Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 190/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp của Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội
Ngày 21 tháng 9 năm 2007 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội. Tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đại diện lãnh đạo các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Ban quản lý dự án và ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
1. Địa điểm xây dựng Nhà Quốc hội tại Lô D, khu Trung tâm chính trị Ba Đình đã được Bộ Chính trị đồng ý và Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 11. Nhà Quốc hội là công trình được quy hoạch xây dựng bảo đảm yêu cầu gắn kết hài hòa với toàn bộ khuôn viên lô D, Quảng trường Ba Đình và khu thành cổ.
Bộ Xây dựng đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc Nhà Quốc hội. Việc thi tuyển đã được tổ chức nghiêm túc, rộng rãi, công khai và đúng quy trình, quy định theo kế hoạch. Trong số 17 phương án thiết kế của các kiến trúc sư trong nước và quốc tế, Hội đồng giám khảo cuộc thi đã lựa chọn được một phương án kiến trúc đạt giải A và 4 phương án kiến trúc đạt giải khuyến khích. Tuy nhiên, phương án kiến trúc đạt giải A vẫn còn một số điểm chưa đáp ứng được yêu cầu . Vì vậy, đồng ý để tác giả phương án kiến trúc đạt giải A tiếp tục chỉnh sửa, nâng cấp, hoàn thiện phương án kiến trúc.
2. Bộ Xây dựng chỉ đạo Ban Quản lý dự án tiếp thu ý kiến của Hội đồng thi tuyển, của nhân dân, của chuyên gia và ý kiến của Ban Chỉ đạo để hình thành bản góp ý với tác giả và tổ chức làm việc thêm với tác giả về những yêu cầu hoàn chỉnh phương án thiết kế kiến trúc. Chú ý thêm những vấn đề sau đây đối với phương án thiết kế:
- Vị trí Nhà Quốc hội có thể lùi vào trong khu đất (khu C trong Lô D) một khoảng thích hợp để Nhà Quốc hội không quá gần đường Độc Lập và đường Bắc Sơn; bảo đảm yêu cầu đón tiếp và không gian kiến trúc của Nhà Quốc hội.
- Hướng chính (lối vào chính) của Nhà Quốc hội là hướng nhìn từ đường Độc Lập; lối vào từ đường Bắc Sơn được thiết kế phù hợp với yêu cầu sử dụng nhiều mục đích, thường xuyên của Quốc hội.
- Diện tích xây dựng công trình không được vượt quá 1,2 ha. Trường hợp cần thiết có thể bố trí thêm phần ngầm.
- Cần nghiên cứu, tính toán thêm về nội thất, bố trí phòng làm việc phù hợp với điều kiện làm việc của Quốc hội. Yêu cầu phải tổ chức không gian thích hợp, trang trọng cho phòng truyền thống nhằm lưu giữ và trưng bày các tư liệu, mô hình và chiếu phim về lịch sử Hội trường Ba Đình.
3. Phân công thực hiện:
a) Bộ Xây dựng:
- Tiếp tục chỉ đạo Ban quản lý dự án tổ chức triển lãm các phương án kiến trúc để lấy ý kiến nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Tổng hợp các yêu cầu để tác giả nâng cấp, hoàn thiện phương án kiến trúc trên cơ sở các phân tích, góp ý của Hội đồng giám khảo, các nhà chuyên môn và nhân dân trong đợt triển lãm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- Tiếp thu ý kiến các chuyên gia, tổ chức chuyên ngành và tổng hợp ý kiến của nhân dân, tổ chức hoàn thiện phương án kiến trúc đạt giải A, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét và trình xin ý kiến Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Tổ chức tháo dỡ Hội trường Ba Đình và các công trình kiến trúc trong khuôn viên Hội trường Ba Đình hoàn thành trong tháng 11 năm 2007.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện phấn đấu hoàn thành công trình trước tháng 9 năm 2010 để có thể tổ chức được phiên họp toàn thể cuối cùng của Quốc hội Khóa XII tại Nhà Quốc hội mới.
Phạm vi dự án gồm toàn bộ các công việc: xây dựng Nhà Quốc hội và cảnh quan trên Lô D, đường Bắc Sơn; mở rộng đường Độc Lập; cải tạo đường Hoàng Văn Thụ.
b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan sớm hoàn thành xây dựng dự án bảo tồn toàn bộ khu di tích , trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hoàn thành xây dựng cảnh quan khu vực này phù hợp với tiến độ xây dựng Nhà Quốc hội.
- Chỉ đạo hoàn thành phá dỡ các công trình, bể bơi thuộc câu lạc bộ Ba Đình vào cuối Quý I năm 2008.
c) Viện Khoa học Xã hội Việt
- Khẩn trương phê duyệt phương án và triển khai thực hiện công tác khảo cổ trên khuôn viên Hội trưởng Ba Đình, diện tích xây dựng Nhà Quốc hội, hoàn thành trước cuối tháng 3 năm 2008.
- Xây dựng phương án di dời kho tàng, các hiện vật đã khảo cổ trong giai đoạn 1, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng khu vực này.
d) Văn phòng Quốc hội:
- Phối hợp với Bộ Xây dựng hoàn chỉnh và xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ thiết kế công trình để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình; tham gia với Ban Quản lý dự án và tổ chức tư vấn phương án bảo tồn, lưu giữ Hội trường Ba Đình khi thiết kế Nhà Quốc hội mới.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam lập và trình duyệt phướng án lưu trữ, bảo tàng các tư liệu, hiện vật Hội trường Ba Đình bảo đảm hoàn thành ngay sau khi đưa công trình Nhà Quốc hội vào sử dụng.
- Sớm bàn giao Hội trường Ba Đình để Bộ Xây dựng hoàn thành việc tháo gỡ trước cuối tháng 11 năm 2008.
e) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:
- Chỉ đạo và tổ chức giải quyết các vấn đề tồn tại về giải phóng mặt bằng, bàn giao Lô D đúng tiến độ.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan nhận bàn giao toàn bộ khu Hoàng thành để hoàn thành việc bảo tồn, tôn tạo phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
g) Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo tổ chức di dời Trạm biến áp trong Lô D Khu Trung tâm chính trị Ba Đình phù hợp với tiến độ tháo dỡ Hội trường Ba Đình, bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý dự án trước cuối tháng 11 năm 2008.
h) Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân thành phố Hà Nội tổ chức di dời Tổ Bảo vệ sức khỏe Trung ương 5, hoàn thành vào quý II năm 2008.
i) Văn phòng Chính phủ di chuyển Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương sang địa điểm mới, bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án trong tháng 12 năm 2007.
4. Kinh phí cho công tác di dời tài sản, làm tư liệu Hội trường Ba Đình; công tác khai quật khảo cổ khu vực xây dựng Nhà Quốc hội, phá dỡ giải phóng mặt bằng được tính trong Dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội do Ban Quản lý dự án trả. Văn phòng Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành địa phương liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Nghị quyết số 77/2007/NQ-QH11 về phương án quy hoạch, xây dựng nhà Quốc Hội do Quốc Hội ban hành
- 2Quyết định 864/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 259/QĐ-TTg năm 2003 về thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 996/QĐ-TTg năm 2007 ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo số 13/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp của ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo số 67/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp của Ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết số 77/2007/NQ-QH11 về phương án quy hoạch, xây dựng nhà Quốc Hội do Quốc Hội ban hành
- 2Quyết định 864/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 259/QĐ-TTg năm 2003 về thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 996/QĐ-TTg năm 2007 ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo số 13/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp của ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo số 67/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp của Ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo số 190/TB-VPCP về Ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp của Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành.
- Số hiệu: 190/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 02/10/2007
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Văn Trọng Lý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/10/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra