Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 245/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 |
Ngày 18 tháng 6 năm 2014, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì Hội thảo quốc gia thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững do Hiệp hội Phân bón Việt Nam phối hợp với các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đồng tổ chức. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Hiệp hội Phân bón Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và một số nông dân. Sau khi nghe báo cáo tổng quan về vai trò quan trọng của phân bón của đại diện lãnh đạo Hiệp hội phân bón Việt Nam, về các dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 về quản lý phân bón của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến kết luận:
Phân bón có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp, góp phần tăng nhanh năng suất cây trồng. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón không bảo đảm chất lượng, phân bón giả và việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng phân bón từ phân bón vô cơ sang phân bón hữu cơ để đạt hiệu quả cao đang đặt ra nhiều thách thức đối với nông dân. Các đại biểu đã có nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị các giải pháp quản lý phân bón để thực hiện Nghị định của Chính phủ. Hiệp hội phân bón Việt Nam cần tổng hợp ý kiến tại Hội thảo và ý kiến gửi lại bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân để gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu tiếp thu, đề xuất việc sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách hoặc các quy định chưa phù hợp.
Công tác quản lý thị trường, quản lý chất lượng, giá phân bón, công tác tuyên truyền cũng đã được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn, hạn chế các hành vi gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Năm 2013, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 4.689 vụ, xử lý 1.483 vụ vi phạm, xử phạt hành chính 14,5 tỷ đồng, tịch thu hơn 813 tấn phân bón các loại. Lực lượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp kiểm tra 264 mẫu phân bón sản xuất, kinh doanh, phát hiện có 30,3% số mẫu không đạt chất lượng một hoặc một số chỉ tiêu so với công bố của doanh nghiệp.
4. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành phân bón vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như sau:
- Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn tràn lan ở một số địa phương, nhiều doanh nghiệp, cá nhân vì chạy theo lợi nhuận mà sản xuất, kinh doanh các loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây thiệt hại cho người nông dân và gây bức xúc cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
- Nhiều cơ sở nhỏ lẻ chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết vẫn tồn tại và tham gia sản xuất, kinh doanh phân bón.
- Vẫn còn các hành vi gian lận thương mại, nhập lậu, kinh doanh phân bón không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đúng giá niêm yết.
- Hiện tượng nhập lậu qua biên giới vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.
- Hệ thống kinh doanh phân bón với nhiều tầng nấc trung gian khiến giá phân bón khi đến tay bà con nông dân bị đẩy lên cao hơn rất nhiều so với giá xuất xưởng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến để người nông dân biết sử dụng phân bón đúng loại, đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng chưa thực sự được quan tâm nên lãng phí phân bón khi sử dụng (có nơi hiệu suất sử dụng thấp, chỉ đạt 40%-50% đối với phân đạm, 10-20% đối với phân lân), tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng đất canh tác.
- Phối hợp giữa các cơ quan chưa nhịp nhàng, nhiều đầu mối, hiệu quả thấp, Nghị định số 202/2013/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2014, nhưng các văn bản hướng dẫn chậm ban hành đã gây khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như công tác quản lý.
5. Về giải pháp trong thời gian tới
- Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón của các Bộ trong tháng 7 năm 2014 và khẩn trương xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón; phối hợp với các địa phương kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về phân bón theo quy định để thực hiện Nghị định có hiệu quả.
- Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP cho phù hợp với các quy định về sản xuất, kinh doanh phân bón theo quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP; phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ bổ sung quy định thẩm quyền của lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng, quá thời hạn sử dụng.
- Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, các địa phương xây dựng Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014-2020 để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, đồng thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp.
- Lực lượng quản lý thị trường cả nước cần tăng cường công tác quản lý địa bàn, tiến hành rà soát và đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền để tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế phối hợp, chế tài xử phạt; phải coi việc chống sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm của mình.
- Các doanh nghiệp kinh doanh phân bón tổ chức lại hệ thống phân phối, giảm tầng nấc trung gian, quy định rõ trách nhiệm của các tổng đại lý, các đại lý và chịu trách nhiệm quản lý chất lượng phân bón của doanh nghiệp đến tận người sử dụng.
- Về quản lý quy hoạch, kế hoạch sản xuất: Các Bộ, ngành địa phương, doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy hoạch phát triển ngành phân bón, không đầu tư tràn lan, dàn trải; sản xuất phải căn cứ nhu cầu thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh doanh, tránh giảm chất lượng bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng và chỉ đạo làm rõ trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng sản xuất, kinh doanh, buôn lậu phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên địa bàn.
- Các nhà khoa học tăng cường, chủ động nghiên cứu phát triển, chuyển giao, hướng dẫn nông dân áp dụng các loại phân bón mới nhằm phát huy hiệu quả đối với cây trồng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Công tác tuyên truyền: Ngoài các hoạt động tuyên truyền của các doanh nghiệp, Hiệp hội phân bón Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương cần thông tin công khai trên phạm vi cả nước đến tận cơ sở về chủng loại phân bón được phép sử dụng để nông dân biết sử dụng, kiểm tra, giám sát phát hiện các tổ chức, cá nhân sai phạm.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị có liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 4914/TB-BNN-VP năm 2013 kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón
- 3Công văn 1948/VPCP-NN năm 2021 về nghiên cứu, xử lý thông tin báo nêu về nông dân đồng bằng Sông Cửu Long lo lắng vì giá nhiều loại phân bón tăng gấp 1,2 đến 1,5 lần khi bước vào vụ hè thu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 5074/BVHTTDL-GĐ năm 2023 báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 02/2013/NĐ-CP về Công tác gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Thông báo 4914/TB-BNN-VP năm 2013 kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
- 4Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón
- 5Kết luận 97-KL/TW năm 2014 về chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón
- 7Công văn 1948/VPCP-NN năm 2021 về nghiên cứu, xử lý thông tin báo nêu về nông dân đồng bằng Sông Cửu Long lo lắng vì giá nhiều loại phân bón tăng gấp 1,2 đến 1,5 lần khi bước vào vụ hè thu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 5074/BVHTTDL-GĐ năm 2023 báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 02/2013/NĐ-CP về Công tác gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Thông báo 245/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội thảo quốc gia thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 245/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 26/06/2014
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Vũ Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra