Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/TB-BGDĐT | Hà Nội, ngày 23 tháng 1 năm 2017 |
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG PHẠM MẠNH HÙNG TẠI HỘI NGHỊ THANH TRA GIÁO DỤC TOÀN QUỐC
Ngày 19 tháng 12 năm 2016, hội nghị công tác thanh tra giáo dục toàn quốc được tổ chức với 63 điểm cầu trên cả nước. Tham dự hội nghị có Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND tỉnh), Lãnh đạo Thanh tra các Bộ, Ngành, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện; Lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các Đại học, Trường Đại học, cơ sở giáo dục đại học, Thanh tra sở GDĐT, các phòng ban chuyên môn của sở GDĐT, Phòng GDĐT, cộng tác viên thanh tra giáo dục. Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý và Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng đồng chủ trì hội nghị.
Sau khi nghe báo cáo “Đổi mới công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”, các tham luận, ý kiến phát biểu của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và ý kiến phát biểu của đại biểu, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng kết luận:
Trong 3 năm qua việc đổi mới hoạt động thanh tra theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2016 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục (NĐ số 42) là đúng hướng. Việc đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục thời gian qua là một trong những lĩnh vực đi đầu trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Hoạt động thanh tra giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành. Hoạt động thanh tra giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra quản lý nhằm tác động vào cả hệ thống.
Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra vẫn còn có những khó khăn, đó là sai phạm trong lĩnh vực giáo dục nảy sinh đa dạng, phức tạp trong khi chế tài xử lý còn thiếu, yếu, không đủ sức răn đe; việc thực hiện kết luận thanh tra còn chậm, không triệt để, việc phối hợp trong công tác thanh tra giữa các bộ, ngành, giữa thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện còn hạn chế; đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra ở một số địa phương còn thiếu; việc xây dựng Kế hoạch thanh tra còn dàn trải; hiệu quả hoạt động thanh tra chưa cao.
Để thực hiện tốt 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành giáo dục với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của công tác thanh tra giáo dục thời gian qua, các cơ quan, đơn vị cần tập trung triển khai tốt các nhóm nhiệm vụ sau:
Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và những quy định mới về công tác thanh tra, chính sách mới về quản lý giáo dục, Thanh tra Bộ chủ động đề xuất nội dung, chuyên đề về nghiệp vụ, kỹ năng làm công tác thanh tra; phối hợp với Thanh tra Chính phủ hoàn thiện các quy trình thanh tra theo đặc thù của ngành để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra. Tiếp tục xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về thanh tra giáo dục cho từng nhóm đối tượng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của toàn ngành.
Sở GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, phối hợp với Thanh tra Bộ trong chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề nóng, được dư luận phản ánh, quan tâm.
Các Bộ, ngành Trung ương phối hợp với Bộ GDĐT trong công tác thanh tra đối với cơ sở giáo dục trực thuộc. Trao đổi, chia sẻ thông tin trong việc xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch thanh tra đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ, ngành.
Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục căn cứ kết quả công tác thanh tra, giải quyết KN, TC để đánh giá, xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
Bộ GDĐT trân trọng thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 4532/BGDĐT-VP năm 2016 về dự Hội nghị triển khai công tác thanh tra năm học 2016-2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Chỉ thị 5972/CT-BGDĐT năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị định 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục
- 3Công văn 4532/BGDĐT-VP năm 2016 về dự Hội nghị triển khai công tác thanh tra năm học 2016-2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Chỉ thị 5972/CT-BGDĐT năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông báo 47/TB-BGDĐT năm 2017 kết luận của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng tại Hội nghị thanh tra giáo dục toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 47/TB-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 23/01/2017
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Đình Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra