VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2013 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI CUỘC HỌP VỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ Ở NƯỚC NGOÀI
Ngày 02 tháng 01 năm 2013, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về Chương trình dạy nghề và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; đại diện lãnh đạo các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính và Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có các ý kiến kết luận như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu đến năm 2015 xây dựng 26 trường, năm 2020 xây dựng 40 trường cao đẳng nghề chất lượng cao. Vì vậy, trước mắt cần tập trung cho 26 trường này với 49 nghề trọng điểm cấp khu vực và quốc tế. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 26 trường cao đẳng nghề chất lượng cao, đồng bộ về chương trình đào tạo nghề, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, chính sách đối với người dạy, người học, có trách nhiệm trở thành các Trung tâm đào tạo giáo viên dạy nghề cho các trường nghề trong cả nước;
2. Đối với 08 bộ chương trình đào tạo nghề đã được thí điểm chuyển giao từ Malaysia, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục rà soát để bảo đảm các cơ sở tiếp nhận chương trình ở Việt Nam có đồng bộ các điều kiện về đội ngũ giáo viên, trang thiết bị máy móc trong quá trình triển khai; có cam kết của các trường được giao triển khai các bộ chương trình này, có lộ trình để được công nhận đạt chuẩn kỹ năng nghề của Malaysia vào cuối năm 2013, có đề xuất hợp tác đào tạo (đào tạo kép) với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp ở địa phương; tổ chức sơ kết định kỳ 6 tháng và cuối năm việc triển khai thực hiện các bộ chương trình này;
3. Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần chủ động phối hợp với các Bộ quản lý ngành và các doanh nghiệp để xác định các nghề trọng điểm cần ưu tiên đào tạo đạt chuẩn kỹ năng khu vực và quốc tế, quy mô đào tạo từng nghề đến năm 2015; ngoài hợp tác với Malaysia, Hàn Quốc, cần cân nhắc khả năng mở rộng phạm vi hợp tác đào tạo nghề với một số nước ASEAN khác và với Đức, Nhật. Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết năm 2013 cho việc triển khai đào tạo các nghề trọng điểm, tổ chức sơ kết đánh giá vào cuối quý III năm 2013 để xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai trong năm 2014.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng đề án hợp tác đào tạo với nước ngoài.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT về Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT về Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông báo 20/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về chương trình dạy nghề và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 20/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 15/01/2013
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Khắc Định
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định