Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/TB-BGTVT | Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2008 |
Ngày 10 tháng 4 năm 2008 tại Văn phòng Bộ Giao thông vận tải. Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức - Trưởng Ban Chỉ đạo PCLB và TKCN Bộ GTVT đã chủ trì hội nghị triển khai công tác giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2008 ngành Giao thông vận tải.
Thành phần Hội nghị gồm có các đồng chí lãnh đạo các Vụ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Vận tải, Pháp chế; các Cục: Giám định và QLCL CTGT, Đường bộ VN, Đường sông VN, Đường sắt VN, Hàng hải VN, Hàng không VN; Văn phòng Bộ GTVT, Sở Y tế GTVT, Công đoàn GTVT Việt Nam, các Tổng công ty: Hàng hải VN, Đường sắt VN, Vận tải Thủy, Hàng không VN, các Ban quản lý dự án, các Khu Quản lý đường bộ và các Sở Giao thông vận tải (GTCC). Tham dự hội nghị còn có đại diện của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo PCLB & TKCN Trung ương, và đại diện các Bộ ngành có liên quan.
Ban Chỉ đạo PCLB & TKCN Bộ đã đọc báo cáo tổng kết công tác PCLB và TKCN năm 2007 và triển khai nhiệm vụ phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2008. Sau khi nghe báo cáo tổng kết, đại biểu Cục Đường bộ VN, Cục Hàng hải VN, Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải, Tổng Công ty Đường sắt, Khu quản lý Đường bộ VII, Sở GTVT Yên Bái, Hà Tĩnh phát biểu ý kiến và kiến nghị, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức kết luận như sau:
- Trong công tác PCLB&TKCN, các văn bản pháp quy hướng dẫn, áp dụng các vấn đề có liên quan còn thiếu và bất cập, nếu có thì chưa sát với thực tế nên gây ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện, xử lý và áp dụng các định mức đầu tư, thanh toán chi phí, hỗ trợ người tham gia khắc phục hậu quả do thiên tai và sự cố gây ra. Các quy chế về tổ chức hoạt động PCLB&TKCN của Bộ, các Cục chưa đề cập rõ và sâu đến sự phối hợp với các lực lượng địa phương nên việc kết hợp giữa các lực lượng trung ương và địa phương trong việc tham gia xử lý hậu quả của thiên tai, sự cố chưa tốt.
- Các Cục, các Sở GTVT (GTCC) và các đơn vị phải làm rõ với cơ quan pháp luật, các ngành quản lý khác và các cơ quan công luận để các cơ quan này hiểu được đặc thù của ngành giao thông vận tải khi khắc phục hậu quả do thiên tai, sự cố gây ra để xem xét một cách thỏa đáng, đúng mức về chế độ, chính sách, định mức cũng như các thủ tục khác… tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia khắc phục hậu quả do thiên tai, sự cố đã xảy ra.
2.1. Ban Chỉ đạo PCLB&TKCN chủ trì và phối hợp với Vụ Tài chính giao và hướng dẫn các Cục xây dựng quy chế luân chuyển vật tư dự phòng, phương tiện, máy móc và thiết bị để đảm bảo giao thông sau mưa lũ.
2.2. Ban Chỉ đạo PCLB&TKCN Bộ chủ trì phối hợp với Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch đầu tư tiến hành rà soát, xử lý dứt điểm vốn PCLB còn tồn đọng từ năm 2007, có văn bản đề nghị Cục Đường bộ lên kế hoạch, kiến nghị sản xuất vật tư dự phòng, cầu dẫn của dầm cầu Bailey.
2.3. Vụ Tài chính chủ trì soạn thảo Quy chế thanh toán các chi phí có liên quan đến việc huy động nhân lực, tài sản tham gia phòng chống bão, áp thấp hay hiểm họa thiên tai kể cả khi xảy ra hay không xảy ra.
2.4. Vụ Kế hoạch đầu tư chủ trì phối hợp Ban Chỉ đạo PCLB&TKCN Bộ tiến hành tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan để có văn bản hướng dẫn việc áp dụng định mức đầu tư, thanh toán cho các chủ đầu tư, các đơn vị tham gia khắc phục bước 1, đảm bảo giao thông sau mưa lũ. Trong khi chờ văn bản hướng dẫn cụ thể, Bộ đề nghị các Cục chủ động vận dụng áp dụng đơn giá khi tính toán chi phí đầu tư, thanh toán cho công tác đảm bảo giao thông, linh hoạt trong việc vận dụng các hạng mục nhỏ lẻ trong bước 2 để đưa vào bước 1.
2.5. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì tiến hành rà soát các văn bản hướng dẫn, quy định việc áp dụng các định mức ưu tiên, hỗ trợ cho người lao động tham gia trực tiếp công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Vụ Tổ chức chủ trì phối hợp các Cơ quan liên quan, các Cục chuyên ngành tiến hành xây dựng các văn bản các quy định liên quan đến hỗ trợ người lao động trong ngành giao thông tham gia trực tiếp công tác PCLB&TKCN, có chế độ lương thu hút để có người có trình độ về làm việc trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đặc biệt làm việc trên tàu TKCN trên biển.
2.6. Các Cục: Đường bộ Việt Nam, Hàng không VN, Hàng hải VN, Đường sắt VN, Đường sông VN và các Sở GTVT (GTCC) tiến hành rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến lĩnh vực PCLB&TKCN của ngành mình và văn bản của cấp trên. Nếu thấy có vấn đề còn bất cập, còn thiếu sót hay chồng chéo thì lập văn bản kiến nghị gửi về Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLB&TKCN Bộ để chỉnh sửa hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi.
2.7. Cục Đường bộ VN, Cục Đường sắt VN, Cục Đường sông VN tiến hành lập dự án, kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị TKCN đã được Chính phủ phê duyệt theo QĐ số: 1656/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Bộ trước 31/5/2008. Cục Đường bộ VN tiến hành triển khai kế hoạch lập các trạm TKCN đường bộ ở những vị trí thiết yếu (trước mắt 06 trạm).
2.8. Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành lập đề án, tìm nguồn vốn tài trợ để trình Chính phủ có ý kiến cho đóng hoặc mua tàu phục vụ công tác TKCN có thể hoạt động xa bờ, dài ngày trên biển. Tổ chức xây dựng, soạn thảo văn bản quy định phân định công việc cứu hộ và cứu nạn trên biển trình Bộ trong quý II năm 2008, nếu có vướng mắc báo cáo bằng văn bản về Ban Chỉ đạo PCLB&TKCN.
2.9. Cục Đường sông VN tiến hành xây dựng kế hoạch, phương án chống va trôi cho các cầu trong mùa mưa lũ năm 2008 trình Bộ thẩm định trước ngày 31/5/2008.
3.1. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, địa phương có phương án đảm bảo giao thông trong mùa mưa bão; chuẩn bị vật tư dự phòng, bố trí sẵn những vùng trọng điểm trên các tuyến giao thông chính, quan trọng để kịp thời ứng cứu và thay thế khi cầu, đường và bến cảng… bị thiên tai làm hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống; các đơn vị chuyên trách Cục Hàng hải VN, Cục Đường sông VN, Cục Hàng không VN thường trực duy trì lực lượng, sẵn sàng thực hiện TKCN khi có lệnh.
3.2. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án phân luồng giao thông, chuẩn bị phương tiện lực lượng, vật tư sẵn sàng thực hiện sơ tán dân ra khỏi vùng phân lũ, chậm lũ theo Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng để đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội, ban hành theo Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1999 của Chính phủ và tham gia các sự cố lớn về đê điều, hồ đập khi có lệnh.
Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ GTVT, Văn phòng Bộ xin thông báo tới các Cục, Vụ, Sở Y tế GTVT, Công đoàn GTVT và các đơn vị có liên quan triển khai ngay các vấn đề nêu trong báo cáo tổng kết của Ban Chỉ đạo PCLB&TKCN Bộ GTVT cùng với thông báo này./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông báo 129/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 367/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 08/2008/CT-TTg về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2008 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 129/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 367/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông báo số 147/TB-BGTVT về kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông Vận tải tại hội nghị triển khai công tác giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2008 ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Số hiệu: 147/TB-BGTVT
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 17/04/2008
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Nguyễn Văn Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra