- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 3Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 4Thông tư 02/2007/TT-BXD hướng dẫn về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Thông báo số 233/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp triển khai thực hiện Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”
- 6Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 7Chỉ thị 836/CT-TTg năm 2007 về tăng cường quản lý đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 8Luật Khoáng sản 1996
- 9Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế Đấu thầu
- 10Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP
- 11Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 12Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 13Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 189/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC NGUYỄN SINH HÙNG VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VƯỚNG MẮC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Ngày 19 tháng 9 năm 2007, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp làm việc với các Bộ liên quan để đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 836/CT-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp giải quyết vướng mắc trong đầu tư xây dựng. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của các Bộ, ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
1. Những việc liên quan đến quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường
a) Về việc cấp giấy phép trong hoạt động khoáng sản: Hiện nay còn quá nhiều loại giấy phép trong hoạt động khoáng sản (Giấy phép khảo sát khoáng sản, Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép chế biến khoáng sản, Giấy phép tận thu khoáng sản quy định tại các Điều 21, 25, 31, 44 và 50 của Luật Khoáng sản). Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trình sửa đổi theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính, xoá bỏ bớt các loại giấy phép không cần thiết, trước mắt chỉ giữ lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, thực hiện phân cấp mạnh hơn nữa việc giao cho các bộ chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
b) Về điều kiện giao đất, cho thuê đất quy định tai Điều 30 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai: Nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng, đồng ý tạm giao đất để phục vụ công tác khảo sát, lập dự án. Sau khi dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện việc giao đất chính thức theo quy định của Luật Đất đai. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các thủ tục giao đất bảo đảm phù hợp, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác theo hướng cải cánh hành chính, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư trong quá trình lập dự án.
c) Về quy định các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Yêu cầu thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Bộ Xây dựng rà soát lại danh mục các loại dự án công trình cần lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng thời cải cách thủ tục, nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm tạo thuận lợi cho Chủ đầu tư, nhất là đối với các dự án nhà ở, khu đô thị nhỏ.
2. Những vấn đề liên quan đến quản lý đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
a) Về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án trong nước: Hiện nay quy định về đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư đang làm phát sinh nhiều thủ tục cho cả chủ đầu tư và gây áp lực công việc cho cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu cải tiến giảm thiểu thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung quy trình, thủ tục, nội dung và xem xét lại giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp không cần thiết phải duy trì loại giấy này thì kiến nghị bãi bỏ.
b) Về nội dung, thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở: Giao Bộ Xây dựng rà soát các nội dung, thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở trong các văn bản quy định hiện hành (Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi xây dựng các dự án, bảo đảm đơn giản hoá, khắc phục sự thiếu đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế. Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn về uỷ quyền thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình.
c) Về việc chuyển đổi các ban quản lý dự án thành tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp: Giao Bộ Xây dựng rà soát các quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 để xác định lộ trình chuyển đổi phù hợp, không làm ảnh hưởng tới việc triển khai, thực hiện các dự án. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán chi phí cho các Ban quản lý dự án sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính.
d) Về đề nghị sửa đổi các quy định về thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy tại Điều 16 và Phụ lục số 3 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Phòng cháy: Giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan rà soát các quy định về thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy. Việc thẩm duyệt bảo đảm chặt chẽ đạt yêu cầu phòng cháy, chữa cháy nhưng thủ tục phải đơn giản hoá không làm cản trở trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Những công trình có nguy cơ gây thảm họa khi xảy ra cháy như: nhà cao tầng, công trình văn hoá, trung tâm thương mại tập trung đông người, bãi đỗ xe ngầm, kho hàng dễ cháy, nổ... thì nhất thiết phải có phương án phòng, chống cháy, nổ khi thẩm định thiết kế cơ sở. Các công trình còn lại thì thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy khi thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
e) Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng rà soát, thống nhất các quy định về quản lý chiều cao các công trình bảo đảm giảm bớt thủ tục hành chính và thuận lợi trong việc cấp phép xây dựng, tránh tình trạng phải xin thoả thuận chiều cao cho từng công trình.
3. Một số vấn đề liên quan đến công tác đấu thầu.
a) Về vấn đề bảo đảm cạnh tranh, chống khép kín trong đấu thầu: thiết kế xây dựng là một quá trình thống nhất, liên tục nhằm thực hiện ý tưởng của tác giả cho tới khi hoàn thành toàn bộ thiết kế, bảo đảm bản quyền tác giả, tiến độ và chất lượng công trình xây dựng. Nội dung về chống khép kín trong đấu thầu quy định tại Điều 11 Luật Đấu thầu là chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác thiết kế xây dựng và các quy định của Luật Xây dựng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình sửa đổi, điều chỉnh nội dung Điều 11 của Luật Đấu thầu.
b) Về quy định giá trị gói thầu được chỉ định thầu: Theo quy định tại Nghị định số 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình, việc phân loại dự án theo mức vốn đã được điều chỉnh tăng khoảng 2,5 lần so với trước đây, trong khi mức giá gói thầu được áp dụng chỉ định thầu vẫn lấy theo quy định cũ (Nghị định số 88/1999/NĐ-CP và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP). Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh thực hiện các dự án, tháo gỡ khó khăn kéo dài thời gian do đấu thầu, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình sửa đổi, điều chỉnh mức giá gói thầu được áp dụng chỉ định thầu.
c) Về xây dựng chiến lược, quy hoạch: Đồng ý chỉ định các nhà thầu tư vấn có đủ năng lực để xây dựng chiến lược, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm. Việc chỉ định thầu phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Kinh phí xây dựng chiến lược, quy hoạch được bố từ từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Trong tháng 10 hướng dẫn cụ thể về công tác đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm công trình, kiểm toán vốn đầu tư, lựa chọn tư vấn quản lý dự án và đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư.
4. Những vấn đề liên quan đến quản lý chi phí xây dựng công trình:
a) Bộ xây dựng chủ trì rà soát lại và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng công trình; trình sửa đổi quy định thanh toán đối với công trình chuyển tiếp theo quy định tại Điều 36, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP cho phù hợp.
b) Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan rà soát và ban hành trong tháng 10 năm 2007 các văn bản hướng dẫn về thanh quyết toán công trình theo quy đình tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP theo tinh thần đơn giản thủ tục thanh toán tại Kho bạc; quan hệ giữa chủ đầu tư (bên A) và nhà thầu (bên B) tuân thủ theo Hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc. Kho bạc thanh toán theo hợp đồng.
5. Một số công việc cần triển khai gấp:
a) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ các kết luận nêu trên, trong tháng 10 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số biện pháp tạm thời xử lý những vướng mắc nhằm đẩy nhanh nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng.
b) Yêu cầu các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát những vướng mắc trong đầu tư và có biện pháp cụ thể, quyết liệt nhanh chóng sửa đổi các văn bản pháp luật không còn phù hợp, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 836/CT-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2007.
c) Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ, ngành, địa phương rà soát toàn bộ cơ chế, chính sách về giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư, đề xuất biện pháp xử lý, tháo gỡ vướng mắc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2007.
d) Giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính rà soát toàn bộ các Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường,.. báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi những nội dung chưa phù hợp nhằm bảo đảm hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư, xây dựng đồng bộ, minh bạch, hạn chế tối đa sự chồng chéo, đơn giản hoá thủ tục hành chính, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu tăng nhanh tốc độ đầu tư, thực hiện khối lượng xây dựng ngày càng lớn.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 3Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 4Thông tư 02/2007/TT-BXD hướng dẫn về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Thông báo số 233/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp triển khai thực hiện Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”
- 6Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 7Chỉ thị 836/CT-TTg năm 2007 về tăng cường quản lý đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 8Luật Khoáng sản 1996
- 9Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế Đấu thầu
- 10Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP
- 11Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 12Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 13Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Thông báo số 189/TB-VPCP về Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng về một số biện pháp giải quyết vướng mắc trong đầu tư xây dựng do Văn phòng Chính phủ ban hành.
- Số hiệu: 189/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 02/10/2007
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Văn Trọng Lý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/10/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực