BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2013/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2013 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ma Rốc, ký tại Ra-bát ngày 28 tháng 6 năm 2001, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 11 năm 2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC MA RỐC
Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ma Rốc, dưới đây gọi là "các Bên ký kết”,
Xét tới các quan hệ ưu đãi hiện tại giữa hai nước;
Với lòng mong muốn phát triển, tăng cường các quan hệ thương mại - kinh tế và xúc tiến thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi;
Đã thoả thuận như sau:
Tuy nhiên, khoản này sẽ không được áp dụng đối với các lợi thế, các ưu đãi và các thoả thuận khác mà một trong các Bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho:
a) Các nước láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho biên mậu;
b) Các nước thành viên của Liên minh quan thuế hoặc Khu mậu dịch tự do mà một trong hai Bên ký kết đang hoặc sẽ có thể trở thành thành viên;
c) Các nước thứ ba trong khuôn khổ Thoả ước khu vực hoặc đa phương nhằm hội nhập kinh tế.
a) Miễn thuế hải quan và các loại thuế tương đương đối với hàng mẫu, ấn phẩm quảng cáo không có giá trị thương mại và chỉ để dùng cho quảng cáo và tìm kiếm đơn đặt hàng;
b) Miễn thuế hải quan và các loại thuế tương đương đối với các hàng hoá, sản phẩm và các thiết bị cần thiết cho việc tổ chức các hội chợ, các triển lãm thương mại được tạm nhập, với kiện là các hàng hoá, sản phẩm và các thiết bị này sẽ được tái xuất sau đó.
- Tự do quá cảnh đối với các hàng hoá xuất phát từ lãnh thổ một Bên ký kết và đến lãnh thổ của một nước thứ ba;
- Tự do quá cảnh đối với hàng hoá xuất phát từ lãnh thổ một nước thứ ba và đến lãnh thổ của Bên ký kết kia.
a) Theo dõi việc áp dụng các khoản của Hiệp định này,
b) Đánh giá quan hệ thương mại song biên;
c) Đề ra các biện pháp có thể xúc tiến các quan hệ thương mại,
Uỷ ban sẽ tiến hành họp luân phiên tại Hà Nội và Rabat theo đề nghị của một trong hai bên ký kết.
Hiệp định này được ký kết cho một thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn cho các thời hạn tương tự, trừ phi một trong các bên ký kết thông báo cho bên kia, bằng văn bản ít nhất là ba tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực, ý định chấm dứt Hiệp định.
Làm tại Rabat ngày 28 tháng 6 năm 2001 thành 02 bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng A-rập và tiếng Pháp, ba văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có bất đồng về giải thích, bản tiếng Pháp sẽ là quyết định.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Thông báo hiệu lực của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Ma Rốc
- Số hiệu: 60/2013/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 28/06/2001
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Vương quốc Ma-rốc
- Người ký: Đỗ Như Đính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 931 đến số 932
- Ngày hiệu lực: 29/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực