BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2022/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2022 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam do Chính phủ Lào đảm nhận có sự phối hợp của Chính phủ Việt Nam, ký tại Hà Nội ngày 21 tháng 3 năm 2022, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 2022.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, sau đây gọi tắt là hai Bên;
Căn cứ Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về Quy chế tài chính và quản lý sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào ký 06 tháng 12 năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy chế tài chính).
Nhằm tăng cường tính chủ động của Chính phủ Lào trong việc tiếp nhận, triển khai các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào, góp phần thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Bên đã thỏa thuận như sau:
1. Quy trình này áp dụng cho các dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào do phía Lào tự thực hiện (trên cơ sở đề xuất của Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam).
2. Giải thích từ ngữ
Trong thỏa thuận này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. “Vốn viện trợ” là các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào được ghi trong Thỏa thuận hợp tác song phương hàng năm.
2.2. “Chủ dự án Lào” là các Bộ, ngành, địa phương hoặc các đơn vị nhà nước được Chính phủ Lào giao nhiệm vụ thực hiện, tiếp nhận và quản lý dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào.
2.3. “Ngân hàng phục vụ” là một ngân hàng được lựa chọn trong danh sách các ngân hàng đủ tiêu chuẩn tại Lào để ủy quyền thực hiện việc giao dịch đối ngoại phục vụ dự án.
3. Các tài liệu do Chủ dự án Lào lập gửi các cơ quan liên quan phía Lào và Việt Nam bằng ngôn ngữ tiếng Lào và tiếng Việt, có giá trị như nhau.
QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU XÂY DỰNG
1. Sau khi dự án được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chấp thuận giao phía Lào tự thực hiện (trên cơ sở đề xuất của Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam và Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào); Thủ tướng Chính phủ Lào tiến hành giao nhiệm vụ cho chủ dự án. Chủ dự án Lào thành lập Ban quản lý dự án đề lập Hồ sơ Dự án. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được tính bằng đồng Kíp Lào (LAK) có quy đổi sang tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm lập dự toán.
2. Sau khi hoàn thành Hồ sơ dự án (hồ sơ dự án theo quy định của pháp luật Lào). Chủ dự án phía Lào gửi 02 bộ hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình (gồm: Tờ trình lấy ý kiến tham gia về dự án; phần thuyết minh, thiết kế cơ sở của Dự án và các văn bản pháp lý liên quan) tới Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam. Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam có công thư gửi kèm Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình tới Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào để lấy ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan của Việt Nam (nội dung chính của Thuyết minh và Thiết kế cơ sở dự án gửi phía Việt Nam như quy định tại Phụ lục).
3. Trong 30 ngày làm việc từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ dự án từ Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam. Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào sẽ có công thư gửi Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam góp ý kiến đối với dự án.
4. Văn phòng Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan phía Lào và Việt Nam gửi tổng hợp chung tới Chủ dự án phía Lào để hoàn chỉnh Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình và trình các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Lào thẩm định, ra quyết định đầu tư và cấp Giấy phép xây dựng công trình.
5. Sau khi Chính phủ Lào có quyết định phê duyệt dự án, Chủ dự án, Ban quản lý dự án phía Lào tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm cả việc đấu thầu, ký kết hợp đồng thực hiện dự án với nhà thầu...; khi kết thúc dự án tiến hành nghiệm thu, bàn giao, quyết toán dự án theo quy định hiện hành của Chính phủ Lào.
QUY TRÌNH MỞ TÀI KHOẢN VÀ CÁCH THANH TOÁN VỐN
1. Lựa chọn Ngân hàng phục vụ và mở tài khoản.
1.1. Ngân hàng phục vụ do Bộ Tài chính Lào chấp thuận có sự thống nhất với Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam và Chủ dự án Lào.
1.2. Ngân hàng phục vụ mở một Tài khoản đặc biệt (TKĐB) do Bộ Tài chính Lào làm chủ tài khoản để phục vụ chi tiêu của dự án, Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm thanh toán từ tài khoản theo quy định của phía Lào, cung cấp chủ tài khoản sao kê tài khoản dự án định kỳ hàng tháng và khi có yêu cầu.
2. Mục đích sử dụng và nguyên tắc quản lý TKĐB.
2.1. Để đảm bảo việc giải ngân từ TKĐB được nhanh chóng, chủ TKĐB không mở thêm TKĐB cấp 2, cơ quan quản lý TKĐB có trách nhiệm giải ngân vốn từ TKĐB trực tiếp cho các khoản chi tiêu của dự án.
2.2. Không sử dụng vốn viện trợ được ứng vào TKĐB cho các chi tiêu không hợp lệ của dự án, hoặc các nội dung chi khác không thuộc dự án. Vốn viện trợ chỉ được giải ngân khi có nhu cầu chi tiêu hợp lệ được xác nhận của dự án.
2.3. Trường hợp phát hiện các khoản chi sai mục đích từ TKĐB, phía Lào có trách nhiệm thu hồi lại các khoản chi đó để chuyển trả TKĐB hoặc chuyển trả phía Việt Nam nếu TKĐB đã đóng (sau khi hết hạn giải ngân).
3. Quy trình thanh toán.
3.1. Tạm ứng vốn vào Tài khoản đặc biệt
Căn cứ kế hoạch triển khai dự án và kế hoạch năm đầu được hai bên thống nhất, Bộ Tài chính Lào có công thư gửi Bộ Tài chính Việt Nam đề nghị chuyển tiền tạm ứng lần đầu vào TKĐB. Số tiền tạm ứng lần đầu tối đa bằng 50% kế hoạch vốn được bố trí năm đầu cho dự án.
Bộ Tài chính Việt Nam cấp kinh phí tạm ứng đồng USD theo tỷ giá bán chuyển khoản của Ngân hàng phục vụ tại thời điểm giao dịch.
3.2. Đề nghị Thanh toán từ Tài khoản đặc biệt.
3.2.1. Thực hiện thanh toán từ TKĐB trên nguyên tắc: đảm bảo các khoản chi đúng mục tiêu, đúng hợp đồng, đúng định mức, đúng đơn giá trên cơ sở khối lượng hoàn thành được nghiệm thu hoặc mức tạm ứng hợp lệ theo quy định của hợp đồng. Mức tạm ứng cho một hợp đồng không vượt quá 30% giá trị hợp đồng đó.
3.2.2. Hồ sơ thanh toán bao gồm những nội dung và tài liệu chủ yếu sau:
- Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định phê duyệt dự án.
- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Nghị định đấu thầu Lào.
- Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư với nhà thầu.
- Dự toán và Quyết định phê duyệt dự toán.
- Giấy đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán vốn do Chủ dự án Lào lập gửi cơ quan cấp vốn.
3.2.3. Khi có nhu cầu thanh toán, Chủ dự án phía Lào lập bộ hồ sơ thanh toán theo quy định tại điểm 3.2.2 để đề nghị giải ngân từ TKĐB cho các khoản chi tiêu hợp lệ. Cơ quan quản lý tài chính phía Lào (Bộ Tài chính) kiểm tra và thanh toán cho các chi tiêu của dự án từ TKĐB.
3.2.4. Phía Lào tổ chức kiểm tra chỉ tiêu căn cứ theo quy định quản lý tài chính của Lào và Thỏa thuận này, đảm bảo các khoản chi đúng quy định, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ. Không sử dụng nguồn vốn của dự án được tạm ứng vào TKĐB để chi tiêu cho những nội dung khác không hợp lệ hoặc không thuộc dự án.
3.3. Chuyển tiền vào Tài khoản đặc biệt.
Bộ Tài chính Lào gửi Bộ Tài chính Việt Nam đơn rút vốn bổ sung kèm theo bảng kê các khoản đã thanh toán cùng các tài liệu sau (kèm theo bản dịch tiếng Việt):
- Hợp đồng (mỗi hợp đồng có mã số, chỉ gửi một lần)
- Sao kê của Ngân hàng chứng minh việc đã thanh toán cho nhà thầu
- Công văn đề nghị thanh toán của nhà thầu
- Chứng từ kiểm soát chi của Bộ Tài chính Lào hoặc công văn đồng ý cho giải ngân của Bộ Tài chính Lào
Căn cứ vào đề nghị của Bộ Tài chính Lào, Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện chuyển tiền bổ sung vào TKĐB. Trị giá tiền bổ sung vào TKĐB của từng lần rút vốn bằng 100% trị giá đề nghị rút vốn bổ sung cho đến khi phần vốn còn lại chưa chuyển vào TKĐB bằng giá trị tạm ứng lần đầu vào TKĐB. Sau thời điểm này, giá trị bổ sung từng lần vào TKĐB bằng 50% trị giá đề nghị rút vốn bổ sung.
4. Tất toán Tài khoản.
Sau khi kết thúc thời hạn giải ngân, Bộ Tài chính Lào gửi công thư cho Bộ Tài chính Việt Nam để tất toán tài khoản cùng bảng kê chi tiêu kèm theo chứng từ liên quan của đợt giải ngân cuối, đảm bảo mọi khoản chi từ TKĐB đều phải có hóa đơn, chứng từ. Kinh phí còn dư trên TKĐB hoặc các khoản chi không có chứng từ hợp lệ được chuyển trả cho phía Việt Nam, vào tài khoản do phía Việt Nam thông báo.
5. Báo cáo.
5.1. Định kỳ 6 tháng, Ban quản lý dự án lập báo cáo về tiến độ thực hiện và việc sử dụng nguồn vốn trên TKĐB gửi Chủ dự án phía Lào, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban hợp tác hai nước làm căn cứ theo dõi, giám sát.
5.2. Sau khi tất toán tài khoản, Chủ dự án phía Lào có trách nhiệm lập báo cáo kết thúc dự án, đánh giá hoàn thành dự án, so sánh các kết quả đã đạt được với các mục tiêu ban đầu của dự án, tình hình sử dụng kinh phí viện trợ và vốn đối ứng chuyển cho Bộ Tài chính Lào. Sau khi xem xét, Bộ Tài chính Lào tổng hợp và gửi cho Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam, Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào, đồng gửi cho Bộ Tài chính Việt Nam (để báo cáo kinh phí viện trợ) để các cơ quan trên tổng hợp vào trong báo cáo tình hình thực hiện dự án trình Thủ tướng Chính phủ hai nước.
6. Quyết toán.
6.1. Quyết toán tài chính.
Hàng năm, Chủ dự án Lào lập quyết toán dự án theo quy định hiện hành của Lào, gửi Bộ Tài chính Lào để xem xét, phê duyệt. Sau khi phê duyệt quyết toán năm tài chính của dự án, Bộ Tài chính Lào gửi Bộ Tài chính Việt Nam để quyết toán kinh phí viện trợ cho Chính phủ Lào.
6.2. Quyết toán hoàn thành dự án
Sau khi dự án hoàn thành, Chủ dự án lập quyết toán hoàn thành dự án theo quy định của Lào gửi Bộ Tài chính Lào để xem xét, phê duyệt. Sau khi duyệt quyết toán hoàn thành dự án, Bộ Tài chính Lào gửi Bộ Tài chính Việt Nam.
7. Giám sát, kiểm toán.
7.1. Ủy ban hợp tác hai nước có thể độc lập, hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra định kỳ (6 tháng 1 lần) hoặc đột xuất đối với dự án.
7.2. Định kỳ hàng năm và sau khi kết thúc dự án, trên cơ sở thống nhất với phía Việt Nam, phía Lào lựa chọn tổ chức kiểm toán quốc tế độc lập để kiểm toán việc sử dụng TKĐB và gửi các báo cáo kiểm toán cho Bộ Tài chính Việt Nam và Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào để theo dõi. Báo cáo kiểm toán cuối cùng được gửi cho phía Việt Nam không muộn hơn 6 tháng sau khi kết thúc dự án.
Kinh phí kiểm toán được lấy từ nguồn kinh phí viện trợ của dự án, được xác định trong dự toán được phê duyệt.
Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày ký, các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức, triển khai Thỏa thuận này được giải quyết thông qua đàm phán giữa hai Bên.
Thỏa thuận này được lập tại thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào, ngày 21 tháng 3 năm 2022 thành 02 (hai) bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, tất cả các văn bản có giá trị như nhau./.
TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC | TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC |
1. Nội dung chính của Thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình:
1.1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư xây dựng.
1.2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
1.3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a. Phương án về giải phóng mặt bằng và phương án hỗ trợ nếu có.
b. Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc.
c. Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động.
d. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
1.4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
1.5. Tổng mức đầu tư của dự án, nhu cầu sử dụng vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn, phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
1.6. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được tính bằng Kíp Lào (LAK) có quy đổi sang tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm lập dự toán. Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình tại đâu được áp dụng đơn giá và những quy định về quản lý giá tại nơi đó.
1.7. Chi phí thuế đối với dự án không được tính trong vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam.
1.8. Cung cấp các hồ sơ tài liệu liên quan đến đơn giá, định mức xây lắp, các tài liệu cần thiết về tự nhiên, xã hội, quy hoạch phát triển và các quy định khác liên quan đến việc xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
2. Nội dung chính của Thiết kế cơ sở dự án:
2.1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
2.2. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
a. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung.
- Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng dự án hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
- Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.
- Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.
- Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.
- Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật Lào.
- Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
b. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bản đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến.
- Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.
- Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.
- Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
- 1Thông báo 16/2020/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định viện trợ (Các nghiệp vụ đặc biệt) cho Chương trình Đầu tư Phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn giữa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á, số viện trợ 0636-VIE (SF)
- 2Thông báo 38/2020/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định vay (Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tuyến cơ sở) giữa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới), số khoản vay 6439-VN
- 3Thông báo 39/2020/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định viện trợ không hoàn lại (Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tuyến cơ sở) giữa Việt Nam và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/Hiệp hội Phát triển Quốc tế trong vai trò quản lý Quỹ Tín thác Đa phương tài trợ cho Quỹ Tài chính Toàn cầu, Quỹ Tín thác Đa phương để tài trợ các chương trình y tế, và Quỹ Tín thác Đa phương để giải quyết thách thức về bệnh không lây nhiễm ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung (Ngân hàng Thế giới), số viện trợ TFB0264, TFB0276, TFB0266
- 4Thông báo 11/2022/TB-LPQT hiệu lực của Nghị định thư thứ hai sửa đổi Nghị định thư giữa Việt Nam - Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam giữa Việt Nam
- 1Luật điều ước quốc tế 2016
- 2Thông báo 16/2020/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định viện trợ (Các nghiệp vụ đặc biệt) cho Chương trình Đầu tư Phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn giữa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á, số viện trợ 0636-VIE (SF)
- 3Thông báo 38/2020/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định vay (Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tuyến cơ sở) giữa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới), số khoản vay 6439-VN
- 4Thông báo 39/2020/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định viện trợ không hoàn lại (Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tuyến cơ sở) giữa Việt Nam và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/Hiệp hội Phát triển Quốc tế trong vai trò quản lý Quỹ Tín thác Đa phương tài trợ cho Quỹ Tài chính Toàn cầu, Quỹ Tín thác Đa phương để tài trợ các chương trình y tế, và Quỹ Tín thác Đa phương để giải quyết thách thức về bệnh không lây nhiễm ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung (Ngân hàng Thế giới), số viện trợ TFB0264, TFB0276, TFB0266
- 5Thông báo 11/2022/TB-LPQT hiệu lực của Nghị định thư thứ hai sửa đổi Nghị định thư giữa Việt Nam - Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam giữa Việt Nam
Thông báo 14/2022/TB-LPQT hiệu lực Thỏa thuận về Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn viện trợ của Việt Nam giữa Việt Nam - Lào
- Số hiệu: 14/2022/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 21/03/2022
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng, Khăm-Chên Vông-Phô-Sỷ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 339 đến số 340
- Ngày hiệu lực: 21/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực