BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2650/TM-XNK | Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2003 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC LÀM THỦ TỤC VISA CHO CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY SANG HOA KỲ
Căn cứ vào Hiệp định dệt may giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ Hoa Kỳ được ký chính thức vào ngày 17/7/2003;
Căn cứ Thông tư Liên lịch số 02/2003/TTLT/BTM-KHĐT-CN của Liên Bộ Thương mại, Kế hoạch & Đầu tư và Công nghiệp hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2003;
Từ ngày 5/5/2003 tất cả các lô hàng dệt may của Việt nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ thuộc các chủng loại mặt hàng bị quản lý bằng hạn ngạch đều phải có Giấy chứng nhận xuất khẩu (E/C) và từ 1/7/2003 phải có Visa xuất khẩu cấp tại các Phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại.
Tất cả các lô hàng có xuất xứ Việt nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ ngày 1/5/2003 đều được cơ quan Hải quan Hoa Kỳ trừ lùi vào nguồn hạn ngạch của Việt nam. Do vậy tất cả các lô hàng xuất khẩu từ sau 5/5/2003 mà không có E/C và/hoặc Visa đều bị coi là không hợp lệ. Các thương nhân thực hiện việc xuất khẩu các mặt hàng nằm trong diện quản lý bằng hạn ngạch mà không làm thủ tục xin E/C hoặc Visa tại các Phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư Liên tịch số 02.
Trong trường hợp phía Hoa Kỳ không yêu cầu xuất trình Visa cho lô hàng dệt may xuất khẩu từ Việt nam, các thương nhân vẫn phải làm thủ tục xin cấp visa tại các Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực theo đúng quy định tại Thông tư 03/2003/TT-BTM ngày 5/6/2003 và không được hoàn trả visa đã được cấp để khấu trừ lại hạn ngạch đã sử dụng.
Bộ Thương mại thông báo các Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực, các thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa kỳ biết và thực hiện./.
| KT BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI THỨ TRƯỞNG |
- 1Thông báo số 0298/2005/TM-DM về việc bổ sung nhằm chuẩn xác lại hạn ngạch tiêu chuẩn khách hàng lớn Hoa Kỳ do Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 285/2004/QĐ-BTM về việc thành lập Tổ công tác thường trực hợp tác với Hoa Kỳ về chống gian lận thương mại trong quá trình thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Thương Mại ban hành
- 3Công văn số 1114 TM/XNK ngày 26/05/2003 của Bộ Thương mại về việc triển khai thực hiện Hiệp định dệt may với Hoa Kỳ
- 4Quyết định 808/2003/QĐ-BTM thành lập Tổ giám sát liên bộ thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 5Quyết định 939/2003/QĐ-BTM thành lập Tổ công tác thường trực hợp tác với Hoa Kỳ về chống gian lận thương mại trong quá trình thực hiện Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 1Thông báo số 0298/2005/TM-DM về việc bổ sung nhằm chuẩn xác lại hạn ngạch tiêu chuẩn khách hàng lớn Hoa Kỳ do Bộ Thương mại ban hành
- 2Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT-BTM-KHĐT-CN hướng dẫn giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2003 do Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 285/2004/QĐ-BTM về việc thành lập Tổ công tác thường trực hợp tác với Hoa Kỳ về chống gian lận thương mại trong quá trình thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Thương Mại ban hành
- 4Công văn số 1114 TM/XNK ngày 26/05/2003 của Bộ Thương mại về việc triển khai thực hiện Hiệp định dệt may với Hoa Kỳ
- 5Quyết định 808/2003/QĐ-BTM thành lập Tổ giám sát liên bộ thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 6Quyết định 939/2003/QĐ-BTM thành lập Tổ công tác thường trực hợp tác với Hoa Kỳ về chống gian lận thương mại trong quá trình thực hiện Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Thông báo số 2650/TM-XNK ngày 04/08/2003 của Bộ Thương mại về việc làm thủ tục Visa cho các mặt hàng dệt may sang Hoa kỳ
- Số hiệu: 2650/TM-XNK
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 04/08/2003
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Mai Văn Dâu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/08/2003
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định