- 1Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2601/VPCP-KGVX năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2021 về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 6263/VPCP-KGVX năm 2021 về triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 505/TB-VP | Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021 |
Hồi 9h30 ngày 08/9/2021, tại Trụ sở UBND Thành phố, đồng chí Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND Thành phố cùng đồng chí Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, UVBCHTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì họp bàn về việc quản lý và cấp giấy đi đường phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dự họp có các đồng chí đại diện lãnh đạo: Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Văn phòng Bộ Công an, Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, đồng chí Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố, các đồng chí đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND Thành phố.
Trên cơ sở ý kiến của Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an và ý kiến của các đại biểu dự hội nghị, đồng chí Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND Thành phố kết luận, chỉ đạo như sau:
I. Bộ Công an và UBND Thành phố thống nhất một số nội dung sau:
- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, hướng dẫn số 2601/VPCP-KGVX ngày 04/4/2020 của Văn phòng Chính phủ; Văn bản số 6263/VPCP-KGVX, ngày 07/9/2021 về việc triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Văn bản số 484-TB/TU ngày 07/9/2021 của Thành ủy thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố, tại hội nghị này đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố thống nhất một số nội dung sau:
Bộ Công an phối hợp, hỗ trợ Thành phố Hà Nội triển khai 04 phần mềm ứng dụng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố; đảm bảo điều chỉnh việc cấp giấy đi đường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy; khắc phục nội dung còn bất cập trong việc cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng nhằm đáp ứng yêu cầu: không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp chờ đợi kéo dài; không để tập trung đông người và ùn tắc giao thông, nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các chốt kiểm soát dịch; đảm bảo nguyên tắc cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; các phần mềm ứng dụng chặt chẽ, đồng bộ, liên thông với việc quản lý dữ liệu dân cư quốc gia; để có cơ sở thống nhất trong việc triển khai các nhiệm vụ không chỉ trong giai đoạn phòng, chống dịch mà còn phục vụ công tác quản lý, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tiếp theo.
Trước mắt, triển khai các điều kiện và ứng dụng 04 hệ thống phần mềm (do C06 đã nghiên cứu, xây dựng phần mềm trên nền tảng CSDL quốc gia về dân cư và triển khai thực hiện tại các địa phương và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Việc triển khai các phần mềm đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, phát huy được hiệu quả của CSDL quốc gia về dân cư, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch và phục vụ công tác an sinh xã hội).
1) Phần mềm Quản lý công dân vùng dịch
- Tính năng và tiện ích: Thông tin công dân kê khai tờ khai y tế được kiểm duyệt chính xác qua CSDL quốc gia về dân cư; qua các chốt được kiểm soát chặt chẽ; CSKV/CAX thực hiện truy vết đầy đủ chính xác công dân, đặc biệt là cả phương tiện để phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống dịch; kịp thời thông tin cho F1, F2 khi phát hiện F0 giúp quản lý hiệu quả, tiết kiệm phục vụ phòng chống dịch, phòng chống tội phạm. Hệ thống bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu công dân được bảo mật. Dễ dàng triển khai ở các điểm khi có yêu cầu: Siêu thị, cửa hàng thuốc, trung tâm thương mại...
- Điều kiện triển khai: Triển khai được ngay thông qua điện thoại di động, máy tính có kết nối internet trên địa chỉ https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn và ứng dụng VN-EID trên điện thoại di động (hiện đã hoạt động trên Iphone) mà không phải đầu tư hệ thống, phần mềm.
- Ứng dụng này đã được triển khai rộng rãi trên cả nước và đặc biệt đang phát huy hiệu quả trong phục vụ kiểm soát dịch tại Tp.Hồ Chí Minh:
+ Quản lý tại các chốt kiểm soát người đi đường đã phát hiện các F0, truy vết và thông báo cho các trường hợp F1 (hàng ngày điện gửi danh sách cho địa phương để phòng, chống dịch).
+ Kiểm soát đối với Shipper (tại Tp. Hồ Chí Minh theo thời gian, phạm vi hoạt động. Theo đó, tại TP. Hồ Chí Minh có 22.214 shipper kê khai thông tin qua phần mềm. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện 4.523 shipper hoạt động tại địa bàn không đúng theo khai báo).
+ Triển khai ứng dụng kê khai di chuyển nội địa trên ứng dụng di động “VNEID” và đọc mã “QR code” bằng Camera tại các chốt giảm tải việc tiếp xúc và tăng hiệu quả kiểm soát. Đây là giải pháp phù hợp, hiệu quả đang được Tp.Hồ Chí Minh triển khai rộng rãi, đặc biệt rất phù hợp với việc kiểm soát người và phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu (Hiện đang thực hiện quản lý trên phần mềm riêng của Bộ Giao thông vận tải).
+ Tiếp nhận thông tin và kiểm soát công dân đã được tiêm chủng vaccin để phục vụ quản lý các điều kiện bảo đảm công dân được đi lại trên đường.
2. Phần mềm Quản lý công dân nghi nhiễm Covid;
- Tính năng và tiện ích: Phần mềm này nhằm thực hiện cập nhật tình trạng nhiễm Covid (F0) và nguy cơ nhiễm Covid (F1, F2).
CSKV, CAX thường xuyên cập nhật theo dõi tình trạng của người nhiễm/nghi nhiễm, phục vụ kiểm soát việc giải quyết đi lại; phục vụ kiểm soát tình trạng người dân khi tham gia giao thông và quản lý di biến động dân cư, đặc biệt đối với người có nguy cơ cao nhiễm Covid.
Hiện nay, Công an các địa phương hàng ngày đã tiến hành cập nhật F0, F1, F2 vào hệ thống CSDL quốc gia về dân cư để theo dõi, quản lý.
- Điều kiện triển khai: Phần mềm đã được cập nhật trên hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, CSKV, CAX sử dụng được ngay, không phát sinh kinh phí.
3. Phần mềm quản lý tiêm chủng
- Tính năng, tiện ích: Thực hiện quản lý tiêm chủng, lập kế hoạch tiêm và kế hoạch cung ứng vắc xin tiêm thay thế thủ công. Phần mềm xây dựng bám sát nghiệp vụ tiêm chủng của cơ sở; việc thực hiện kê khai, kiểm soát thông qua thẻ CCCD gắn chíp (có mã “QR Code”) giúp thực hiện kê khai và đăng ký nhanh chóng, chính xác; tránh ùn ứ, tụ tập đông người tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, công dân được chủ động về lịch tiêm tránh mất thời gian. Các chức năng trong các bước thực hiện tiêm chủng hỗ trợ hiệu quả cho cán bộ y tế; hệ thống và dữ liệu công dân đảm bảo an ninh an toàn thông tin và bảo mật.
- Kết quả triển khai thí điểm tại Hà Nội: Bộ Công an đã thống nhất với UBND Thành phố Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội triển khai thí điểm tại CDC Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn, tiếp đó triển khai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (tổng số 1.115 mũi tiêm). Qua thí điểm cho thấy phần mềm rất hiệu quả, sát thực tiễn, đảm bảo chính xác với công nghệ được ứng dụng tiên tiến được áp dụng. Hiện nay Bộ Công an đang đề nghị Sở y tế Hà Nội đánh giá và đề xuất triển khai trên toàn TP. Hà Nội.
- Điều kiện triển khai: Phần mềm đã được cập nhật trên hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, CSKV, CAX sử dụng được ngay, không phát sinh kinh phí.
4. Phần mềm Quản lý công dân diện chính sách được hỗ trợ do dịch bệnh Covid.
- Tính năng, tiện ích: Thực hiện xác minh, đánh dấu phục vụ quản lý, tra cứu nhanh chóng thông tin công dân trên toàn quốc (đặc biệt là công dân tạm trú, lưu trú, lang thang cơ nhỡ); giúp công khai, minh bạch, chi trả đúng đối tượng, công dân không thể nhận 2 lần; hạn chế tình trạng tiêu cực, tham nhũng. Hệ thống và dữ liệu công dân đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật.
(Bộ Công an giao C06 và Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư giới thiệu ứng dụng và giải pháp đề nghị lãnh đạo UBND Thành phố và các Sở, ngành nghiên cứu, thảo luận, xem xét, quyết định và phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ triển khai để có thể ứng dụng nhanh nhất phục vụ công tác phòng chống dịch hiện nay).
II. Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo, giao nhiệm vụ các Sở, ngành:
1. Giao Sở Thông tin và Truyền thông:
- Việc triển khai phần mềm ứng dụng nêu trên là cần thiết, yêu cầu khẩn trương, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý Vùng nội đô, nhất là Vùng 1; yêu cầu các Sở, ngành tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, đồng bộ; triển khai phần mềm thí điểm trên một vài địa bàn, từ đó, đánh giá, xây dựng Kế hoạch trình UBND Thành phố chỉ đạo triển khai nhân rộng.
- Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố, ý kiến của các đồng chí đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, các đại biểu dự họp, dự thảo báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố trình Thường trực Thành ủy xin ý kiến chỉ đạo về việc triển khai hệ thống 04 phần mềm ứng dụng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an hỗ trợ để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố ngay trong thời gian tới.
- Là đầu mối cùng Công an Thành phố trực tiếp phối hợp làm việc với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, các sở, ngành Thành phố xây dựng kịch bản tối ưu, lộ trình thích ứng đưa vào ứng dụng ngay đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay và việc triển khai trong giai đoạn tiếp theo.
2. Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan:
Xây dựng kế hoạch chi tiết về việc triển khai công tác cấp giấy đi đường bằng ứng dụng phần mềm trên nền tảng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy và UBND Thành phố; tham mưu với cấp có thẩm quyền xây dựng Bộ tiêu chí “Vùng đỏ”, “Vùng vàng”, “Vùng xanh”..; bảo đảm đáp ứng yêu cầu: rõ trách nhiệm Công an xã, phường, thị trấn, quản lý chặt chẽ người đi đường, quét, thu gom số lang thang, cơ nhỡ, quản lý chặt số người nghiện, quản lý chặt “Shipper”, quản lý chặt số lao động tự do.
Theo chức năng nhiệm vụ liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an Thành phố trong việc triển khai việc xây dựng kế hoạch ứng dụng phần mềm trên nền tảng Cơ sử dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay và lâu dài phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong giai đoạn tiếp theo (như việc đáp ứng đúng quy chuẩn, quy định của ngành, lĩnh vực; việc đồng bộ hạ tầng công nghệ, việc tích hợp, đồng bộ dữ liệu ở các hệ cơ sở dữ liệu; kết nối giữa các hệ thống phần mềm, tiết kiệm chi phí, ứng dụng nhanh, kịp thời, hiệu quả, tối ưu; khi triển khai theo nguyên tắc rõ ràng, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp).
Văn phòng UBND Thành phố thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố để các đơn vị biết, phối hợp và triển khai thực hiện./.
| KT. CHÁNH VĂN PHÒNG |
- 1Công văn 3853/SCT-QLTM năm 2021 hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển trong Vùng 1 thuộc lĩnh vực Công thương do Sở Công thương thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 13943/SYT-VP năm 2021 hướng dẫn cấp giấy đi đường cho cá nhân và phương tiện vận chuyển thuộc lĩnh vực Y tế do Sở Y tế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 6354/SYT-VP năm 2021 phối hợp cung cấp danh sách cấp giấy đi đường do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Thông báo 510/TB-VP về kết luận chỉ đạo của đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội tại hội nghị giao ban Sở Chỉ huy Thành phố với Sở Chỉ huy các cấp tại hội nghị giao ban Sở Chỉ huy các cấp ngày 14/9/2021
- 1Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2601/VPCP-KGVX năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2021 về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 3853/SCT-QLTM năm 2021 hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển trong Vùng 1 thuộc lĩnh vực Công thương do Sở Công thương thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 6263/VPCP-KGVX năm 2021 về triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 13943/SYT-VP năm 2021 hướng dẫn cấp giấy đi đường cho cá nhân và phương tiện vận chuyển thuộc lĩnh vực Y tế do Sở Y tế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 6354/SYT-VP năm 2021 phối hợp cung cấp danh sách cấp giấy đi đường do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Thông báo 510/TB-VP về kết luận chỉ đạo của đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội tại hội nghị giao ban Sở Chỉ huy Thành phố với Sở Chỉ huy các cấp tại hội nghị giao ban Sở Chỉ huy các cấp ngày 14/9/2021
Thông báo 505/TB-VP năm 2021 về kết luận của đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tại cuộc họp với đồng chí Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đồng về nội dung liên quan đến việc cấp và quản lý giấy đi đường phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 505/TB-VP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 10/09/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Tự Lực
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định