BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2013/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2013 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, ký tại Hà Nội ngày 29 tháng 11 năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (phía Việt Nam) và Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút (phía Bê-la-rút), sau đây gọi là "hai Bên",
Căn cứ Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Bê-la-rút về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác ký ngày 24 tháng 4 năm 1997,
Mong muốn phát triển và thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai nước,
Nhận thấy sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học sẽ tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc,
Hy vọng phát triển hợp tác một cách hiệu quả ở các lĩnh vực khác nhau của giáo dục,
Đã đồng ý như sau:
Điều 1. Hai Bên hợp tác trong những hướng hoạt động sau:
- Trao đổi kinh nghiệm quản lý theo các hướng phát triển quan trọng của hệ thống giáo dục;
- Đồng thực hiện các nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội - nhân văn và khoa học sư phạm mà hai Bên quan tâm;
- Đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ (sau đây gọi là người học);
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao trình độ, thực tập khoa học, đào tạo lại cho cán bộ giáo dục;
- Trao đổi chuyên gia làm công tác giảng dạy.
Điều 2. Hai Bên thúc đẩy và phát triển hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai nước, và xuất phát từ lợi ích chung, các cơ sở giáo dục đại học này có thể ký kết các thỏa thuận hợp tác riêng, phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.
Điều 3. Trong thời gian hiệu lực của Hiệp định này, hai Bên hàng năm trao đổi học bổng học đại học toàn khóa với số lượng tương đương:
- 05 học bổng đào tạo cử nhân (giai đoạn 1 của giáo dục đại học);
- 05 học bổng đào tạo thạc sĩ (giai đoạn 2 của giáo dục đại học);
- 05 học bổng đào tạo tiến sĩ.
Nhằm nâng cao hoạt động sư phạm, hai Bên hàng năm gửi đi bồi dưỡng nâng cao trình độ (thực tập khoa học) với số lượng 5 người là giáo sư, cán bộ giảng dạy của các cơ sở giáo dục đại học.
Hai Bên trao đổi hồ sơ của các ứng viên được nhận học bổng trước ngày 15 tháng 4 hàng năm, thông báo kết quả xét tuyển trước ngày 15 tháng 6 của năm đó.
Các sinh viên, học viên thạc sĩ được hai Bên tuyển chọn cử đi học được học khóa học tiếng (tiếng Nga và/hoặc tiếng Bê-la-rút đối với ứng viên Việt Nam; tiếng Việt và/hoặc tiếng Anh đối với ứng viên Bê-la-rút) với thời gian 01 năm học.
Đối với các nghiên cứu sinh Việt Nam được gửi đi đào tạo tiến sĩ tại nước Cộng hòa Bê-la-rút và các cán bộ giáo dục Việt Nam sang nước Cộng hòa Bê-la-rút thực tập cần phải thông thạo tiếng Bê-la-rút hoặc tiếng Nga. Đối với các nghiên cứu sinh Bê-la-rút sang học tiến sĩ tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cán bộ giáo dục Bê-la-rút sang nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực tập cần thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo yêu cầu của khóa học do Bên nhận quy định. Trong trường hợp cần thiết phía Việt Nam có thể đào tạo miễn phí khóa tiếng Việt dành cho các ứng viên Bê-la-rút nói trên với thời gian là 01 năm học.
Điều 4. Bên gửi chi trả chi phí đi lại quốc tế cho những người được học bổng quy định tại Điều 3 của Hiệp định này đến nơi học và trở về sau khi kết thúc khóa học.
Bên nhận đảm bảo cho các ứng viên được học bổng:
- Chi phí đi lại nội địa để thực hiện chương trình học tập, thực tập phù hợp với quy định hiện hành của Bên nhận;
- Miễn kinh phí đào tạo, sử dụng tài liệu học tập, trong đó có cả giáo trình, tư liệu, thông tin - phân tích;
- Trả học bổng với điều kiện người nhận học bổng thực hiện tốt nội dung các môn học theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
- Chỗ ở trong ký túc xá của cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chuẩn như đối với sinh viên là công dân của nước đến học;
- Bảo hiểm y tế theo quy định của Bên nhận và hỗ trợ cấp cứu y tế khẩn cấp không bị cản trở và được miễn phí.
Điều 5. Phía Việt Nam hàng năm gửi 10 sinh viên hoặc nghiên cứu sinh đi đào tạo toàn khóa tại các trường đại học Bê-la-rút bằng ngân sách của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chuyên ngành và trình độ đào tạo sẽ được cơ quan có thẩm quyền của hai Bên xác định và thống nhất theo từng năm học.
Điều 6. Hai Bên tạo cơ hội cho công dân của mỗi Bên được học tập tại các cơ sở giáo dục đại học của nhau theo hình thức do cá nhân hoặc tổ chức gửi đi đào tạo tự trả kinh phí.
Phía Bê-la-rút hàng năm cấp cho phía Việt Nam chỉ tiêu học bổng lấy từ nguồn kinh phí thu được từ hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học của nước Cộng hòa Bê-la-rút.
Số chỉ tiêu học bổng được cấp nói tại khổ thứ hai của Điều này do cơ sở giáo dục đại học cấp để nhận công dân Việt Nam chiếm ở mức 5 phần trăm (%) tổng số người được nhận vào học tại cơ sở giáo dục đại học đó trong năm với điều kiện số người được gửi đi học theo quy định tại Điều này không ít hơn 20 người.
Để phối hợp triển khai các điều khoản của Hiệp định này, các cơ quan nhà nước của hai Bên được giao chịu trách nhiệm là:
Về phía Việt Nam là Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về phía Bê-la-rút là Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Bê-la-rút.
Số lượng công dân Việt Nam được cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học của nước Cộng hòa Bê-la-rút và danh sách các ứng viên được nhận học bổng từ nguồn kinh phí thu được từ hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học của nước Cộng hòa Bê-la-rút được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền của phía Việt Nam và chuyên cho cơ quan có thẩm quyền của phía Bê-la-rút trước ngày 01 tháng 9 qua đường ngoại giao.
Điều 7. Phù hợp với các quy định pháp luật, hai Bên hỗ trợ việc gửi các giảng viên về ngôn ngữ và các môn khoa học xã hội và nhân văn khác sang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục dành cho người lớn, các viện nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng, cũng như tổ chức các hội thảo về giáo dục ở mỗi Bên.
Điều 8. Với mục đích trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy thực hiện các hoạt động nói tại Hiệp định này và đánh giá kết quả hợp tác của hai Bên, hàng năm sẽ trao đổi đoàn lãnh đạo và chuyên viên của Bộ Giáo dục hai nước, các giảng viên và cán bộ nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục với số lượng không quá 5 người.
Thời gian đi của các đoàn công tác này do hai Bên thỏa thuận thông qua đường ngoại giao.
Chi phí đi lại quốc tế, bảo hiểm y tế, chỗ ở của đoàn công tác do Bên cử đảm bảo theo quy định của nước mình.
Bên nhận đài thọ chi phí đi lại nội địa và tiền ăn trong thời gian đoàn công tác làm việc tại nước mình theo mức quy định.
Điều 9. Mỗi Bên mời học sinh phổ thông của Bên kia tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế được tổ chức ở nước mình.
Điều 10. Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở thống nhất của hai Bên bằng Nghị định thư riêng.
Điều 11. Các tranh chấp liên quan đến sự giải thích hay áp dụng các điều khoản của Hiệp định này được giải quyết thông qua trao đổi và đàm phán giữa hai Bên.
Điều 12. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng về việc hai Bên đã hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định này có thời hạn là năm (05) năm. Hiệp định này được tự động gia hạn mỗi lần là năm (05) năm nếu trong thời gian sáu (06) tháng trước ngày Hiệp định này hết thời hạn mà không Bên nào có thông báo bằng văn bản về ý định chấm dứt Hiệp định.
Hiệp định này sẽ không còn hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày nhận được văn bản thông báo chính thức liên quan của Bên kia. Trong trường hợp chấm dứt Hiệp định, các điều khoản của Hiệp định này vẫn được áp dụng cho tất cả các hoạt động đã thỏa thuận và được bắt đầu trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực nếu hai Bên không có thỏa thuận nào khác trong từng trường hợp cụ thể.
Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Hiệp định giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Bê-la-rút về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký ngày 31 tháng 8 năm 1998 sẽ không còn hiệu lực.
Làm tại Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2011, thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga, cả hai văn bản có giá trị pháp lý như nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
- 1Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận về Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020
- 2Quyết định 440/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Ca-ta do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 4225/TCT-HTQT thông báo hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Ma-rốc do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Thông báo hiệu lực của Hiệp định về Chương trình "Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thố
- 5Thông báo 45/2013/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông giữa Việt Nam và Bê-la-rút
- 6Thông báo hiệu lực của Hiệp định về đào tạo công dân Việt Nam tại cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Nga
- 7Thông báo 45/2020/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký giữa Việt Nam và Lát-vi-a
- 8Thông báo 41/2021/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học giữa Việt Nam và Ác-mê-ni-a
- 9Thông báo 16/2024/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Bê-la-rút
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận về Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020
- 3Quyết định 440/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Ca-ta do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 4225/TCT-HTQT thông báo hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Ma-rốc do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Thông báo hiệu lực của Hiệp định về Chương trình "Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thố
- 6Thông báo 45/2013/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông giữa Việt Nam và Bê-la-rút
- 7Thông báo hiệu lực của Hiệp định về đào tạo công dân Việt Nam tại cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Nga
- 8Thông báo 45/2020/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký giữa Việt Nam và Lát-vi-a
- 9Thông báo 41/2021/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học giữa Việt Nam và Ác-mê-ni-a
Thông báo hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Bê-la-rút
- Số hiệu: 29/2013/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 29/11/2011
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Belarus
- Người ký: Phạm Vũ Luận, Maskevich. S.A
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 337 đến số 338
- Ngày hiệu lực: 15/05/2013
- Ngày hết hiệu lực: 04/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực