Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 256/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2010 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRƯƠNG VĨNH TRỌNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÙNG TÂY BẮC
Ngày 14 tháng 8 năm 2010, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã chủ trì buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình phát triển giáo dục - đào tạo vùng Tây Bắc. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ. Sau khi nghe báo cáo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã kết luận như sau:
Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo các địa bàn đặc biệt khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc. Nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo được triển khai thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Mạng lưới trường lớp học được mở rộng và nâng cấp; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường. Chất lượng dạy và học ngày càng tiến bộ.
Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, cần tập trung giải quyết, như: đội ngũ giáo viên tại địa bàn còn thiếu nhiều; chính sách thu hút giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về công tác tại vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất cho dạy và học còn nghèo nàn; điều kiện để học sinh ở vùng sâu, vùng xa theo học còn hết sức khó khăn. Nhìn chung chất lượng giáo dục, đào tạo vùng Tây Bắc hiện vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn.
Để thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trên các địa bàn đặc biệt khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Nghiên cứu, đánh giá sát đúng tình hình giáo dục, đào tạo tại các địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn; trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, góp phần làm cho phát triển nguồn nhân lực có bước chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa bàn vùng cao. Tổ chức triển khai thí điểm tại một số tỉnh vùng Tây Bắc về Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Lưu ý các chính sách, giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, ngăn chặn tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường học.
2. Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng Đề án về “một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú”; Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú”; Đề án “Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người”, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2010.
3. Hướng dẫn các địa phương trong vùng tập trung đầu tư đồng bộ cho hệ thống giáo dục và đào tạo; coi phát triển giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy và chính quyền các cấp. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp bám sát yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn để tổ chức tuyển sinh, đào tạo một cách thiết thực và hiệu quả.
4. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan về các nội dung: nhu cầu kinh phí chi thường xuyên, định mức biên chế, suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo tại các tỉnh miền núi dân tộc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung một số chính sách hiện hành cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan biết và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn 7447/VPCP-KGVX năm 2013 báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 2123/QĐ-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 104/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những vấn đề, nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 7447/VPCP-KGVX năm 2013 báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 2123/QĐ-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 104/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những vấn đề, nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 256/TB-VPCP năm 2010 kết luận của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Bắc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 256/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 21/09/2010
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Hữu Vũ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra