sơ cấp; Nhân viên lưu trữ (đang vận dụng xếp lương như nhân viên văn thư); Thủ quỹ; Kế toán viên sơ cấp; y tá, giáo viên (đang vận dụng xếp lương như nhân viên văn thư); Thường trực cơ quan: Nhân viên thu tiền nhà (đang vận dụng xếp lương như nhân viên văn thư) | 1,22 | 1,31 | 1,40 | 1,40 | 1,58 | 1,67 | 1,76 | 1,85 | 1,94 | 2,03 | 2,12 | 2,21 | |
2. Nhân viên phục vụ | 1,00 | 1,18 | 1,36 | 1,54 | 1,72 | 1,90 | 2,08 | 2,26 | 2,44 | 2,62 | 2,80 | 2,98 |
|
Nhân viên phục vụ, Nhân viên phục vụ các bữa ăn thông thường cho công nhân viên ở công ty (đang vận dụng xếp lương như nhân viên phục vụ). | 1,00 | 1,09 | 1,18 | 1,27 | 1,36 | 1,45 | 1,54 | 1,63 | 1,72 | 1,81 | 1,90 | 1,99 |
|
Tổng Công ty, Công ty ………..
Đơn vị……. |
PHƯƠNG ÁN CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI
Số thứ tự | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Trình độ đào tạo | Chức vụ hoặc chức danh công việc đảm nhận | Lương hiện xếp: | Chuyển xếp lương | Ghi chú | |||||||||||
Thang lương hoặc bảng lương | Ngạch hoặc nhóm hoặc chức danh | Bậc | Hệ số | Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) | Phụ cấp chức vụ (nếu có) | Ngày, tháng, năm được xếp lương | Thang lương hoặc bảng lương | Ngạch hoặc nhóm hoặc chức danh | Bậc | Hệ số | Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) | Phụ cấp chức vụ (nếu có) | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
1 |
| |||||||||||||||||
2 |
| |||||||||||||||||
3 |
| |||||||||||||||||
4 |
| |||||||||||||||||
… |
| |||||||||||||||||
Tổng cộng |
|
| ….., ngày ….. tháng ….năm 2005 Tổng giám đốc, Giám đốc công ty (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú: * Mẫu này được sử dụng để Tổng Công ty, Công ty và đơn vị thành viên lập phương án chuyển xếp lương cũ sang lương mới và công bố công khai trong Tổng Công ty, Công ty, đơn vị;
* Cột 2: Ghi theo thứ tự Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ, công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh ….
* Cột 4: Ghi theo trình độ được đào tạo cao nhất (ví dụ: tiến sĩ, thạc sĩ, …);
* Cột 5: Người giữ chức vụ thì ghi chức vụ (ví dụ: Giám đốc, trưởng phòng…), người không giữ chức vụ thì ghi chức danh công việc đang đảm nhận (ví dụ: chuyên viên chính …);
* Cột 6 và cột 13: Ghi cụ thể tên hoặc ký hiệu thang lương, bảng lương hiện xếp và mới theo quy định (ví dụ thang lương A.1; bảng lương B.6 …);
* Cột 7 và cột 14: Đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng ghi hạng Tổng Công ty, Công ty hiện xếp; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ ghi tên ngạch chức danh (ví dụ: chuyên viên …); đối với công nhân, nhân viên, xếp thang lương ghi tên nhóm lương (ví dụ: nhóm III); đối với công nhân, nhân viên xếp bảng lương ghi theo chức danh (ví dụ: thủy thủ);
* Cột 12: Ghi ngày tháng năm quyết định xếp bậc lương hiện giữ.
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ….
Tổng Công ty, Công ty |
Số thứ tự | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Chức vụ đang đảm nhận | Lương hiện xếp: | Chuyển xếp lương mới: | Ghi chú | |||||
Bậc | Hệ số | Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) | Ngày tháng năm được xếp lương | Bậc | Hệ số | Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
I | Tổng Công ty, Công ty … (Hạng …) | ||||||||||
1 | |||||||||||
2 | |||||||||||
3 | |||||||||||
… | |||||||||||
II | Tổng Công ty, Công ty … (Hạng …) | ||||||||||
1 | |||||||||||
2 | |||||||||||
3 | |||||||||||
… | |||||||||||
…., ngày …. tháng … năm …. 2005 Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú: * Mẫu này được sử dụng chung để đề nghị chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với TGĐ, GĐ, PTGĐ, PGĐ, KTT và tổng hợp báo cáo kết quả chuyển xếp;
* Cột 2: Ghi cụ thể họ tên của TGĐ, GĐ, PTGĐ, PGĐ, KT theo từng Tổng Công ty, Công ty và hạng của Tổng Công ty, Công ty hiện xếp.
* Cột 8: Ghi ngày tháng năm quyết định xếp bậc lương hiện giữ.
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ….. |
Tổng Công ty, Công ty …….
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI
Số thứ tự | Tên Công ty, đơn vị thuộc quyền quản lý | Hạng được xếp | Tổng số lao động | Hệ số lương bình quân | Ghi chú | |
Hệ số lương cũ bình quân | Hệ số lương mới bình quân | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1 | Công ty A | |||||
2 | Công ty B | |||||
3 | ……….. | |||||
Tổng cộng |
….., ngày….. tháng …… năm 2005 Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, TGĐ, GĐ công ty (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
- Mẫu này được sử dụng để Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, thành phố, tổng công ty, công ty tổng hợp, báo cáo kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới;
- Cột 2: Đối với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ghi theo số công ty thuộc quyền quản lý; đối với tổng công ty; công ty ghi theo từng đơn vị thành viên (đơn vị hạch toán độc lập, phụ thuộc, sự nghiệp ….);
- Cột 5 và 6: ghi hệ số lương cũ và hệ số lương mới tính bình quân gia quyền theo từng công ty, đơn vị, sau đó tính bình quân chung.
- 1Công văn số 3845/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc bổ nhiệm GĐ, PGĐ, KTT trong công ty nhà nước
- 2Thông tư liên tịch 28-LB/TT năm 1993 bổ sung chế độ tiền lương mới đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Tài chính-Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 3Thông tư liên bộ 12/LB-TT năm 1993 về việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với công nhân viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 23/1997/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp lương đối với viên chức quản lý và viên chức lãnh đạo doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định 90/TTg do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 7Quyết định 691/QĐ-LĐTBXH năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/3/2016
- 8Quyết định 691/QĐ-BLĐTBXH năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/3/2016
- 1Thông tư liên tịch 28-LB/TT năm 1993 bổ sung chế độ tiền lương mới đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Tài chính-Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 2Thông tư liên bộ 12/LB-TT năm 1993 về việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với công nhân viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư liên tịch 23/1997/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp lương đối với viên chức quản lý và viên chức lãnh đạo doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định 90/TTg do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 6Quyết định 691/QĐ-LĐTBXH năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/3/2016
- 7Quyết định 691/QĐ-BLĐTBXH năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/3/2016
- 1Công văn số 3845/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc bổ nhiệm GĐ, PGĐ, KTT trong công ty nhà nước
- 2Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 3Công văn số 394/CP-VX ngày 04/04/2003 của Chính phủ về việc vận dụng xếp lương theo Nghị định số 110/1997/NĐ-CP
- 4Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 5Quyết định 90-TTg năm 1994 về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 7Nghị định 110/1997/NĐ-CP bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp kèm theo Nghị định 26/CP năm 1993
- 8Quyết định 17/2000/QĐ-TTg về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Quỹ hỗ trợ phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 88/2001/QĐ-TTg về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 10Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 11Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 12Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Thông tư 01/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và công nhân, viên chức, nhân viên trong các trong các công ty nhà nước theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành
- Số hiệu: 01/2005/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/01/2005
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 7 đến số 8
- Ngày hiệu lực: 22/01/2005
- Ngày hết hiệu lực: 10/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra