Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 313/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2021 |
Chiều ngày 05 tháng 11 năm 2021, Thường trực Chính phủ đã có buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi phát triển kinh tế, một số kiến nghị về khó khăn, vướng mắc. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì buổi làm việc, cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; đại diện lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu Tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sau khi nghe báo cáo do đồng chí Võ Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trình bày; phát biỂu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi và lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh kết luận như sau:
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ ghi nhận, biêu dương và đánh giá cao tỉnh Bình Dương với những kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch năm 2021 theo các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11.
Thời gian qua, Bình Dương là tâm dịch của đợt dịch bùng phát lần thứ tư, phải thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội; kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, sức khỏe, tính mạng của nhân dân bị tác động lớn, nhiều nhà máy, doanh nghiệp dừng hoạt động, người lao động thiếu việc làm. Tuy nhiên, với những nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương, 10 tháng đầu năm 2021, tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả tích cực: nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội lũy kế 10 tháng năm 2021 của tỉnh vẫn tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,2%, thu hút đầu tư trong nước tăng 15,5% và nước ngoài đạt 1,8 tỷ đô la Mỹ, tổng thu ngân sách 10 tháng cao hơn mức bình quân của cả nước là 80,2% và đạt 89% dự toán, hoạt động xuất nhập khẩu đều tăng cao so với cùng kỳ. Các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động được triển khai thực hiện chu đáo, thực hiện rà soát tổng thể về các vấn đề liên quan đến hộ nghèo, hộ cận nghèo để có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị quan trọng được bảo vệ tuyệt đối; lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ đã phát huy vai trò tích cực trong tham gia phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội cho nhân dân.
Công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cũng đạt được những kết quả tích cực, đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, số ca mắc mới, số bệnh nhân nhập viện có xu hướng giảm dần, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, xuất viện tăng, vùng xanh được mở rộng, vùng đỏ được thu hẹp, hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho toàn dân, bước đầu khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới và phục hồi phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, Tỉnh vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc cần có những giải pháp quyết liệt để đạt các mục tiêu đã đề ra. Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh tế - xã hội phải ngưng trệ, hệ thống cơ sở y tế bị quá tải, nhân lực y tế phải chịu nhiều áp lực, thách thức; việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu cao của các cấp, các ngành, cộng đồng và nhân dân trên địa bàn tỉnh; thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch; bồi thường, giải phóng mặt bằng nhiều dự án còn chậm tiến độ; thu ngân sách tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, chi ngân sách gặp nhiều khó khăn.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19; quyết liệt hành động, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo phương châm nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, bình tĩnh, kịp thời với mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vắc xin, chuẩn bị thuốc điều trị cần thiết, nâng cao năng lực y tế, nhất là công tác điều trị và ở cơ sở; phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Ưu tiên triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; nhanh chóng khôi phục thị trường lao động do bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa thông suốt. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
3. Chủ động xây dựng các phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để phục hồi khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế việc ngừng hoạt động của các chuỗi sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dịch vụ và các hoạt động liên quan đến sinh kế của người dân.
4. Tăng cường phân cấp, phân quyền, gắn với cá thể hóa trách nhiệm và tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. Thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Rà soát, ưu tiên tập trung vốn cho các dự án có thể hoàn thành nhanh, đưa vào sử dụng, chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư từ dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân nhanh, kiên quyết cắt giảm những dự án không hiệu quả. Đối với các dự án hạ tầng, cần chủ động khai thác quỹ đất hiện có và giá trị gia tăng của quỹ đất khi có các dự án hạ tầng.
1. Về cơ chế chính sách đặc thù đối với vốn giải phóng mặt bằng cho các dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua địa bàn tỉnh Bình Dương:
- Về bổ sung chi phí đền bù giải phóng mặt bằng một lần theo mặt cắt ngang hoàn chỉnh và xây dựng đường song hành vào chi phí của dự án triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP): giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan xem xét kiến nghị của tỉnh Bình Dương trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các thủ tục lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Về tăng tỷ lệ điều tiết: giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất về tăng tỷ lệ điều tiết để lại trong quá trình xây dựng dự toán năm 2023 và áp dụng cho cả giai đoạn 2023-2025, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về cơ chế hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương: đề nghị Tỉnh đề xuất cụ thể, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý theo quy định, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Về sử dụng nguồn cải cách tiền lương: đề nghị Tỉnh thực hiện theo các quy định tại Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội.
- Về dư nợ của việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; việc huy động, vay vốn đầu tư từ các nguồn phù hợp vượt hạn mức bội chi ngân sách địa phương: đề nghị Tỉnh thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
- Về hỗ trợ lãi suất cho vay tín dụng cho các dự án: giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay, phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các hình thức hỗ trợ phù hợp nhất để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư các dự án theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Về việc thực hiện Dự án Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.746, ĐT.747, ĐT.743 theo loại Hợp đồng hỗn hợp (kết hợp giữa hợp đồng O&M và hợp đồng BOT):
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương thực hiện Dự án theo đúng quy định của Luật PPP.
3. Về kiến nghị nâng độ tĩnh không của cầu Bình Triệu 1 trên sông Sài Gòn:
Đồng ý về chủ trương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương làm việc thống nhất với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để triển khai các thủ tục đầu tư nâng cấp tỉnh không cầu Bình Triệu 1 theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
4. Về kiến nghị sử dụng, chuyển mục đích đất của doanh nghiệp cổ phần hóa (chuyến đối đất trồng cây cao su do Tập đoàn Cao su Việt Nam quản lý sang phát triển các khu công nghiệp):
Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, xử lý kiến nghị của Tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Về đề nghị hỗ trợ vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội:
Giao Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất nội dung liên quan đến gói tín dụng hỗ trợ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát, bổ sung quỹ đất các khu công nghiệp để quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân thuê; các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê vào Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm của địa phương.
6. Về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa tại khu vực quy hoạch Cảng An Tây:
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương lập hồ sơ chuyến mục đích sử dụng đất, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định theo quy định.
Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật.
7. Về bổ sung biên chế cho tỉnh Bình Dương (thêm 512 biên chế công chức và 2.754 biên chế sự nghiệp cho ngành y tế và giáo dục đào tạo):
Đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Nội vụ rà soát, tổng hợp kiến nghị của tỉnh Bình Dương và các cơ quan, địa phương trong quá trình hoàn thiện đề xuất biên chế giai đoạn 2022-2026, bảo đảm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan biết, thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 152/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về công tác phòng chống dịch Covid-19 và bảo đảm sản xuất công nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 175/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thúc đẩy sản xuất kinh doanh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 174/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thúc đẩy sản xuất kinh doanh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 315/TB-VPCP năm 2021 về kết luận tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
- 3Thông báo 152/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về công tác phòng chống dịch Covid-19 và bảo đảm sản xuất công nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 175/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thúc đẩy sản xuất kinh doanh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 174/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thúc đẩy sản xuất kinh doanh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 23/2021/QH15 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết 16/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do Quốc hội ban hành
Thông báo 313/TB-VPCP năm 2021 về kết luận tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 313/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 19/11/2021
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Trần Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra