Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2018 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM, TẠI PHIÊN HỌP LẦN THỨ 3 HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM
Ngày 20 tháng 12 năm 2017, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã chủ trì phiên họp thứ 3 của Hội đồng. Tham dự phiên họp có các Thành viên Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (Hội đồng Chỉ đạo), Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, đại diện Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe báo cáo của Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, ý kiến phát biểu của các Thành viên Hội đồng Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo đã kết luận như sau:
1. Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (Đề án) là một công trình khoa học đặc biệt, tổng hợp kết tinh tri thức, văn hóa, văn minh, văn hiến của dân tộc, thể hiện hình ảnh, danh dự của đất nước, đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm nặng nề của các nhà khoa học, chuyên gia tham gia biên soạn Bách khoa toàn thư nói riêng và cộng đồng khoa học Việt Nam nói chung.
2. Trong thời gian qua, công tác triển khai Đề án đã có những chuyển biến tích cực, các bộ phận chuyên trách của Đề án đã có nhiều cố gắng, đã thành lập các ban biên soạn chuyên ngành và phân công các chuyên gia chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các Quyển (Trưởng quyển). Đến nay, đa số các Quyển đã ký hợp đồng nhiệm vụ, đang bước đầu triển khai nhiệm vụ xây dựng bảng mục từ, biên soạn mục từ mẫu.
Tuy nhiên bước đầu một số công việc của Đề án còn vướng mắc, chậm so với tiến độ: việc ký hợp đồng nhiệm vụ đã chậm hơn so với tiến độ (theo lộ trình là các hợp đồng phải hoàn tất từ tháng 1 năm 2017), chưa xây dựng Đề cương chi tiết các quyển chuyên ngành.
3. Trong thời gian tới, Ban Chủ nhiệm Đề án cần tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công việc; chỉ đạo Ban Thư ký Đề án, Văn phòng Đề án, Viện Từ điển và các Ban biên soạn chuyên ngành xây dựng tài liệu hướng dẫn quy chế phối hợp giữa các bộ phận, có quy định thời hạn cụ thể, tránh tình trạng gia hạn, ảnh hưởng đến thời gian biên soạn chung của Đề án; chủ động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu quản lý nhiệm vụ của Đề án.
4. Đối với kiến nghị về việc tách Quyển 31 (Tâm lý học và Giáo dục học) và Quyển 33 (Âm nhạc, Nghệ thuật múa, Sân khấu, Điện ảnh, Nhiếp ảnh):
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tại Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2014, trong đó đã phê duyệt Danh mục các Quyển, theo tinh thần chung là không tách quyển, nhằm đảm bảo cấu trúc chung của Đề án, sau khi nghiệm thu nhiệm vụ Hội đồng chỉ đạo sẽ có quyết định về việc cân đối điều chỉnh số lượng Quyển phù hợp. Trước mắt Văn phòng Đề án xem xét, có thể ký kết các hợp đồng giao các chuyên gia chủ trì xây dựng từng nội dung riêng.
5. Về vấn đề tài chính của Đề án:
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sớm tổng kết đánh giá thí điểm cơ chế tài chính đã áp dụng trong năm 2017.
Căn cứ đề xuất của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Bộ Tài chính làm việc, thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính cho Đề án theo hướng khoán chi, tạo điều kiện chủ động cho các nhà khoa học trong quá trình triển khai nhiệm vụ và thanh quyết toán.
Giao Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội nghiên cứu việc thanh toán các hóa đơn, chi phí của Đề án (hóa đơn điện tử, họp hội đồng trực tuyến...) theo hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm giảm thời gian và kinh phí.
6. Về vấn đề công nghệ thông tin:
Văn phòng Đề án phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu thiết kế, xây dựng phần mềm dựa theo cấu trúc các Quyển của Bách khoa toàn thư để xây dựng các mục từ theo phương thức biên soạn mở của Wikipedia.
Giao Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ kết nối cơ sở dữ liệu trên Hệ tri thức Việt số hóa; đóng góp cơ sở dữ liệu theo hình thức mở để cộng đồng cùng đóng góp, chia sẻ tri thức.
Văn phòng Đề án chủ động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu quản lý nhiệm vụ của Đề án, chú trọng thực hiện chủ trương của Chính phủ về thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Thành viên Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam và các Bộ, cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Quyết định 238/QĐ-TTg năm 2015 thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 4893/VPCP-KGVX năm 2016 về cơ chế thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1797/QĐ-TTg năm 2016 về cử Giáo sư.Tiến sĩ. Nguyễn Quang Thuấn tham gia Ủy viên Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 13/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2018
- 5Thông tư 94/2018/TT-BTC quy định về cơ chế tài chính thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 13/2021/TT-BTC sửa đổi Khoản 2 Điều 9 Thông tư 94/2018/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 480/QĐ-TTg năm 2021 về kết thúc hoạt động Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 2915/VPCP-KTTH năm 2021 về kết quả 05 năm thực hiện Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 238/QĐ-TTg năm 2015 thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 4893/VPCP-KGVX năm 2016 về cơ chế thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1797/QĐ-TTg năm 2016 về cử Giáo sư.Tiến sĩ. Nguyễn Quang Thuấn tham gia Ủy viên Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 13/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2018
- 6Thông tư 94/2018/TT-BTC quy định về cơ chế tài chính thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 13/2021/TT-BTC sửa đổi Khoản 2 Điều 9 Thông tư 94/2018/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 480/QĐ-TTg năm 2021 về kết thúc hoạt động Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 2915/VPCP-KTTH năm 2021 về kết quả 05 năm thực hiện Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 29/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tại phiên họp lần thứ 3 Hội đồng biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 29/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 17/01/2018
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra