Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2017 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2016 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2017 CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Ngày 11 tháng 01 năm 2017, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc và đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương. Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về kết quả công tác năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, ý kiến phát biểu của các cơ quan liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
1. Năm 2016, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, tái cơ cấu kinh tế còn chậm, thiên tai liên tiếp xảy ra, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung đã gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế. Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân chúng ta đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu và nhiều chỉ tiêu vượt mức kế hoạch đã đề ra; trong đó tăng trưởng bao trùm theo hướng xanh hơn, sạch hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm; môi trường kinh doanh đã được cải thiện, bảo đảm tốt hơn quyền tự do đầu tư kinh doanh; niềm tin xã hội, niềm tin thị trường bước đầu được khơi dậy trong người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tạo động lực cho phát triển.
Trong những thành tựu chung đó, có sự đóng góp tích cực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Bộ đã tham mưu xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, đề án phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công trung hạn và các giải pháp cụ thể thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng thể chế pháp luật tạo hành lang pháp lý và nền tảng cho phát triển. Thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực về phối hợp trong điều hành kinh tế vĩ mô; làm tốt vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều phối và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; công tác nghiên cứu của các Viện, công tác thống kê đã có bước đổi mới tích cực.
2. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn một số tồn tại, hạn chế, cần sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả, đó là:
a) Việc tổ chức triển khai các chiến lược lớn vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả; cụ thể, các chương trình tái cơ cấu chưa đạt mục tiêu đề ra; ba nút thắt về tăng trưởng, ngoài trừ cơ sở hạ tầng có một số cải thiện, thể chế và chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa có chuyển biến rõ nét; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ lượng sang chất chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; năng suất lao động chưa cao; chưa cân đối được nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đề ra.
b) Một số nhiệm vụ về xây dựng thể chế, pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chưa bảo đảm tiến độ theo quy định, chất lượng chuẩn bị chưa cao. Công tác phối hợp trong điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều hạn chế; chưa chủ động, quyết liệt phối hợp với các Bộ ngành, địa phương đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả dứt điểm các nhiệm vụ được giao.
c) Công tác xây dựng, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, mặc dù đã có đổi mới nhưng vẫn còn vướng mắc, bất cập; việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công còn chậm so với quy định, tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công chưa đạt yêu cầu; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công còn thấp.
d) Công tác phân tích, dự báo còn hạn chế, dẫn đến việc phản ứng chính sách chưa được nhanh nhạy, kịp thời.
3. Năm 2017 là năm bản lề của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, trong bối cảnh thế giới bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng hội nhập quốc tế, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc tác động mạnh đến các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7% thì việc ưu tiên tập trung xử lý các "điểm nghẽn" để tái cơ cấu nền kinh tế một cách thực chất, tạo lập nền tảng vững chắc cho tăng trưởng bền vững trong dài hạn là cần thiết. Từ đó cho thấy nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong những năm tới hết sức nặng nề. Về cơ bản, nhất trí với các mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo; thời gian tới, Bộ cần tập trung một số trọng tâm sau:
a) Tập trung triển khai các giải pháp đề ra trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành, nhất là nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ. Với trách nhiệm là cơ quan soạn thảo Nghị quyết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải là cơ quan đi đầu trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
b) Phát huy mạnh mẽ hơn nữa chức năng xây dựng thể chế, hoạch định chiến lược, tham mưu các cơ chế, chính sách đột phá cho Chính phủ để tạo động lực thực hiện thành công các cải cách kinh tế, nâng cao năng lực của nền kinh tế, huy động nguồn lực trong toàn xã hội để phát triển, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp trong năm 2017 và các năm tới. Kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ nguồn lực đầu tư, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí.
c) Nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế đã chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường. Việc lập quy hoạch, kế hoạch phải đi trước một bước, phải dựa trên các quy luật của nền kinh tế thị trường, trên tinh thần kiến tạo, có sự tham gia rộng rãi đặc biệt của các nhà khoa học, các tổ chức kinh tế, xã hội có liên quan. Các quy hoạch được lập phải dựa trên lợi ích của quốc gia, của dân tộc, phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn; tránh tình trạng lập quy hoạch tạo cơ chế xin cho, kìm hãm sự phát triển và có sự đan xen lợi ích cục bộ của các bộ, ngành. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tư, đề cao quyền chủ động trách nhiệm của các địa phương, đồng thời khắc phục tình trạng 63 nền kinh tế địa phương đang xảy ra.
d) Tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng phân tích dự báo, tham mưu tổng hợp; đẩy mạnh công tác thống kê với quan điểm chủ đạo là thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời và minh bạch; áp dụng chuẩn mực thống kê của thế giới; chuẩn hóa quy trình và ứng dụng công nghệ hiện đại; phát huy hơn nữa vai trò Tổ trưởng Tổ điều phối kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí chuẩn mực, khoa học, đánh giá độ tin cậy các thông số đầu vào, đầu ra nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, chất lượng thẩm định các dự án về hạ tầng.
đ) Đẩy mạnh cơ cấu lại bộ máy của Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn liền với công tác cán bộ; nghiêm túc, sáng tạo, gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ. Cán bộ hệ thống kế hoạch phải liêm chính, gương mẫu, phải thực hành và nêu gương chống tham nhũng, nhũng nhiễu, tiêu cực gây phiền hà với tổ chức, đơn vị.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 35/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ để bàn về chủ trương, giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 61/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành Công Thương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 65/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh
- 4Thông báo 84/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về định hướng nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021-2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 35/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ để bàn về chủ trương, giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 61/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành Công Thương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 65/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh
- 5Thông báo 84/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về định hướng nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021-2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 96/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 96/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 22/02/2017
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra