Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 565/TB-VP | TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2007 |
THÔNG BÁO
NỘI DUNG KẾT LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ HOÀNG QUÂN, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VÀ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TRUNG TÍN, PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TẠI HỘI NGHỊ GIAO BAN BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM THÀNH PHỐ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP TRÊN HEO (PRRS) THỜI GIAN QUA VÀ TRIỂN KHAI MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỜI GIAN TỚI.
Ngày 03 tháng 8 năm 2007, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm thành phố nhằm kiểm điểm, đánh giá tiến độ thực hiện các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch PRRS trong thời gian qua và tiếp tục triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Thành phần tham dự hội nghị có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các quận - huyện, đại diện các sở - ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các cơ quan thông tấn, báo chí.
Chủ trì hội nghị do đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và đồng chí Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Sau khi nghe Chi cục Thú y báo cáo tình hình triển khai các biện pháp phòng, chống hội chứng PRRS và tiến độ triển khai các biện pháp phòng, chống PRRS, đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và đồng chí Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã kết luận và chỉ đạo như sau:
- Trong 7 tháng qua, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện thường xuyên đồng bộ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; không để xảy ra dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc; triển khai nhiều biện pháp như vận động, tuyên truyền nhân dân; giám sát dịch tễ, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; kiểm tra, xử lý kiên quyết các sai phạm; tăng cường phối hợp với các tỉnh lân cận trong công tác phòng, chống dịch.
- Trước tình hình bùng phát dịch bệnh PRRS còn gọi là bệnh tai xanh kết hợp với nhiều bệnh truyền nhiễm khác xảy ra trên heo tại một số tỉnh; hoạt động vận chuyển mua bán gia súc, sản phẩm thịt gia súc không rõ nguồn gốc từ các tỉnh giáp ranh vùng dịch liên tục đổ về thành phố, đang là nguy cơ đe dọa đến vấn đề an toàn dịch tễ cho đàn gia súc của thành phố. Mặc dù bệnh tai xanh trên heo không lây cho người, nhưng nếu heo bị lây nhiễm PRRS dễ tạo cơ hội cho nhiều bệnh khác bộc phát trên đàn heo giống và sẽ gây thiệt hại nặng về kinh tế chăn nuôi, ảnh hưởng sức khỏe đàn gia súc của thành phố. Vì vậy các quận huyện, ban ngành cần nhận thức rõ mối nguy hại của bệnh PRRS, không được chủ quan, mất cảnh giác, phải tích cực chủ động phòng bệnh từ xa, tuyệt đối không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn thành phố, nhất là trong những tháng còn lại của năm 2007.
- Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo song song với việc thực hiện kế hoạch hành động phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm A (H5N1) ở người, đảm nhận trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng ngừa hội chứng PRRS trên heo và các dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, phải xem đây vừa là nhiệm vụ kinh tế vừa là nhiệm vụ chính trị nên cần tập trung thực hiện triệt để; Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác phòng, chống PRRS trên toàn thành phố, tiếp tục thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp đã và đang triển khai, cụ thể như sau:
1. Thực hiện nghiêm Công điện khẩn số 29/CĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai các biện pháp phòng chống dịch, Công văn số 4696/UBND-CNN ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về khẩn trương thực hiện phòng, chống dịch PRRS trên địa bàn thành phố.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Cử lực lượng của Sở phối hợp Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra đột xuất hoạt động của cán bộ thú y tại các cơ sở do thú y phụ trách.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y tổ chức tập huấn các biện pháp vệ sinh an toàn trong chăn nuôi cho các hộ, cơ sở chăn nuôi, tập huấn để người chăn nuôi hiểu biết lâm sàng khi gia súc gia cầm bị bệnh, nhằm phát hiện dịch kịp thời, giảm nguy cơ phát dịch bệnh trên gia súc, phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền cho người dân hiểu và nhận thức đầy đủ về bệnh PRRS, về các trại chăn nuôi an toàn trên địa bàn để người dân an tâm sử dụng sản phẩm thịt heo đã qua kiểm soát của thú y cung cấp cho thị trường.
- Phối hợp với Thú y các tỉnh lân cận và các tỉnh có nguồn heo cung cấp cho thành phố hàng ngày để kiểm tra chặt chẽ khâu kiểm dịch, cấp phép chứng nhận thú y khi chở vào thành phố.
3. Giao Chi cục Thú y:
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của quận - huyện, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp an toàn sinh học, cách thức phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi nhằm tiến tới xây dựng mô hình trại chăn nuôi cung cấp sản phẩm thịt gia súc an toàn.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã - phường kiểm tra chặt chẽ tình hình dịch tễ đến từng hộ, cơ sở chăn nuôi heo; tổ chức và hướng dẫn yêu cầu người chăn nuôi phải thực hiện quy trình vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, môi trường xung quanh.
- Không áp đặt các biện pháp dập dịch trong việc xử lý gia súc nghi nhiễm bệnh của các hộ chăn nuôi khi chưa xác định được có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
- Bố trí lực lượng trực 24/24, kiểm tra chặt chẽ nguồn heo từ các tỉnh nhập vào thành phố, nhất là tại các cửa ngõ, các tuyến quốc lộ, liên tỉnh lộ nhằm kịp thời phát hiện xử lý những heo không rõ nguồn gốc, heo đang mắc bệnh từ các tỉnh đưa về và trực 24/24 tại các cơ sở giết mổ; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ trái phép.
- Tăng cường kiểm tra phát hiện và kiểm điểm nghiêm khắc những cán bộ thú y, kể cả người lãnh đạo trực tiếp nếu lơ là, thiếu trách nhiệm trong lúc thi hành nhiệm vụ hoặc tiếp tay cho người giết mổ, kinh doanh gia súc và sản phẩm gia súc trái phép, gia súc bệnh.
4. Giao Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đảm bảo bảo vệ an toàn đàn heo giống, không để xảy ra bệnh dịch, nhằm đảm bảo thành phố đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp giống an toàn cho người chăn nuôi khi hết dịch bệnh nhằm đảm bảo cung cấp lượng thịt heo cho tiêu dùng của nhân dân thành phố, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán.
5. Giao Chi cục Quản lý thị trường thành phố phối hợp Chi cục Thú y tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc tiêu thụ heo nhiễm bệnh xâm nhập vào thành phố.
6. Giao Sở Tài chính thành phố đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch bệnh PRRS. Ủy ban nhân dân quận - huyện và các đơn vị liên ngành có trách nhiệm quản lý và quyết toán với Sở Tài chính trong việc sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người và chống bệnh PRRS trên địa bàn trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả và tránh tiêu cực. Trường hợp kinh phí phòng, chống dịch phát sinh vượt dự toán giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát để đề xuất thành phố phê duyệt bổ sung thêm.
Về kinh phí hỗ trợ cho người dân có gia súc bị mắc bệnh PRRS phải tiêu hủy: thành phố chủ trương phải căn cứ và thực hiện theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở chỉ hỗ trợ các hộ chăn nuôi đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phòng, chống dịch
7. Các lực lượng đoàn liên ngành, nhất là Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các quận huyện chủ động phối hợp với lực lượng Thú y, Công an, Quản lý thị trường, Thanh niên xung phong và các đoàn thể tăng cường hoạt động kiểm tra thường xuyên, giám sát dịch bệnh và phòng chống PRRS trên địa bàn; các lực lượng đoàn liên ngành duy trì lực lượng chốt chặn (24/24) tại các đầu mối giao thông, các tuyến quốc lộ, liên tỉnh lộ, các cửa ngỏ ra vào thành phố. Ban chỉ đạo các quận - huyện có báo cáo bằng văn bản sau mỗi đợt kiểm tra về Thường trực Ban chỉ đạo thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố truyền đạt nội dung kết luận và chỉ đạo của đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và đồng chí Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm thành phố đến các sở - ngành, quận - huyện để nắm và triển khai tổ chức thực hiện./.
| KT. CHÁNH VĂN PHÒNG |
- 1Quyết định 910/QĐ-UBND năm 2013 công bố hết dịch lợn tai xanh (PRRS) trên địa bàn huyện Trực Ninh và xã Hải Đường huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- 2Quyết định 902/QĐ-UBND năm 2013 công bố hết dịch lợn tai xanh (PRRS) trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 2075/QĐ-UBND năm 2016 về phương án phòng chống dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh lợn (PRRS), dịch Lở mồm long móng gia súc và bệnh Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017
- 1Quyết định 910/QĐ-UBND năm 2013 công bố hết dịch lợn tai xanh (PRRS) trên địa bàn huyện Trực Ninh và xã Hải Đường huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- 2Quyết định 902/QĐ-UBND năm 2013 công bố hết dịch lợn tai xanh (PRRS) trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 2075/QĐ-UBND năm 2016 về phương án phòng chống dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh lợn (PRRS), dịch Lở mồm long móng gia súc và bệnh Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017
Thông báo 565/TB-VP năm 2007 nội dung kết luận của đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và đồng chí Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm thành phố trong việc đánh giá tiến độ thực hiện các biện pháp khẩn cấp phòng, chống hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS) thời gian qua và triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới
- Số hiệu: 565/TB-VP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 10/08/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Huỳnh Khánh Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra