BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2015/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2015 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ác-mê-ni-a về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học và kỹ thuật ký tại Hà Nội ngày 08 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2015.
Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Ác-mê-ni-a về hợp tác kinh tế thương mại ký tại Hà Nội ngày 13 tháng 12 năm 1992, hết hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2015.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ác-mê-ni-a, (sau đây gọi là “các Bên”),
Căn cứ mối quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ác-mê-ni-a,
Với mong muốn củng cố, duy trì và phát triển hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa các Bên và tăng cường, đa dạng hóa thương mại hai nước,
Dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và luật pháp quốc tế,
Thỏa thuận như sau:
1. Các Bên, trong khuôn khổ của pháp luật quốc gia hai nước, và có tính đến nghĩa vụ quốc tế, sẽ phát triển, tăng cường và đa dạng hóa hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học và kỹ thuật trên cơ sở cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
2. Hợp tác đó nhằm vào mục đích cụ thể như sau:
a) Củng cố và đa dạng hóa các kết nối kinh tế giữa các Bên;
b) Khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức và doanh nghiệp các cấp của các Bên, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm thúc đẩy đầu tư, liên doanh và các hình thức hợp tác khác giữa họ.
1. Hợp tác được thỏa thuận tại Điều 1 của Hiệp định này sẽ được mở rộng giữa các Bên, cụ thể ở những lĩnh vực sau:
a) Chính sách đầu tư;
b) Du lịch;
c) Công nghiệp;
d) Khoa học, kỹ thuật và đổi mới;
e) Vận tải và quá cảnh;
f) Công nghệ thông tin và truyền thông;
g) Phát triển khu vực;
h) Nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản);
i) Bảo vệ môi trường;
j) Các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm để thúc đẩy việc mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại, công nghiệp, khoa học và kỹ thuật.
2. Các Bên sẽ tham khảo ý kiến của nhau để xác định các lĩnh vực hợp tác ưu tiên cũng như các lĩnh vực mới trong hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học và kỹ thuật được bao gồm trong Hiệp định.
Nhằm đạt được các mục tiêu của Hiệp định này, các Bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy trong các hoạt động khác như sau:
a) Thông tin và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ;
b) Liên kết giữa các tổ chức nghề nghiệp, viện và các hiệp hội;
c) Các chuyến thăm, tiếp xúc và hoạt động kinh doanh để thúc đẩy hợp tác giữa các cá thể, các quan chức và các tổ chức kinh tế;
d) Tổ chức hội chợ và triển lãm; các hội thảo và hội nghị chuyên đề;
e) Hình thành các liên doanh và các hình thức khác của hoạt động kinh tế chung;
f) Sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quan hệ kinh tế song phương;
g) Các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch.
1. Các Bên sẽ thường xuyên trao đổi thông tin cần thiết về thương mại, đầu tư, dịch vụ tài chính và các thông tin khác để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học và kỹ thuật.
2. Các Bên ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Các Bên sẽ thường xuyên trao đổi thông tin dựa trên cơ sở pháp luật và thủ tục quản lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước mình.
1. Với mục đích thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 1 của Hiệp định này, các Bên sẽ thành lập Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Ác-mê-ni-a về hợp tác Kinh tế - Thương mại, Khoa học và Kỹ thuật (sau đây gọi là “Ủy ban liên Chính phủ”).
2. Ủy ban liên Chính phủ gồm đại diện các cơ quan nhà nước tương ứng của các Bên, do Lãnh đạo của một Bộ hoặc cơ quan Chính phủ tương ứng của mỗi Bên làm Chủ tịch.
3. Ủy ban liên Chính phủ sẽ tổ chức các phiên họp khi cần thiết nhưng không ít hơn một lần trong hai năm luân phiên ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ác-mê-ni-a.
4. Ủy ban liên Chính phủ có thể mời đại diện giới kinh doanh của mỗi Bên để tham dự các phiên họp.
5. Các nhiệm vụ chính của Ủy ban liên Chính phủ bao gồm:
a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hiệp định này và mọi vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định này;
b) Thảo luận các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm;
c) Xem xét các vấn đề có thể gây trở ngại đến sự phát triển hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại giữa các Bên.
Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán và tham vấn giữa các Bên.
1. Các quy định của Hiệp định này có thể được sửa đổi và bổ sung theo thỏa thuận của các Bên.
2. Việc sửa đổi và bổ sung sẽ được thực hiện bằng các Nghị định thư bổ sung. Các Nghị định đó sẽ trở thành một phần của Hiệp định và sẽ có hiệu lực phù hợp theo thủ tục được quy định tại Điều 8 của Hiệp định này.
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo bằng văn bản cuối cùng qua các kênh ngoại giao mà theo đó các Bên thông báo cho nhau rằng các yêu cầu pháp lý nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực đã được hoàn thành.
2. Hiệp định này được ký kết với thời gian không hạn định.
3. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên kia. Việc chấm dứt sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ sáu sau ngày mà Bên kia nhận được thông báo đó.
4. Hiệp định này sẽ thay thế Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ác-mê-ni-a về hợp tác kinh tế và thương mại đã ký năm 1992.
Làm tại Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2012, thành 02 bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ác-mê-ni-a và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau.
Trong trường hợp có bất kỳ khác biệt nào trong việc giải thích Hiệp định, văn bản tiếng Anh sẽ được áp dụng.
Thay mặt Chính phủ nước | Thay mặt Chính phủ nước |
- 1Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Armenia (1992)
- 2Nghị quyết 127/NQ-CP năm 2013 phê duyệt "Hiệp định Hợp tác kinh tế và Thương mại giữa Việt Nam và Pa-na-ma" do Chính phủ ban hành
- 3Thông báo hiệu lực của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Bô-li-vi-a
- 4Thông báo hiệu lực của Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Pa-na-ma
- 5Thông báo 19/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Việt Nam - Trung Hoa
- 6Thông báo 07/2019/TB-LPQT hiệu lực Nghị định thư sửa đổi Điều 6 và Điều 17 của Hiệp định về vận tải thủy giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Nghị quyết 127/NQ-CP năm 2013 phê duyệt "Hiệp định Hợp tác kinh tế và Thương mại giữa Việt Nam và Pa-na-ma" do Chính phủ ban hành
- 3Thông báo hiệu lực của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Bô-li-vi-a
- 4Thông báo hiệu lực của Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Pa-na-ma
- 5Thông báo 19/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Việt Nam - Trung Hoa
- 6Thông báo 07/2019/TB-LPQT hiệu lực Nghị định thư sửa đổi Điều 6 và Điều 17 của Hiệp định về vận tải thủy giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
Thông báo 41/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học và kỹ thuật giữa Việt Nam và Ác-mê-ni-a
- Số hiệu: 41/2015/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 08/06/2012
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Armenia
- Người ký: Hoàng Quốc Vượng, Ét-Vát Nan-Ban-Đi-An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 981 đến số 982
- Ngày hiệu lực: 10/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực