Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 438/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VŨ ĐỨC ĐAM PHIÊN HỌP TOÀN THỂ ỦY BAN QUỐC GIA VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (gọi tắt là Ủy ban) đã chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban. Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Thông tin vào Truyền thông Trần Minh Tuấn - Ủy viên thường trực Ủy ban, các Ủy viên Ủy ban, đại diện lãnh đạo: Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Hội tin học Việt Nam, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và một số chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sau khi nghe báo cáo của Văn phòng Chính phủ về tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm 2016 của các cơ quan nhà nước, báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình an toàn thông tin mạng, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban đã kết luận như sau:
I. Thời gian qua, thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện, bước đầu đạt được kết quả khả quan. Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 của Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam xếp thứ 89/193 nước trên thế giới (tăng 10 bậc so với năm 2014), xếp thứ 6 trong khối các nước Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Brunei. Việt Nam vẫn nằm trong số các nước trung bình về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế, như: tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử của các bộ, ngành chưa cao; một số cơ chế mới về quản lý đầu tư công nghệ thông tin chậm được ban hành; cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, cơ quan nhà nước cấp độ 3,4 mới đạt 64% kế hoạch năm 2016; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng còn nhiều bất cập, chưa được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm đúng mực, để xảy ra một số vụ việc khá nghiêm trọng.
II. Trong thời gian tới, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (liên quan trực tiếp đến công nghệ thông tin) đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin một cách toàn diện, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ thông tin, bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới. Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết 36a và các văn bản chỉ đạo có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời kêu gọi cộng đồng công nghệ thông tin hưởng ứng tinh thần quốc gia khởi nghiệp, phấn đấu đồng hành cùng mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó có 10% là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup - phát triển trên nền tảng sáng tạo khoa học công nghệ và công nghệ thông tin). Một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong giai đoạn tiếp theo:
1. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 của Liên Hợp Quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương xác định rõ nhiệm vụ và thời hạn thực hiện nhằm nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các năm sau.
2. Kiên quyết đẩy mạnh thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, thực hiện việc thuê ngoài đối với các dịch vụ công liên quan thanh toán, chi trả, bảo đảm hiệu quả, thuận tiện, tiết kiệm và công khai, minh bạch.
3. Khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn thông tin, chú trọng việc thu hút, ưu đãi trong sử dụng và phát triển nhân lực an toàn thông tin; ưu tiên nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết bị an toàn thông tin đặc thù, chuyên biệt của Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên tuyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong thời đại bùng nổ ứng dụng Internet và thiết bị thông minh.
4. Giao Văn phòng Chính phủ:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung xây dựng, đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia trong năm 2017, sử dụng nguồn lực đầu tư từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Danh mục dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 của năm 2017. Yêu cầu các bộ, cơ quan tập trung vào tính khả thi của việc thực hiện khi đăng ký dịch vụ.
5. Giao Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) xây dựng chỉ số đánh giá dịch vụ công trực tuyến, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chỉ số đánh giá an toàn thông tin đối với từng bộ, ngành và địa phương, tổ chức đánh giá, công bố kết quả hằng năm.
- Đẩy mạnh tuyên truyền các lợi thế khi sử dụng tên miền quốc gia “.vn” trong các tổ chức, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, các trường và cơ sở giáo dục; theo thẩm quyền, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các đối tượng có nhu cầu đăng ký nhằm phát triển số lượng trang web có tên miền quốc gia từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên không gian mạng quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách sử dụng, thu hút nhân lực an toàn thông tin mạng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn 1439/VPCP-KTTH năm 2014 về thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 405/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 673/VPCP-ĐMDN năm 2016 về chuyển giao Trường Trung học Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin III do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 82/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị về Chỉ số Chính phủ Điện tử của Liên hợp quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công văn 1439/VPCP-KTTH năm 2014 về thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 405/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 4Công văn 673/VPCP-ĐMDN năm 2016 về chuyển giao Trường Trung học Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin III do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 82/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị về Chỉ số Chính phủ Điện tử của Liên hợp quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 438/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 438/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 28/12/2016
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Lê Mạnh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra