Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 276/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2022 |
Ngày 09 tháng 8 năm 2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; đại diện lãnh đạo các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Sau khi nghe Báo cáo của Bộ Công an, tham luận của các bộ, cơ quan, địa phương và ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ thống nhất ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về 3 đột phá chiến lược, trong đó, việc thực hiện Đề án 06 phục vụ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số, cụ thể: (1) Phát triển hạ tầng chiến lược trong đó có hạ tầng công nghệ thông tin; (2) Xây dựng thể chế, cơ chế chính sách liên quan đến chuyển đổi số; (3) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Với phương châm, mọi đổi mới, phát triển, cải cách đều phải hướng đến người dân, người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực cho sự phát triển.
2. Thời gian qua, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đạt được kết quả bước đầu tích cực.
- Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn. Người dân, doanh nghiệp là người thụ hưởng, dần nhận thấy những tiện ích do chuyển đổi số và kết quả của Đề án 06 mang lại. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp tăng cường công khai, minh bạch và phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06 được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục. Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ thường xuyên chỉ đạo triển khai Đề án, lãnh đạo các bộ, các ngành, nhất là Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tích cực chỉ đạo tổ chức thực hiện.
- Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, triển khai tích cực, đồng bộ ở cả Trung ương và địa phương.
- Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 125 triệu hồ sơ được đồng bộ, xử lý trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; hoàn thành 21/25 dịch vụ công mức độ 3, 4. Nhiều dịch vụ công trực tuyến đáp ứng mong đợi của người dân, điển hình như việc đăng ký trực tuyến dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đăng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gần 1 triệu thí sinh đăng ký trực tuyến, đạt tỷ lệ 93,1%, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí cho người dân nếu chỉ tính việc không phải nộp ảnh thẻ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông); việc cấp hộ chiếu trực tuyến, phân cấp đăng ký ô tô, xe máy về cấp huyện, cấp xã của Bộ Công an... (Bộ Công an đã hoàn thành 187 dịch vụ công mức độ 3, 4 trong tổng số 224 dịch vụ công của toàn ngành).
Bên cạnh tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí của người dân, chúng ta đã từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ người dân và doanh nghiệp; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế tiếp xúc, giảm nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Việc kết nối, chia sẻ giữa CSDL quốc gia về dân cư với CSDL các bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh, từng bước hình thành CSDL lớn, hệ sinh thái công dân số, phục vụ quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với 11 bộ, ngành, 14 địa phương và 04 doanh nghiệp Nhà nước; CSDL hộ tịch điện tử đã cung cấp gần 7,6 triệu thông tin khai sinh và tiếp nhận số định danh cá nhân từ CSDL quốc gia về dân cư; đồng bộ dữ liệu hơn 92 triệu mũi tiêm phòng COVID-19; thông tin về giáo dục của gần 1,9 triệu công dân; thông tin hộ chiếu của trên 1,3 triệu công dân; thông tin của trên 1 triệu thuê bao di động để giải quyết tình trạng SIM rác; kết nối dữ liệu làm sạch CSDL thông tin tín dụng...
- Tạo lập những nền tảng, cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số. Bộ Công an hiện đã cấp trên 67 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, bước đầu thí điểm triển khai một số ứng dụng của thẻ căn cước tích hợp thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh, xác thực khách hàng cho phép thực hiện giao dịch tại ATM không cần thẻ ngân hàng... Đặc biệt, Hệ thống định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức từ ngày 18 tháng 7 năm 2022, bước đầu hình thành hệ sinh thái công dân số, mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy thanh toán trực tuyến, giao dịch điện tử, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và nhiều tiện ích phục vụ Nhân dân.
- Công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo vệ bí mật cá nhân cũng được quan tâm, chú trọng hơn.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ biểu dương những kết quả đạt được, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, sự chung tay đồng hành của các doanh nghiệp công nghệ, sự đồng lòng ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân, sự quyết liệt, sâu sát của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an, nhất là đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an và đơn vị, cơ quan thuộc Bộ Công an, rất tâm huyết, trách nhiệm, đã truyền năng lực tích cực cho các bộ, ngành, địa phương triển khai Đề án. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được đánh giá xếp hạng cao trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia.
3. Bên cạnh những kết quả đạt được, phải nhìn nhận còn nhiều bất cập, hạn chế cần sớm khắc phục như:
- Về chỉ đạo, điều hành, nhiều lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho triển khai Đề án 06 nói riêng và công tác chuyển đổi số quốc gia nói chung, vẫn còn đâu đó nhận thức coi Đề án này là “của Công an”, lo ngại ảnh hưởng đến quyền lợi của ngành mình mà thực hiện không thực chất, không mạnh dạn đổi mới.
- Về thể chế, còn 03 văn bản quy phạm pháp luật ưu tiên xây dựng, ban hành chậm tiến độ, gồm: Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định về định danh và xác thực điện tử; Thông tư hướng dẫn trao đổi thông tin, dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư và hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành của các bộ, ngành, địa phương.
- Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến vẫn còn hạn chế, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến chưa cao, còn dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức, chưa thực chất. Hiện còn 04/25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu chưa thực hiện được; tiến độ thực hiện số hóa và điện tử hóa quy trình để cắt giảm bớt các giấy tờ còn chậm, người dân vẫn phải kê khai nhiều lần khi thực hiện các thủ tục hành chính.
- Hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai còn dàn trải, tốn kém; nhiều hệ thống đã đầu tư từ lâu, thiếu đồng bộ, chưa được nâng cấp, không bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Nhân lực phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, CSDL còn nhiều hạn chế, bất cập. Qua kiểm tra cho thấy, có 10 hệ thống của các bộ, ngành và 33 địa phương chưa đảm bảo, đáp ứng về an ninh, an toàn thông tin.
4. Việc triển khai Đề án 06 là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, có tính lan tỏa cao, lợi ích thiết thực, hiệu quả lâu dài; nhưng khó khăn, thách thức phía trước còn nhiều, thậm chí không ít "lực cản". Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt một số nội dung sau:
- Liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, phải xác định lộ trình phát triển CSDL quốc gia về dân cư từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, phục vụ người dân, doanh nghiệp và nâng cao năng lực quản lý của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp. Nghiên cứu, phát triển CSDL quốc gia về dân cư bảo đảm giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và bảo đảm phù hợp với lợi ích quốc gia, phục vụ những vấn đề lớn hơn, bao trùm hơn và tổng thể hơn. Ví dụ như: đến đầu năm 2026, nghiên cứu, phát triển CSDL quốc gia về dân cư làm nền tảng phục vụ đắc lực, hiệu quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.
- Phát huy tính chủ động, tính sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sự tham gia và hưởng ứng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp; phải triển khai bằng được hệ sinh thái công dân số để người dân, doanh nghiệp hiểu, sử dụng, làm giàu thông tin, là một bộ phận không thể tách rời đời sống kinh tế, xã hội của người dân.
- Sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu hiệu quả; có tính kết nối, liên thông, chia sẻ cao phục vụ phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số, nâng cao vị thế quốc gia, ngang tầm khu vực, quốc tế.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát việc triển khai CSDL quốc gia về dân cư. Khen thưởng, động viên và kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
- Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân; triển khai một cách “nhân văn” tạo sự đồng thuận trong xã hội, hợp lòng dân để người dân và cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ, tham gia tích cực.
- Thực hiện chủ trương “đúng, đủ, sạch, sống” về dữ liệu trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, cần kiên trì thực hiện. Phát triển CSDL quốc gia về dân cư thời gian tới cần phải thể hiện được tính “thuận lợi, công khai, minh bạch, đồng thuận xã hội, bảo đảm được an ninh, an toàn cho người dân”.
- Tạo dựng và giữ vững niềm tin của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong thực hiện Đề án 06; các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực, quyết tâm, triển khai có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp thấy được tiện ích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo mật thông tin, từ đó đồng tình ủng hộ, hưởng ứng tham gia thực hiện.
5. Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến hết năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
a) Về công tác chỉ đạo, điều hành:
- Quán triệt tinh thần, quyết tâm, quyết liệt, kiên trì, chỉ đạo thực hiện Đề án quan trọng này từ Chính phủ đến cấp cơ sở để góp phần tạo đột phá trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia, với quan điểm “chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, việc cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không chung chung, dàn trải”.
Đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết tâm, quyết liệt, chỉ đạo triển khai Đề án; đồng thời quán triệt và tạo sự lan tỏa trong hệ thống chính trị nói chung, đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và phải có sự ủng hộ của Nhân dân.
- Xác định rõ về mặt nhận thức, Đề án này là Đề án của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị. Bộ Công an với vai trò là cơ quan nòng cốt cùng với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, phải khắc phục tư tưởng cục bộ, cát cứ thông tin, “quyền anh, quyền tôi”, “xin, cho”, tất cả phải hướng đến lợi ích chung của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.
- Về cơ chế chỉ đạo, tiếp tục duy trì thực hiện thường xuyên trong thời gian tới, phát huy vai trò Thường trực của Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu từ nay đến hết năm 2022, tạo tiền đề để thực hiện nhiệm vụ các năm tiếp theo.
Bộ Công an sớm xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá việc triển khai CSDL quốc gia về dân cư, phục vụ đôn đốc và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời, phê bình những cơ quan, đơn vị làm chậm, khen thưởng những cơ quan, đơn vị làm tốt, có nhiều sáng kiến, cách làm hay.
b) Về hoàn thiện thể chế:
- Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến triển khai định danh và xác thực điện tử cần phải sửa đổi, bổ sung của các bộ, ngành, địa phương; ưu tiên đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành.
- Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chứng thư số cho cá nhân áp dụng phương thức định danh và xác thực điện tử dựa trên dữ liệu dân cư.
c) Về lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá từ nay đến hết năm 2022:
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan lựa chọn những nhiệm vụ cần thiết quan trọng, việc nhỏ nhưng lan tỏa lớn để thực hiện từ nay đến cuối năm 2022.
Yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết năm 2022, phấn đấu hoàn thành theo tiến độ đã đăng ký, thống nhất triển khai.
- Các bộ, cơ quan: Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công an xây dựng phần mềm dịch vụ công liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông tại Đề án 06. Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp Bộ Công an đôn đốc thực hiện và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các vướng mắc, khó khăn.
- Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu đã được xác định trong Đề án và 29 dịch vụ công theo Quyết định 422/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; chủ động rà soát các dịch vụ công tại cấp huyện và cấp xã để thống nhất tập trung giải quyết. Giao Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện, đồng thời nghiên cứu, tham mưu tỷ lệ % dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
d) Về ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử:
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các nền tảng, CSDL nêu trên và các CSDL chuyên ngành làm sạch thông tin trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông phục vụ chuyển đổi số, phòng chống tội phạm, nhất là đối với các hoạt động: thanh toán không dùng tiền mặt; xác minh thông tin nhận biết khách hàng; cấp túi dụng đối với khách hàng cá nhân; cho vay tín chấp; tích hợp các thông tin trên thẻ căn cước công dân và tài khoản định danh điện tử để thay thế các loại giấy tờ công dân khác...; giải quyết dứt điểm một số việc, như: bảo đảm thông tin thuê bao chính chủ, làm sạch SIM rác.
- Bộ Công an hỗ trợ Bộ Y tế thiết lập hồ sơ sức khỏe trên Sổ sức khoẻ điện tử và tích hợp thông tin sức khoẻ cá nhân trên VnelD.
- Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp triển khai cấp chứng thư số theo nhu cầu cho cá nhân thông qua quy trình cấp thẻ căn cước công dân, định danh điện tử cho người dân.
- Bộ Công an phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai các công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc trên thẻ căn cước công dân gắn chíp và trên CSDL quốc gia về dân cư để hạn chế và ngăn chặn trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính nghiên cứu, tạo lập tài khoản an sinh xã hội phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp thiên tai, bệnh dịch qua tài khoản..., hỗ trợ công dân trong việc thuê nhà trọ khắc phục tình trạng thông tin không chính xác và hạn chế tiêu cực.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật để xây dựng kế hoạch công bố chính thức ứng dụng VnelD là ứng dụng công dân số quốc gia, giao Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có lộ trình để đưa các tiện ích thiết yếu lên ứng dụng này. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân luôn tin tưởng, sử dụng các dịch vụ thông qua VnelD, cho phép người dân cập nhật thêm các thông tin cá nhân lên hệ thống CSDL quốc gia về dân cư.
Phấn đấu đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có khoảng 3-5 triệu người dân sử dụng VnelD, với tốc độ tăng ít nhất 5% mỗi tháng; ưu tiên tập trung triển khai các tiện ích nghiệp vụ ngành Công an, các tiện ích thiết thực cho người dân, đặc biệt là dịch vụ tiện ích cho nhóm đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người khó tiếp cận dịch vụ công nghệ thông tin...
đ) Về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương:
- Các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện các hệ thống thông tin, CSDL, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án. Khẩn trương kết nối dữ liệu tổng hợp dân cư về Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để phục vụ chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
- CSDL quốc gia về dân cư là CSDL phục vụ người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương; đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng Trung tâm điều phối dữ liệu dân cư, kết nối song song với CSDL quốc gia về dân cư, qua đó, các bộ, ngành, địa phương sẽ kết nối, làm sạch dữ liệu, tương tác, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan; triển khai dịch vụ tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.
e) Về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng:
- Các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường chỉ đạo, đôn đốc việc đầu tư, thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn thông tin, an ninh mạng.
- Bộ Công an cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra an toàn thông tin, an ninh mạng, đề xuất cơ chế đặc thù để đầu tư, khẩn trương khắc phục các nguy cơ mất an toàn thông tin, an ninh mạng, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia. Trước mắt, hoàn thành việc kiểm tra, khắc phục lỗ hổng bảo mật phục vụ kết nối với CSDL quốc gia về dân cư, hoàn thành trong tháng 10 năm 2022.
- Các doanh nghiệp công nghệ thông tin tăng cường phối hợp, phát triển dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin tới cấp cơ sở bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; cho thuê dịch vụ để tối ưu nguồn kinh phí đầu tư, tránh chồng chéo, lãng phí; hỗ trợ người yếu thế, người không có khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin...
g) Về huy động nguồn lực:
- Các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, nhất là về công nghệ thông tin thực hiện Đề án; nghiên cứu, đẩy mạnh hợp tác công tư, khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin, đồng thời cũng nghiên cứu đề xuất cơ chế có bù đắp trở lại cho sự phát triển trên cơ sở quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Bộ Nội vụ tiến hành rà soát chung và đề xuất tổng thể với Chính phủ về nguồn nhân lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án 06.
h) Về tăng cường hợp tác quốc tế:
Nghiên cứu, học tập, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý dân cư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, xây dựng, tích hợp các hệ thống CSDL lớn, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để vận dụng thực hiện phù hợp đặc điểm tình hình Việt Nam; hợp tác, thuê chuyên gia, đơn vị tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm tư vấn xây dựng, triển khai các hệ thống liên quan.
i) Về công tác truyền thông:
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong quá trình triển khai Đề án 06; trước hết, quán triệt và vận động đến từng Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại cơ sở và vận động người thân, gia đình hưởng ứng thực hiện.
k) Về công tác thi đua, khen thưởng:
- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ quyền hạn nghiên cứu, phát động phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 06 trong những tháng cuối năm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022.
- Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Đề án.
l) Về công tác kiểm tra, giám sát:
Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 (Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ) tham mưu, đề xuất thành lập Tổ công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương thực hiện Đề án. Thực hiện trong tháng 9 năm 2022.
m) Về những khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06, đề nghị kịp thời báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ để xử lý, tháo gỡ theo thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 123/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 14/4/2022 về triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1304/BTC-VI năm 2022 về bố trí nguồn lực thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 3831/VPCP-KSTT năm 2022 về kết quả rà soát triển khai định danh và xác thực điện tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2866/VPCP-KSTT năm 2022 thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 06/QĐ-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 268/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 19/8/2022 về thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 từ nay đến cuối năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 4644/BTTTT-CĐSQG năm 2022 triển khai Quyết định 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Quyết định 2452/QĐ-BTNMT năm 2022 về Kế hoạch truyền thông ngày Chuyển đổi số quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 8Công văn 6511/VPCP-KSTT năm 2022 triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 7262/NHNN-TT năm 2022 nghiên cứu ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong một số hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Công văn 639/BNV-VP năm 2023 về triển khai Quyết định 893/QĐ-TTg và 06/QĐ-TTg do Bộ Nội vụ ban hành
- 11Chỉ thị 05/CT-TTg tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông báo 434/TB-TCTTKĐA năm 2023 về kết luận của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác tại cuộc họp giao ban Tổ công tác tháng 01/2023 do Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử ban hành
- 1Quyết định 422/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 123/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 14/4/2022 về triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 1304/BTC-VI năm 2022 về bố trí nguồn lực thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 3831/VPCP-KSTT năm 2022 về kết quả rà soát triển khai định danh và xác thực điện tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2866/VPCP-KSTT năm 2022 thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 06/QĐ-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 268/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 19/8/2022 về thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 từ nay đến cuối năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 4644/BTTTT-CĐSQG năm 2022 triển khai Quyết định 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Quyết định 2452/QĐ-BTNMT năm 2022 về Kế hoạch truyền thông ngày Chuyển đổi số quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 9Công văn 6511/VPCP-KSTT năm 2022 triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 7262/NHNN-TT năm 2022 nghiên cứu ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong một số hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 11Công văn 639/BNV-VP năm 2023 về triển khai Quyết định 893/QĐ-TTg và 06/QĐ-TTg do Bộ Nội vụ ban hành
- 12Chỉ thị 05/CT-TTg tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Thông báo 434/TB-TCTTKĐA năm 2023 về kết luận của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác tại cuộc họp giao ban Tổ công tác tháng 01/2023 do Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử ban hành
Thông báo 276/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 276/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 05/09/2022
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Trần Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra