Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 328/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2014 |
Ngày 02 tháng 8 năm 2014 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi 6 tháng đầu năm 2014, đưa ra các giải pháp đối với những chương trình, dự án chậm tiến độ và có nhiều vướng mắc trong quá trình chuẩn bị thực hiện và thực hiện dự án.
Sau khi nghe báo cáo của Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các ủy viên Ban Chỉ đạo, đại diện cơ quan chủ quản chủ dự án và Ban Quản lý dự án các chương trình, dự án có nhiều vướng mắc và chậm tiến độ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:
Trong thời gian qua, các ngành, các cấp đã tích cực, chủ động hơn trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA và giải ngân vốn vay ưu đãi, nhất là tổ chức thực hiện các kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi (Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ). Tiến độ thực hiện và mức giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi trong 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt được nhiều tiến bộ. Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt khoảng 2.800 triệu USD, cao hơn 22% so của cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân trên tổng số vốn ODA đã cam kết vẫn còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Số liệu báo cáo tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo còn thiếu thống nhất. Một số chương trình, dự án bị chậm nhiều năm ít có sự cải thiện đáng kể, buộc nhà tài trợ phải cơ cấu lại theo hướng giảm vốn cam kết. Tình trạng Ban Quản lý dự án hoạt động thiếu hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp còn phổ biến dù đã được nhắc nhở nhiều lần.
Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc để đẩy nhanh hơn tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, các Bộ, ngành, địa phương liên quan cần tập trung giải quyết các nhóm vấn đề sau:
2. Các bộ, ngành và địa phương có nhiệm vụ:
a) Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án nhằm hạn chế tối đa các điều chỉnh, thay đổi trong quá trình thực hiện dự án để tránh gây lãng phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án;
b) Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Ban Quản lý dự án;
c) Thực hiện các giải pháp xử lý vướng mắc của những dự án chậm tiến độ theo ý kiến chỉ đạo cụ thể của Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp nêu tại Phụ lục kèm theo.
3. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Vỉệt Nam và các cơ quan có liên quan rà soát, cập nhật, hoàn chỉnh lại số liệu về vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, bảo đảm số liệu đầy đủ, chính xác; thống kê các dự án đã hoàn thành thủ tục quyết toán, báo cáo Ban Chỉ đạo tại cuộc họp tới.
b) Với vai trò Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi tổ chức các đoàn công tác liên ngành nắm vững tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, trọng điểm của các bộ, ngành và địa phương và có các giải quyết kịp thời để tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân dự án.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét và quyết định;
c) Chủ trì, phối hợp với các nhà tài trợ và các cơ quan có liên quan: (i) nghiên cứu, đề xuất thành lập Nhóm chuyên trách hỗ trợ giải quyết vướng mắc cụ thể trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án; (ii) nghiên cứu, đề xuất vay vốn ODA để hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho một số dự án được lựa chọn; (iii) nghiên cứu, bổ sung các quy định về phòng, chống tham nhũng trong khung khổ pháp lý về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi; tăng cường kiểm tra, giám sát thực tế để ngăn ngừa các vi phạm; rà soát, đánh giá lại tính minh bạch trong quản lý, thực hiện các chương trình, dự án đang triển khai, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI VỀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỐI VỚI NHỮNG DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ
(Ban hành kèm theo Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 15 tháng 8 năm 2014)
STT | Cơ quan/Dự án | Vướng mắc | Đề xuất/Kiến nghị | Chỉ đạo của Phó Thủ tướng |
|
|
| ||
1 | Khoản vay 2391/2392-VIE: Dự án “Đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai” Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông Vận tải Nhà tài trợ: ADB Ngày phê duyệt: 14/12/2007 Ngày ký Hiệp định: 26/9/2008 Ngày hiệu lực: 09/3/2009 Ngày đóng khoản vay: 31/12/2014 Vốn vay: 1,09346 tỷ USD | - Gói thầu A4 và A5 bị chậm trễ - Dự án có thể vượt tổng mức trong quý 4/2014 và việc bổ sung vốn cho dự án có thể phải xem xét. - Có nhiều vấn đề liên quan đến môi trường cần được xử lý như rác khó phân huỷ dọc theo sông Hồng và các tác động của chúng đối với tài sản của người dân. - Giải phóng mặt bằng và tái định cư gặp khó khăn | - Tháng 9/2014 sẽ thông xe toàn tuyến. - Xây dựng cơ chế, chính sách để thay thế nhà thầu không đủ năng lực. - Đề nghị bổ sung quy định về giá sàn trong Luật Đấu thầu, nếu nhà thầu bỏ giá quá thấp, bất hợp lý sẽ có cơ chế để loại nhà thầu đó. - Đề nghị đối với các dự án ODA phải giảm số lần xin ý kiến các Bộ, ngành để đảm bảo đúng thời gian đàm phán, ký kết theo quy định tại Hiến pháp 2013 sửa đổi. Khi gửi văn bản xin ý kiến phải kèm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (FS) để các cơ quan có căn cứ để đánh giá, thẩm định. - Về vấn đề vốn để giải phóng mặt bằng, đề nghị nghiên cứu phương án sử dụng vốn của nhà tài trợ để giải phóng mặt bằng trong trường hợp thỏa thuận được với nhà tài trợ. - Đề nghị có hướng dẫn về cơ quan thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ. | 1. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án loại các nhà thầu không đủ năng lực riêng trong lĩnh vực giao thông, xây dựng. 2. Đề nghị đưa các nhà thầu có năng lực yếu vào danh sách đen và kiên quyết không cho tham gia đấu thầu các dự án ở Việt Nam. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình sử dụng vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA; nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hướng dẫn về nguyên tắc lựa chọn các dự án được ưu tiên sử dụng vốn đối ứng và có thể sử dụng nguồn vốn ODA làm vốn đối ứng. 4. Về vấn đề đẩy nhanh thời gian các cơ quan thẩm định, đánh giá chương trình, dự án để kịp trình Chủ tịch nước theo quy định tại Hiến pháp 2013 sửa đổi, Bộ Ngoại giao đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ ngày 9/7 hướng dẫn xây dựng quy trình ký kết điều ước quốc tế. Tuy nhiên, các cơ quan phải đẩy mạnh điện tử hóa trong xử lý văn bản, giảm thời gian chuyển công văn, giấy tờ. 5. Về hướng dẫn quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn. Chi phí giải phóng mặt bằng phải tính vào chi phí thực hiện dự án, nếu thiếu phải xin điều chỉnh, tăng thêm. |
2 | Xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến số 1 (đoạn Gia Lâm - Ngọc Hồi) - ga Ngọc Hồi - Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông Vận tải - Nhà tài trợ: Nhật Bản - Tổng số vốn vay đã ký: 21,271 tỷ Yên - Giải ngân lũy kế đến ngày 30/6/2014: 3,769 tỷ Yên | Tình hình triển khai dự án chậm do trong bước thiết kế kỹ thuật, dự án phải điều chỉnh nhiều hạng mục, thay đổi cục bộ hướng tuyến kéo theo hành lang chiếm dụng đất, tổng mặt bằng dự án. Đặc biệt là việc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xác định vị trí xây dựng cầu vượt sông Hồng để Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vẫn chưa đưa ra ý kiến cuối cùng về phương án vị trí xây dựng cầu. Dự án dự kiến sẽ chậm 3 năm so với kế hoạch ban đầu. | ||
3 | Dự án Thủy điện Trung Sơn (Trung Son Hydro power) - Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương - Chủ dự án: EVN - Nhà tài trợ: WB - Tổng mức đầu tư (USD) - Tổng số vốn vay (USD): 100 triệu USD - Vốn đối ứng (USD) - Ngày phê duyệt: 26/4/2011 - Ngày kết thúc: 31/12/2017 - Thời gian gia hạn (nếu có) - Thời gian đã thực hiện: 3 năm | Thiếu vốn đối ứng cho xây lắp đường phía tây Thanh Hóa (gồm cả vốn cho hạng mục cầu Tả Ban và Suối Quanh) kết nối với khu vực tái định cư. | Chính phủ cần khẩn trương phân bổ vốn bổ sung cho tỉnh Thanh Hóa (khoảng 288 tỷ VND) để tiếp tục xây lắp cho các hạng mục liên quan đến đường Tây Thanh Hóa (gồm cả vốn cho hạng mục cầu Tả Ban và Suối Quanh) kịp hoàn thành vào tháng 5/2015 | Bộ Công thương làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ dự án EVN để tháo gỡ khó khăn của dự án, về việc thiếu vốn đối ứng yêu cầu chủ đầu tư nghiên cứu trước phương án tự ứng vốn. |
4 | Dự án Phát triển Năng lượng tái tạo Việt Nam (VN-Renewable Energy Development Project) - Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương - Nhà tài trợ: WB - Tổng mức đầu tư (USD): 249.40 triệu USD - Tổng số vốn vay (USD): 202.00 triệu USD - Vốn đối ứng (USD): 47.40 triệu USD - Ngày ký hiệp định: 5/5/2009 - Ngày có hiệu lực: 5/8/2009 - Ngày kết thúc: 30/06/2014 - Thời gian đã thực hiện: 4.8 năm | i) Đề nghị tái cấu trúc dự án để điều chỉnh thời hạn cho vay và/hoặc gia hạn ngày kết thúc dự án. Yêu cầu tái cấu trúc dự án vẫn chưa được chính thức đề nghị với WB thông qua Ngân hàng nhà nước Việt Nam. ii) Danh mục dự án không đạt yêu cầu. iii) Việc giải ngân chậm trễ so với quy trình thực hiện các tiểu dự án do sự trì hoãn trong việc đệ trình các đơn xin giải ngân. | i) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi yêu cầu tái cấu trúc đến WB vào ngày 31 tháng 3 năm 2014; ii) Bộ Công Thương làm việc chặt chẽ và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho BQLDA để thẩm định danh mục các tiểu dự án. Đưa ít nhất 2 tiểu dự án được phê duyệt vào tháng 7/2014. iii) Bộ Công Thương yêu cầu các Ngân hàng tham gia nộp đơn ngay cho các khoản giải ngân còn tồn đọng (khoảng 16 triệu USD) và hoàn thành việc xem xét lại các đơn chưa được giải quyết vào tháng 4/2014; và làm việc với Bộ tài chính để giải quyết vấn đề xem xét đơn. | Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư họp giao ban tháo gỡ vướng mắc của dự án, nếu năng lực của Chủ dự án yếu sẽ không tiếp tục phân dự án nữa. |
5 | Dự án trường đại học kiểu mới Đại học Việt - Đức - Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà tài trợ: WB - Tổng mức đầu tư (USD): 200.62 triệu USD - Tổng số vốn vay (USD): 180.40 triệu USD - Vốn đối ứng (USD): 20.22 triệu USD - Ngày ký hiệp định: 24/06/2010 - Ngày có hiệu lực: 24/09/2010 - Ngày kết thúc: 30/11/2017 - Thời gian đã thực hiện: 3.7 năm | 2 vướng mắc chủ yếu: - vướng mắc về thủ tục: đấu thầu, hành chính. Trong đó, về đấu thầu, do quy định của nhà tài trợ và Việt Nam có sự khác biệt làm kéo dài quá trình đấu thầu. Bên cạnh đó, do đây là mô hình đại học tự chủ, còn mới mẻ ở Việt Nam nên việc xin cơ chế, chính sách cũng mất nhiều thời gian. Việc xây dựng cơ chế quản trị, học thuật cũng như đội ngũ giáo viên của trường cũng có nhiều vướng mắc. - kinh nghiệm của cán bộ Ban Quản lý dự án còn thiếu. | - Bộ giáo dục và đào tạo (MOET) phân bổ lại nguồn vốn IDA từ tiền dự án và nguồn kinh phí chưa được phân bổ cho việc xây dựng năng lực con người để phát triển và tiến đến các chương trình nghiên cứu cá nhân mang lại sự khác biệt và xây dựng danh tiếng cho VGU. - Hoàn thành và phê duyệt các bản vẽ xây dựng của các tòa nhà trường đại học ngay khi có thể (chậm nhất là tháng 12 năm 2015), để có thể bắt đầu xây dựng vào đầu năm 2016 và hoàn thành vào tháng 11 năm 2017 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để tìm giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm triển khai giai đoạn xây dựng cơ bản. |
6 | Khoản vay 2750/2751-VIE: Dự án “Xây dựng trường Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội” - Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà tài trợ: ADB - Phê duyệt: 25/4/2011 - Ký kết: 10/11/2011 - Hiệu lực: 1/3/2012 - Đóng khoản vay: 30/6/2018 - Vốn vay: 190 triệu USD | Việc di chuyển các đơn vị quân đội để giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vẫn chưa có đủ đất sạch cho nhà đầu tư |
| UBND Hà Nội đã bố trí 42 héc-ta đất để cho 2 đơn vị quân đội xây dựng doanh trại, sẽ bố trí nốt khi xây dựng xong doanh trại quân đội. Chính phủ đã cho phép ứng trước vốn kế hoạch cho Bộ Quốc phòng để giải phóng mặt bằng. Yêu cầu chủ đầu tư khi có đất sạch phải đẩy nhanh triển khai dự án |
7 | Phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (*) - Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ - Nhà tài trợ: Nhật Bản - Tổng số vốn vay đã ký: 16,223 tỷ Yên - Giải ngân lũy kế đến ngày 30/6/2014: 0,614 tỷ Yên | - Dự án đã hoàn thành công tác tư vấn thiết kế và đang triển khai công tác đấu thầu các gói thầu xây lắp. Đối với 02 gói thầu xây lắp là gói thầu CP-1A (Phát triển hạ tầng chính) và CP-2 (nhà máy xử lý nước thải), chủ đầu tư là Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã hoàn tất công tác sơ tuyển. - Tuy nhiên, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng (Dự án mới giải phóng mặt bằng được 72,8ha trên tổng số 240ha diện tích đất cần giải phóng mặt bằng cho 02 gói thầu nêu trên. Đồng thời, trong tổng số 72,8ha đã giải phóng mặt bằng, có 15ha chưa bố trí tái định cư) nên dự án không thể triển khai tiếp quá trình đấu thầu. Công tác giải phóng mặt bằng của dự án thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. | - Ngày 14/7/2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ KH&ĐT về vấn đề này. Phó Thủ tướng đã yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng do dự án đã chậm gần 2 năm so với tiến độ đề ra. - Đề nghị cho phép tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 10610/VPCP-KGVX ngày 25 tháng 12 năm 2012. - về vốn đối ứng, đề nghị bổ sung thêm 2364 tỷ | 1. Yêu cầu Bộ Khoa học Công nghệ có tờ trình về việc tiếp tục được thực hiện theo Công văn số 10610/VPCP-KGVX ngày 25 tháng 12 năm 2012 của VPCP. 2. Về vấn đề vốn đối ứng, trình Thủ tướng Chính phủ trong buổi làm việc tới. |
8 | Dự án hỗ trợ xử lý rác thải bệnh viện (Hospital Waste Management Support) - Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế - Nhà tài trợ: WB - Tổng mức đầu tư (USD): 155 triệu USD - Tổng số vốn vay (USD): 150 triệu USD - Vốn đối ứng (USD): 5 triệu USD - Ngày ký hiệp định: 29/03/2011 - Ngày có hiệu lực: 29/06/2011 - Ngày kết thúc: 31/08/2017 - Thời gian đã thực hiện: 2.9 năm | Vấn đề 1. Phát sinh nhiều vấn đề so với thiết kế ban đầu. Vấn đề 2. Quy trình chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt đầu tư thường kéo dài ở cả tuyến TW và tỉnh. Vấn đề 3. Các chủ đầu tư hầu như chưa có kinh nghiệm về vấn đề quản lý chất thải. Vấn đề 4. Việc tuyển tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho Ban QLDA gặp khó khăn Vấn đề 5. Các bệnh viện khó ước tính được chi phí vận hành trong tương lai dẫn tới thiết kế thiếu tính tổng thể. | i) Ngân hàng thế giới hỗ trợ Ban quản lý dự án CPMU một tư vấn quốc tế về thiết kế kĩ thuật, khung chính sách và cách tiếp cận kết hợp công-tư. ii) Ban quản lý dự án (CPMU) hoãn tiếp nhận các đề xuất mới. Thay vào đó, tập trung vào việc thực hiện tốt 17 khoản hỗ trợ được phê duyệt ở lần đầu. Chỉ sau khi có kết quả kiểm tra của 6 cơ sở đầu tiên (bắt đầu từ cuối năm 2014) thì bắt đầu thiết kế và triển khai tại các bệnh viện ở lượt tiếp theo. iii) Ngân hàng sẽ làm việc và thảo luận với Chính phủ các điều chỉnh cần thiết về phạm vi và quy mô của dự án tại MTR vào tháng 7 năm 2014. | Các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đánh giá kỹ công nghệ xử lý chất thải bệnh viện sử dụng trong dự án, tính toán khả năng vận hành sau này của các bệnh viện do giá thành của công nghệ này là rất cao. Nếu đã có công nghệ trong nước thì ưu tiên sử dụng. |
9 | Dự án Giao thông đô thị Hà Nội (VN-HANOI Urban Transport) (*) - Tổng mức đầu tư (USD) - Tổng số vốn vay (USD): 155.21 triệu - Vốn đối ứng (USD) - Ngày ký hiệp định: 03/07/2007 - Ngày có hiệu lực: 03/10/2007 - Ngày kết thúc: 30/06/2015 - Thời gian đã thực hiện: 6.7 năm | Vấn đề 1: Công tác điều tra, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, tuyên truyền, vận động người dân hợp tác, chấp hành các quy định về GPMB, nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng và giải ngân chung của dự án; Vấn đề 2: Loại hình xe buýt BRT lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam, mất nhiều thời gian triển khai. | - Đề nghị rút khỏi danh sách | Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ làm việc với UBND thành phố Hà Nội về các dự án giao thông đô thị của thành phố. |
10 | Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (Vốn Pháp) | Trong quá trình triển khai thực hiện Hợp đồng đã gặp những khó khăn, vướng mắc như: các vấn đề về luật áp dụng, thanh toán hóa đơn, nhiệm vụ của hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn áp dụng, thời gian thực hiện các nhiệm vụ theo Hợp đồng... | Xem xét và có công hàm gửi Cơ quan Kinh tế Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đề nghị mở quyền rút vốn cho các phụ lục của hợp đồng tư vấn với Công ty Systra (Pháp) của dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội theo Nghị định thư tài chính đã ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp. | |
11 | Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo |
|
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có tờ trình Thủ tướng Chính phủ thuê tư vấn đánh giá dự án. |
12 | Cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 - Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hồ Chí Minh - Nhà tài trợ: Nhật Bản - Tổng số vốn vay đã ký: 14,726 tỷ Yên - Giải ngân lũy kế đến ngày 30/6/2014: 1,498 tỷ Yên | - Dự án triển khai rất chậm so với tiến độ do quá trình chuẩn bị đấu thầu mất quá nhiều thời gian. Dự án đã phải gia hạn Hiệp định vay đến 31/1/2017. |
|
|
13 | Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh (Vốn Đức) | Thay đổi về hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhà ga | Làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải để đẩy nhanh tiến độ | Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ làm việc với UBND thành phố Hồ Chí Minh về các dự án tàu điện ngầm của thành phố. |
14 | Dự án Cấp nước thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (Vốn Phần Lan) | - Nhà thầu không tuân thủ đúng các nội dung đã ký, liên tục đề nghị sửa đổi. Nhà thầu đề nghị thay đổi danh mục xuất xứ hàng hóa mà không đưa ra lý do - Nhà thầu chưa tuân thủ quy trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo nội dung hợp đồng đã ký | - Đề nghị tiếp tục giao đơn vị tư vấn độc lập thẩm định về giá các máy móc, thiết bị. | 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Đại sứ quán Phần Lan, UBND tỉnh Hưng Yên, soạn thảo Công hàm gửi Bộ Ngoại giao Phần Lan để giải quyết. 2. Các Bộ, ngành có liên quan thuê tư vấn xây dựng báo cáo đánh giá các dự án cấp nước, xử lý nước thải, rác thải sử dụng vốn ODA, tập trung so sánh chi phí so với việc sử dụng vốn trong nước. |
15 | Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên (Vốn Pháp) | - Công tác giải phóng mặt bằng - Công tác xây lắp, Công tác nhập khẩu thiết bị. - Công tác thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán của một số gói thầu phải điều chỉnh cần có nhiều thời gian | - Đề nghị hỗ trợ vốn đối ứng. - Đề nghị được sử dụng hết số tiền theo Nghị định thư Việt Pháp năm 1998 để bổ sung cho các gói thầu tư vấn và cung cấp thiết bị. - Đề nghị đơn giản hóa hoặc có hướng dẫn cụ thể các thủ tục về nhập khẩu, hải quan, giải ngân, rút vốn và phê duyệt phía nhà tài trợ đối với các dự án ở các địa phương. | Yêu cầu xem xét lại phần thiếu vốn đối ứng thuộc ngân sách trung ương hay địa phương để bố trí bổ sung. |
- 1Công văn 870/TTg-KTTH năm 2014 về tạm ứng vốn hợp đồng đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 209/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc tại tỉnh Quảng Trị do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 259/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 98/QĐ-BCĐODA năm 2016 về thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi
- 5Công văn 8120/VPCP-QHQT năm 2016 tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Hiến pháp 2013
- 3Thông báo 149/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 5Công văn 870/TTg-KTTH năm 2014 về tạm ứng vốn hợp đồng đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1257/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2014-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 209/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc tại tỉnh Quảng Trị do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Thông báo 259/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 98/QĐ-BCĐODA năm 2016 về thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi
- 10Công văn 8120/VPCP-QHQT năm 2016 tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 328/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 328/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 15/08/2014
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Hữu Vũ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra