BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2018/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2018 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Đan Mạch về Hợp tác phát triển trong Chương trình hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2017 - 2020, ký tại Hà Nội ngày 21 tháng 12 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
WHEREAS Upon a request from the Government of the Socialist Republic of Viet Nam (GoV), the Government of the Kingdom of Denmark (GoDK) has agreed to provide an amount of 21.6 million Danish Kroner on a grant basis in support of the Danish Energy Partnership Programme in Viet Nam, as part of the Danish Energy Partnership Programme Phase II with Vietnam, China, Mexico and South Africa;
WHEREAS the GoV and the GoDK have agreed that the programme will be carried out in accordance with the provisions of this agreement and the programme document, attached herewith as Annex 1;
WHEREAS the general provision of this agreement is set forth in the agreement between the GoV and the GoDK named General Terms and Procedures of Development Cooperation dated 25 August 1993;
WHEREAS commitment to international law and conflict prevention, protecting and promoting human rights, respect for transparent and good governance processes, accountability and the fight against corruption, sound macro-economic policies and the commitment to poverty reduction govern the policies of the GoV and the GoDK, and which are prerequisites for this agreement, and hence constitutes essential elements of this agreement;
WHEREAS the GoV and the GoDK shall abide by the local laws and by applicable international instruments, including the UN Convention on the Rights of the Child and International Labour Organization Convention which Vietnam and Denmark are party to;
WHEREAS the GoV and the GoDK is committed to the principles of harmonisation and to strive for the highest degree of alignment with the budgetary and accountability system of the implementing partners and the legislation of the GoV so as to enhance effective implementation, to reduce the administrative burden, to minimise transaction costs and increase transparency and accountability of the support provided;
NOW THEREFORE the GoV and the GoDK have decided as follows:
For the purpose of this Agreement, unless otherwise stated, the terms listed below mean the following:
a. “The Parties” mean the GoV represented by the Ministry of Industry and Trade (MOIT) of Viet Nam, and the GoDK represented by the Embassy of Denmark in Hanoi;
b. “Danish Parties” refer to the Ministry of Foreign Affairs (MFA), the Ministry of Energy, Utilities and Climate (MEUC), the Danish Energy Agency (DEA) the Embassy of Denmark (EDK) in Vietnam or any other authority empowered to perform the functions exercised by said authorities;
c. “Vietnamese Parties” refer to MOIT or any other authority empowered to perform the functions exercised by said authorities;
d. “Vietnamese implementing partners” refer to MOIT’s agencies and departments involved in Programme implementation e.g. the Department of Energy Efficiency and Sustainable Development, the Electricity and Renewable Energy Authority, and the Electricity Regulatory Authority of Viet Nam;
e. “Joint decision making arrangement” refers to the overall management of the programme, which are meetings and exchange of letters between the Parties;
f. “The Programme” refers to the Danish Energy Partnership Programme in Viet Nam (DEPP);
g. “The Documentation” refers to the DEPP Programme Document which, by signature, has been approved by Danish Parties and Vietnamese Parties and is attached as Annex 1 to this agreement, hence constituting an integral part hereof. The Documentation will be reviewed in connection with Programme’s reviews. Changes to the Documentation are subject to the approval by the joint decision making arrangement. Development objectives described in the Documentation and the total amount of the Danish contribution cannot be changed;
h. “Programme Period” means the period of programme implementation from the signing date of this agreement until 30 June 2020.
1. The development objective of the Programme is that the most cost-effective opportunities for low carbon transition in energy system are more widely adopted throughout Viet Nam, as stated in the Documentation.
2. The immediate objectives of the Programme are:
- For Development Engagement 1 - Capacity development for long-range energy sector planning: Viet Nam’s energy system is more sustainable through implementation of cost-optimised policy and planning.
- For Development Engagement 2 - Capacity development for renewable energy integration into the power system: Efficient integration of renewable energy into the Viet Nam power system, with consequent reduction of CO2 emissions.
- Development Engagement 3: Low carbon development in the industrial sector: The most cost-effective opportunities for low carbon transition in industry are more widely adopted throughout Viet Nam.
as stated in the Documentation.
3. GoDK will grant the support on progress attained compared to planned progress described in the Documentation. Progress will be measured through commonly agreed indicators and monitoring systems described in this legal instrument.
4. The immediate objectives can only be adjusted to changes in the programme support context by decision of the joint decision making arrangement described, followed by mutual written agreement between the Parties. Such written agreement shall become addendum to this agreement
Management, Organisation and Consultants
5. The overall oversight of the Programme is the coordinated responsibility of MOIT, MEUC, DEA and EDK. The overall management roles of the programme support rests in the Programme Steering Committee, which is co-chaired by the Minister or Vice Minister of MOIT and the Danish Ambassador to Vietnam. Members of the Programme Steering Committee are representatives from DEA and heads/deputy heads of departments for the development engagement partner institutions. The tasks of the Steering Committee are described in the Documentation.
6. MOIT shall assign a programme director who is a focal point of the Vietnamese Implementing Partners and will participate in the Programme Management Group.
7. The Programme Management Group shall be established with representatives from the partner institutions at senior operational level, the DEA-representative(s) and EDK representative as well as the long-term adviser. The Management Group will be led by DEA country coordinator, EDK programme manager and MOIT programme director. The Management Group follows progress, reviews work plans with associated TA procurement plans to be reported to the Steering Committee, advises the Steering Committee and is a forum for technical level policy dialogue.
8. The implementation and management structure of the Programme, including coordination, assessment and procurement of the required technical assistance and the arrangement for the exchange of visits, processing of secondments, as well as dealing with financial and administrative issues, including the provision of resources according to Article 4 and Article 5 of this agreement, among others, is described in the Documentation.
9. The GoV and the GoDK shall maintain close dialogue in order to adjust plans for cooperation year by year and to deepen the related policy dialogue. This dialogue shall take place through the participation of the Danish Parties in meetings of the Programme Steering Committee, review meetings and other meetings as relevant.
10. The technical assistance shall be provided by the Danish Parties to ensure capacity development and achievement of programme’s objectives. The technical assistance shall be delivered by an international long-term adviser, experts from the DEA, international and national experts. The international long-term adviser who is recruited upon close consultation with Vietnamese implementing partners and contracted by the MFA, will be posted to MOIT.
Obligations of the Vietnamese parties
11. Under this Agreement, the GoV shall:
a. Promptly inform the GoDK of any condition which interfere or threaten to interfere with the successful implementation of the Programme;
b. Within a reasonable time advise on all reports, recommendations and other matters properly referred for advice by the GoDK, in order not to delay or disrupt the execution of the services or the works of the Programme;
c. Ensure that all relevant provisions in the General Terms and Procedures of Development Cooperation dated 25 August 1993 regarding the GoDK execution of activities are honoured;
d. Ensure that the Vietnamese implementing partners develop annual work plans based on Viet Nam’s priorities, within the areas of agreed cooperation in a timely manner as stated in the Documentation;
e. Ensure that the Vietnamese implementing partners prepare bi-annual progress report of the cooperation in a timely manner as stated in the Documentation;
f. Provide financial contribution of maximum 3 billion VND and adequate human resources i.e. skilled staff and salary in the Vietnamese implementing partners throughout the Programme Period;
g. The GoV shall provide adequate financial capital and general operational costs. These costs will cover offices and office furniture, repair and maintenance, power, water, fuel, insurances, internet access, domestic fax and telephone expenses. Ensure funds for the payment of all other expenses required for the establishment and operation of the Programme, which are not mentioned as items to be provided by the GoDK;
h. The GoV shall provide adequate facilities and working space for international long-term adviser and other technical assistance experts including office space, office equipment, stationery, telephone, internet access. Provide resources according to their budget availability, the applicable national legislation and the decision of the Programme Steering Committee in order to ensure the participation of skilled staff while the Programme is in force;
i. Provide assistance to GoV’s procedures for the entry, temporary stay and exit from Viet Nam of the official participants in the Programme, regardless of their nationality according to regulations of the GoV and the regulation mentioned under item (c) above;
j. Facilitate the issue of multiple entry and exit visas, work permits and residence permits for the international long-term adviser and his/her family regardless of nationality as well as provide assistance in the clearance through customs of their personal belongings that they are allowed to import according to regulations of the GoV and the regulation mentioned under item (c) above;
k. Ensure the tax exemption of expatriate personnel and his/her family members follows the regulation mentioned under item (c) above and the regulation on expatriate personnel for ODA programmes and projects in Viet Nam from:
i. all taxes in respect of any emolument paid to them from programme sources;
ii. all duties and taxes imposed on the import and export of new as well as used household goods and personal effects imported by the international long-term adviser and his/her spouse and dependants regardless of nationality for their exclusive use within 6 months after their arrival, subject to re-export on completion of tour of services or payment of duties and taxes if sold locally.
l. Equipment, vehicle, materials, supplies and spare parts to be purchased for the Programme by the GoDK, if any, will be exempted from any duties, taxes, and public charges in accordance with Vietnamese regulations. The refunded VAT and other charges from these equipment and materials will be transferred to the programme funds;
m. Ensure timely settlement of any other related formalities that might keep the Programme behind schedule in accordance with assigned mandates and responsibilities of relevant Vietnamese authorities.
Obligations of the Danish Parties
12. Under this Agreement, the GoDK shall:
a. Provide 21.6 million Danish Kroner (DKK) for the implementation of the Programme, which is distributed among three Programme's engagements as follow:
- Development Engagement 1 - Capacity Development for long-range energy sector planning: 8.4 million DKK
- Development Engagement 2 - Capacity Development for Renewable Energy Integration into the Power System: 5.9 million DKK
- Development Engagement 3 - Low carbon development in the industrial sector: 7.3 million DKK
b. All commitments of GoDK are made in Danish Kroner. There will be no cash transferred or disbursed directly to the Vietnamese Parties as the technical assistance and other activides will be contracted by the Danish Parties;
c. Procurement of international technical assistance (in any form) will be carried out by DEA and follow Danish procurement rules or drawn from a pool of experts. Final selection will be done in close cooperation based on no objection from the Vietnamese implementing partners;
d. Procurement of agreed national technical assistance, not covered by the above, will be carried out by the EDK in consultation with DEA, and follow Danish procurement rules for local procurement of technical assistance. Final selection will be done by in close cooperation with the Vietnamese implementing partners;
e. Expenses relating to study tours, workshops and seminars will be paid for by the Programme through EDK based on appropriate quotations approved by EDK and documented expenses. Sitting allowance for any workshop or meeting will be paid for out of Vietnamese partners’ own budgets;
f. The GoDK will cooperate and communicate fully and in a timely manner with the GoV on all matters relevant to the implementation of the Programme as defined in the Documentation and this agreement;
g. GoDK will not bear any responsibility and/or liability to any third party with regard to implementation of the Programme.
13. In addition to the above committed fund, the GoDK dedicated 8.0 DKK million as unallocated fund from the Danish Energy Partnership Programme with Viet Nam, China, Mexico and South Africa. The unallocated fund could be allocated as an additional fund by having any of the Country Steering Committees submit a proposal to the GoDK for approval if one of the following criteria is fulfilled:
a. Dissemination of lessons learned across the partnership countries that would stimulate cross fertilisation (south-south dialog).
b. Activating partnerships between Civil Society Organisation and academia on e.g. awareness, consultation, analysis, monitoring etc.
c. Activities that will address barriers and opportunities to mobilise and leverage of funds from other sources or engage the private sector to be the benefit of both Denmark and the partner country.
d. Promote a policy agenda of interest for both Denmark and the partner country e.g. accelerating implementation of a strategy, policy or plan developed as part of a Development Engagement
14. The GoDK shall respect and ensure appropriate compliance of regulations of the GoV i.e Decree No.16/2016/ND-CP dated 16 March 2016 on management and use of official development assistance (ODA) and concessional loans of foreign donors or other documents on amendment, addition or replacement of this regulation. Ensure timely settlement of any other related formalities that might keep the Programme behind schedule in accordance with assigned mandates and responsibilities of the Danish parties.
15. Both Parties will:
a. Strengthen aid effectiveness by endeavour to co-ordinate their efforts under this agreement with other development partners, be they states, international organisations or non-governmental organisations;
b. Use best endeavours to optimise the use of Programme resources.
Information, monitoring and evaluation
16. The Parties shall fully collaborate to ensure the accomplishment of the objectives of this Agreement. To this end, the Parties shall exchange views with regard to matters relating to the Programme and provide each other with all available data, documentation and information including financial statement of budget usage; shall provide appropriate mutual assistance required to accomplish their obligations; and provide all necessary support to facilitate the due implementation of the Programme in accordance to their respective authority.
17. The Parties will make a mid-term review eighteen months after the signature of this agreement. The review will focus on achievements and necessary further steps to guarantee a successful completion of the Programme.
18. The Danish Parties shall have the right to carry out any technical review mission that is considered necessary to monitor the implementation of the Programme. In order to facilitate the work of the person or persons instructed to carry out such monitoring missions, the Vietnamese Parties shall endeavour to provide these persons with all relevant assistance, information, and documentation related to the objectives of this agreement in accordance with Vietnamese law and regulation.
19. The Danish Parties shall provide biannual budget expenditure reports to the Programme Director and Steering Committee as parts of the overall Programme progress reports.
20. Evaluation of the Programme support, preferably undertaken jointly by the GoV and the GoDK may be carried out at the request of either Party. After the termination of the Programme support, the GoDK reserves the right to carry out evaluation in accordance with this article.
21. The Vietnamese implementing partners are responsible for the implementation of the Programme components shall maintain updated inventories of all equipment financed by earmarked funding from MFA (e.g. vehicles, computers, furniture and tools).
22. Equipment, material, supplies and facilities purchased by MFA and used during the implementation of the Programme (e.g. vehicles, computers, furniture and tools), will remain property of MFA until the Parties may agree otherwise, and will not generate liability to the Vietnamese Parties or the Vietnamese implementing partners.
23. Ownership transfer of the above-mentioned assets to the Vietnamese implementing partners may take place during the Programme Period. Before the termination of the Programme, the Parties will assess and agree on final transfer of such assets, after a final request on the matter from the Vietnamese implementing partners. Any remaining assets will be disposed of by MFA.
Non-compliance, Suspension, and Force majeure
24. In case of non-compliance with the provisions of this agreement and /or violation of the essential elements mentioned in this agreement, the Danish Parties have the right to suspend the Programme by giving a prior written notice to the other Party, indicating its intended termination date. Non-compliance includes inter alia:
a. If the implementation of the Programme components develops unfavourably in relation to objectives established in Article 2 of this agreement.
b. The Vietnamese implementing partners failed to fulfil their commitments under this agreement.
25. If a serious irregularity in the Programme has been ascertained, either Party may suspend its implementation, wholly or partially, until the Parties jointly decide to resume it.
26. In case of force majeure e.g. severe natural disasters including earth quake, tsunami, storms or floods that create suspension or delay in the Programme implementation and affect the programme effectiveness, the affected Party should promptly inform the other in writing. If substantial delay is caused by such situation, an extension of the programme implementation duration might be discussed and agreed by the Programme Steering Committee and submitted for the approval by the Parties.
27. If any dispute arises between the Parties as to the interpretation, application or implementation of this agreement, they will consult each other in order to reach an amicable solution.
28. No offer of payment, compensation or benefit of any kind, which could be regarded as an illegal or corrupt practice, shall be made, promised, sought or accepted - neither directly nor indirectly - as an inducement or reward in relation to activities funded under this agreement, including tendering, award, or execution of contracts. Any such practise will be grounds for the immediate cancellation of this agreement or part of it, and for additional civil and/or criminal action, as may be appropriate. At the discretion of the Danish Parties, a further consequence of any such practise can be the definite exclusion from any projects funded by them.
29. The GoV commits that all persons involved in the Programme activities are under strict obligation to provide information to the EDK any suspicion on or actual cases of:
- Fraud;
- Misuse of funds;
- Corruption;
- Breach of contracts;
- Court cases involving a larger amount of money;
- Loss of funds;
- Possible loss of hands;
- Qualifications or criticism in audit reports and other instances or misuse of funds not mentioned here.
30. The Vietnamese party will abide by the local laws and by applicable international instruments, including the UN convention on the Rights of the Child and the International Labour Conventions to which Vietnam is a member, - in particular the Minimum Age Convention, 1973 (No. 138) taking effect for Vietnam from 24 June 2003 and the Worst Forms of Child Labour Convention, 1999 (No. 182) taking effect for Vietnam from 19 December 2000. The Vietnamese party will ensure that no-one under 14 years of age or age of the end of compulsory schooling is engaged by organisations working for the Programme.
31. Any amendment to this agreement shall be agreed, in writing, between the Parties and shall constitute an integral part of this agreement.
Entry into Force, Programme duration, Termination
32. This government agreement enters into effect on the date of signature and shall remain in force within 6 months from the end of the Programme.
33. In case of delay in programme implementation, the duration of the Programme Period may be extended by mutual agreement and within the agreed budget and given objectives.
34. The Parties may terminate the Programme by agreement through an exchange of letters or unilaterally by a notice of termination. Such notice will come into effect six months after having been received by the other Party. The termination of this agreement will not affect the conclusion of the ongoing activities agreed during the validity of this agreement.
In witness hereof the Parties hereto, acting through their representatives duly authorised for this purpose, have caused this Agreement to be signed in 02 originals in the English and 02 originals in the Vietnamese language of equal validity. In case of any inconsistence between English version and Vietnamese version, the English version will prevail.
Ha Noi, 21 December 2017
For the Government of the | For the Government of the |
Annex 1: Energy Partnership Programme between Viet Nam and Denmark Programme Document
TRÊN CƠ SỞ Đề nghị của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chính phủ Việt Nam), Chính phủ Vương quốc Đan Mạch (sau đây gọi tắt là Chính phủ Đan Mạch) đã đồng ý viện trợ không hoàn lại số tiền 21,6 triệu Krone Đan Mạch để hỗ trợ cho Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (sau đây gọi tắt là Chương trình), là một Phần trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch giai đoạn II với các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Mê hi cô và Nam Phi;
TRÊN CƠ SỞ Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch thống nhất rằng Chương trình sẽ được triển khai theo các Điều Khoản của Hiệp định này và Văn kiện Chương trình, được đính kèm trong Phụ lục 1;
TRÊN CƠ SỞ Điều Khoản chung của Hiệp định này dược quy định trong Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch có tên là Điều Khoản chung và Quy định về Hợp tác Phát triển ký ngày 25 tháng 8 năm 1993;
TRÊN CƠ SỞ cam kết theo luật pháp quốc tế và ngăn ngừa xung đột, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, tôn trọng các quy trình quản trị công minh bạch và hiệu quả, trách nhiệm giải trình và cuộc chiến chống tham nhũng, các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp và cam kết giảm đói nghèo chi phối các chính sách của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch, và là các Điều kiện tiên quyết của Hiệp định này, do đó tạo thành các yếu tố quan trọng của Hiệp định này;
TRÊN CƠ SỞ Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch tuân thủ luật pháp địa phương và các công cụ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em và Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế mà Việt Nam và Đan Mạch là thành viên;
TRÊN CƠ SỞ Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch cam kết thực hiện các nguyên tắc hài hòa và nỗ lực cao nhất để thích ứng với hệ thống ngân sách và trách nhiệm giải trình của các đối tác thực hiện và pháp luật của Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện, giảm gánh nặng hành chính, giảm thiểu các chi phí giao dịch và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với hình thức hỗ trợ được cung cấp;
NAY Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch quyết định:
Vì Mục đích của Hiệp định này, trừ khi được đề cập đến theo cách khác, các thuật ngữ được liệt kê dưới đây sẽ có nghĩa như sau:
a. “Các Bên” có nghĩa là Chính phủ Việt Nam, mà đại diện là Bộ Công Thương Việt Nam, và Chính phủ Đan Mạch, mà đại diện là Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội;
b. “Bên Đan Mạch” có nghĩa là Bộ Ngoại giao Đan Mạch (MFA), Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch (MEUC), Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) và Đại sứ quán Đan Mạch (ĐSQĐM) tại Việt Nam hoặc bất kỳ cơ quan nào khác có thẩm quyền thực hiện các chức năng của các cơ quan nói trên;
c. “Bên Việt Nam” có nghĩa là Bộ Công Thương hoặc bất kỳ cơ quan nào khác có thẩm quyền thực hiện các chức năng của cơ quan nói trên;
d. “Các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam” có nghĩa là các cơ quan và đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương tham gia triển khai thực hiện Chương trình, đó là Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực Việt Nam;
e. “Cơ chế ra quyết định chung” có nghĩa là cơ chế quản lý tổng thể Chương trình, bao gồm các cuộc họp và các công văn trao đổi giữa các Bên;
f. “Chương trình” có nghĩa là Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (Chương trình DEPP);
g. “Văn kiện Chương trình” có nghĩa là Văn kiện Chương trình DEPP có chữ ký phê duyệt của Bên Đan Mạch và Bên Việt Nam, được đính kèm trong Phụ lục 1 của Hiệp định này, và do đó là một Phần không thể tách rời của Hiệp định này. Văn kiện Chương trình sẽ được rà soát trong các đợt đánh giá liên quan đến Chương trình. Các thay đổi của Văn kiện Chương trình cần được phê duyệt theo cơ chế ra quyết định chung. Các Mục tiêu phát triển mô tả trong Văn kiện Chương trình và tổng số vốn viện trợ của Đan Mạch là không thay đổi;
h. “Thời gian thực hiện Chương trình” có nghĩa là thời hạn triển khai Chương trình từ ngày ký Hiệp định này cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
1. Mục tiêu phát triển của Chương trình là các cơ hội tối ưu về chi phí cho chuyển đổi carbon thấp trong hệ thống năng lượng được triển khai trên phạm vi rộng hơn tại Việt Nam, như được nêu trong Văn kiện Chương trình.
2. Các Mục tiêu trực tiếp của Chương trình là:
- Đối với Hợp Phần 1 - Nâng cao năng lực về quy hoạch ngành năng lượng dài hạn: Tăng cường tính bền vững cho hệ thống năng lượng Việt Nam thông qua triển khai chính sách và quy hoạch tối ưu hóa về chi phí.
- Đối với Hợp Phần 2 - Nâng cao năng lực tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện: Tích hợp hiệu quả năng lượng tái tạo vào hệ thống điện Việt Nam, nhờ đó giúp giảm phát thải CO2.
- Đối với Hợp Phần 3: Phát triển carbon thấp trong ngành công nghiệp: Các cơ hội tối ưu về chi phí cho chuyển đổi carbon thấp trong ngành công nghiệp được triển khai trên phạm vi rộng hơn tại Việt Nam.
như được nêu trong Văn kiện Chương trình.
3. Chính phủ Đan Mạch sẽ cung cấp viện trợ dựa trên tiến độ đạt được so với kế hoạch được mô tả trong Văn kiện Chương trình. Tiến độ được đo lường thông qua các chỉ số chung được thống nhất và các hệ thống giám sát được mô tả trong văn bản pháp lý này.
4. Các Mục tiêu trực tiếp chỉ có thể được Điều chỉnh theo những thay đổi trong bối cảnh hỗ trợ Chương trình bằng quyết định được thực hiện theo cơ chế ra quyết định chung đã nêu, kèm theo văn bản đồng thuận giữa các Bên. Văn bản đồng thuận đó sẽ trở thành phụ lục đính kèm Hiệp định này.
5. Trách nhiệm quản lý chung về Chương trình thuộc về Bộ Công Thương, MEUC, DEA và ĐSQĐM. Các vai trò quản lý chung đối với các hoạt động hỗ trợ của Chương trình thuộc về Ban chỉ đạo Chương trình, do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Công Thương và Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam làm đồng Trưởng ban. Các thành viên của Ban chỉ đạo Chương trình bao gồm đại diện của DEA và các lãnh đạo cấp trưởng hoặc phó của các đơn vị là đối tác thực hiện các Hợp Phần. Các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo được mô tả trong Văn kiện Chương trình.
6. Bộ Công Thương sẽ cử một Giám đốc Chương trình làm đầu mối đại diện cho các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam và tham gia vào Nhóm quản lý Chương trình.
7. Nhóm quản lý Chương trình sẽ được thành lập bao gồm các đại diện của các đơn vị đối tác tại cấp Điều phối thực hiện, đại diện của DEA, đại diện của ĐSQĐM và Cố vấn quốc tế dài hạn. Nhóm quản lý Chương trình sẽ do Điều phối viên quốc gia của DEA, Quản đốc Chương trình của ĐSQĐM và Giám đốc Chương trình của Bộ Công Thương lãnh đạo. Nhóm quản lý sẽ theo dõi tiến độ thực hiện Chương trình, rà soát các kế hoạch hoạt động kèm theo các kế hoạch đấu thầu dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) để báo cáo lên Ban chỉ đạo, tư vấn cho Ban chỉ đạo và là diễn đàn đối thoại chính sách cấp độ kỹ thuật.
8. Cơ cấu quản lý và thực hiện Chương trình, bao gồm Điều phối, đánh giá và đấu thầu dịch vụ HTKT cần thiết và tổ chức các chuyến công tác trao đổi kinh nghiệm giữa các Bên, bố trí các cán bộ biệt phái, cũng như giải quyết các vấn đề về tài chính và hành chính, bao gồm cung cấp các nguồn lực cần thiết, theo Điều 4 và Điều 5 của Hiệp định này, được mô tả trong Văn kiện Chương trình.
9. Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch sẽ duy trì đối thoại chặt chẽ để Điều chỉnh các kế hoạch hợp tác theo từng năm và tăng cường đối thoại chính sách liên quan. Đối thoại sẽ được thực hiện thông qua sự tham gia của Bên Đan Mạch trong các cuộc họp của Ban chỉ đạo Chương trình, các cuộc họp đánh giá và các cuộc họp khác nếu phù hợp.
10. Hỗ trợ kỹ thuật số do Bên Đan Mạch cung cấp nhằm đảm bảo nâng cao năng lực và hoàn thành các Mục tiêu của Chương trình. Hỗ trợ kỹ thuật sẽ do cố vấn quốc tế dài hạn, các chuyên gia của DEA, các chuyên gia trong nước và quốc tế cung cấp. Cố vấn quốc tế dài hạn được tuyển dụng sau khi tham vấn ý kiến của các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam và do MFA ký hợp đồng, sẽ được cử đến Bộ Công Thương làm việc.
11. Trong khuôn khổ Hiệp định này, Chính phủ Việt Nam sẽ:
a. Kịp thời thông báo cho Chính phủ Đan Mạch về bất kỳ Điều kiện nào ảnh hưởng hay đe dọa ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công Chương trình;
b. Góp ý trong phạm vi thời gian hợp lý đối với tất cả các báo cáo, các khuyến nghị và các vấn đề phù hợp khác do Chính phủ Đan Mạch đề nghị góp ý, nhằm tránh làm chậm hoặc gián đoạn việc thực hiện các dịch vụ hay công việc của Chương trình;
c. Đảm bảo tôn trọng tất cả các quy định liên quan trong Điều Khoản chung và Quy định về Hợp tác Phát triển ký ngày 25 tháng 8 năm 1993 liên quan đến việc thực hiện các hoạt động của Chính phủ Đan Mạch;
d. Đảm bảo rằng các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam xây dựng kịp thời các kế hoạch hoạt động hàng năm dựa trên các nội dung ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, trong phạm vi các lĩnh vực hợp tác đã nhất trí giữa các Bên như đề ra trong Văn kiện Chương trình;
e. Đảm bảo rằng các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam chuẩn bị kịp thời các báo cáo tiến độ 06 tháng về triển khai các hoạt động hợp tác như đề ra trong Văn kiện Chương trình;
f. Cấp kinh phí đối ứng tối đa 3 tỷ đồng và cung cấp đủ nguồn nhân lực phù hợp, bao gồm các cán bộ có chuyên môn và tiền lương, cho các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam trong thời gian thực hiện Chương trình;
g. Chính phủ Việt Nam sẽ cấp đủ nguồn vốn và các chi phí hoạt động chung. Các chi phí này bao gồm chi phí cho các văn phòng làm việc và trang thiết bị văn phòng, sửa chữa và bảo dưỡng, điện, nước, nhiên liệu, bảo hiểm, kết nối internet, chi phí điện thoại và fax trong nước. Đảm bảo ngân sách để chi trả cho tất cả các chi phí cần thiết khác để thiết lập và thực hiện Chương trình, mà không thuộc các hạng Mục do Chính phủ Đan Mạch cung cấp;
h. Chính phủ Việt Nam sẽ cấp đủ trang thiết bị và không gian làm việc cho Cố vấn quốc tế dài hạn và các chuyên gia HTKT khác bao gồm văn phòng làm việc, trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, điện thoại, kết nối internet. Cung cấp các nguồn lực theo ngân sách cho phép, quy định pháp luật của quốc gia và quyết định phê duyệt của Ban chỉ đạo Chương trình nhằm đảm bảo sự tham gia của đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong thời gian triển khai có hiệu lực của Chương trình;
i. Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về xuất nhập cảnh và tạm trú tại Việt Nam cho các cá nhân chính thức tham gia thực hiện Chương trình, không phân biệt quốc tịch, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và quy định nêu tại điểm (c) nêu trên;
j. Tạo Điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực xuất nhập cảnh nhiều lần, giấy phép lao động và giấy phép cư trú cho cố vấn quốc tế dài hạn và thành viên gia đình của cố vấn không phân biệt quốc tịch, đồng thời hỗ trợ thông quan các đồ đạc cá nhân của họ được phép nhập khẩu theo quy định của Việt Nam và quy định được đề cập tại điểm (c) nêu trên;
k. Đảm bảo miễn thuế cho chuyên gia người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các thành viên gia đình của họ theo quy định được đề cập tại điểm (c) nêu trên và theo Quy chế về chuyên gia nước ngoài thực hiện các Chương trình, dự án ODA tại Việt Nam, bao gồm:
i. Tất cả các loại thuế liên quan đến các Khoản thu nhập trả cho chuyên gia từ các nguồn kinh phí của Chương trình;
ii. Tất cả các loại thuế và phí áp dụng đối với nhập khẩu và xuất khẩu các hàng hóa gia dụng và hành lý cá nhân mới hoặc đã qua sử dụng do cố vấn quốc tế dài hạn và vợ/chồng và người phụ thuộc của cố vấn không phân biệt quốc tịch tiến hành nhập khẩu cho Mục đích sử dụng cá nhân trong vòng 06 tháng sau khi nhập cảnh, phụ thuộc vào việc tái xuất khẩu khi hoàn thành các dịch vụ hoặc thanh toán các thuế và phí nếu bán tại Việt Nam.
l. Thiết bị, phương tiện, nguyên vật liệu, vật tư và phụ tùng thay thế (nếu có) được Chính phủ Đan Mạch mua cho Chương trình sẽ được miễn thuế, phí và lệ phí theo các quy định của Việt Nam. Tiền hoàn thuế giá trị gia tăng và các Khoản thu khác từ các thiết bị, nguyên liệu này sẽ được chuyển vào nguồn vốn của Chương trình;
m. Đảm bảo giải quyết kịp thời bất cứ thủ tục liên quan nào khác có thể làm cho Chương trình bị chậm tiến độ theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao của các cơ quan quản lý liên quan của Việt Nam.
12. Trong phạm vi Hiệp định này, Chính phủ Đan Mạch sẽ:
a. Cấp kinh phí 21,6 triệu Krone Đan Mạch (DKK) để triển khai Chương trình, phân bổ cho ba Hợp Phần của Chương trình như sau:
- Hợp Phần 1 - Nâng cao năng lực về quy hoạch ngành năng lượng dài hạn: 8,4 triệu DKK.
- Hợp Phần 2 - Nâng cao năng lực tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện: 5,9 triệu DKK.
- Hợp Phần 3 - Phát triển carbon thấp trong ngành công nghiệp: 7,3 triệu DKK.
b. Tất cả các cam kết về nguồn vốn của Chính phủ Đan Mạch được thực hiện bằng đồng Krone Đan Mạch. Sẽ không có chuyển giao ngân sách tài trợ hoặc giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt cho Bên Việt Nam do HTKT và các hoạt động khác sẽ do Bên Đan Mạch ký hợp đồng;
c. Việc đấu thầu dịch vụ HTKT quốc tế (dưới bất kỳ hình thức nào) sẽ do DEA thực hiện và tuân thủ các quy định đấu thầu của Đan Mạch hoặc huy động từ nguồn chuyên gia có sẵn. Quyết định lựa chọn cuối cùng sẽ được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ và dựa trên ý kiến không phản đối của các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam;
d. Việc đấu thầu dịch vụ HTKT trong nước được phê duyệt, không thuộc phạm vi nêu trên, sẽ do ĐSQĐM triển khai có tham vấn ý kiến của DEA và tuân thủ các quy định đấu thầu của Đan Mạch về đấu thầu trong nước các dịch vụ HTKT. Quyết định lựa chọn cuối cùng sẽ được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam;
e. Các chi phí liên quan đến các chuyến thăm quan học tập, hội thảo và hội nghị sẽ được thanh toán từ ngân sách Chương trình thông qua ĐSQĐM, dựa trên các báo giá hợp lệ được ĐSQĐM phê duyệt và các chi phí có chứng từ kèm theo. Phụ cấp tham dự hội thảo hay cuộc họp sẽ được thanh toán từ ngân sách của các đối tác Việt Nam;
f. Chính phủ Đan Mạch sẽ hợp tác và thông tin đầy đủ và kịp thời tới Chính phủ Việt Nam về tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Chương trình như đã quy định trong Văn kiện Chương trình và Hiệp định này;
g. Chính phủ Đan Mạch sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm và/hoặc trách nhiệm pháp lý nào với bất cứ bên thứ ba nào liên quan đến việc thực hiện Chương trình.
13. Ngoài nguồn vốn cam kết nêu trên, Chính phủ Đan Mạch giành 8,0 triệu DKK làm ngân sách dự phòng chưa phân bổ từ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch hợp tác với Việt Nam, Trung Quốc, Mê hi cô và Nam Phi. Ngân sách chưa phân bổ có thể được sử dụng làm nguồn ngân sách bổ sung khi Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia của một trong 04 nước trình bản đề xuất lên Chính phủ Đan Mạch để xin phê duyệt nếu đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
a. Chia sẻ các bài học kinh nghiệm đạt được giữa các quốc gia đối tác nhằm thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia (đối thoại Nam - Nam: đối thoại giữa các nước đang phát triển).
b. Thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác giữa các tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan nghiên cứu đào tạo học thuật về: nhận thức, tư vấn, phân tích, giám sát, v.v.
c. Các hoạt động ứng phó với các rào cản và các cơ hội huy động và gia tăng vốn từ các nguồn khác hoặc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân để nhận được hỗ trợ từ cả Bên Đan Mạch và quốc gia đối tác.
d. Xúc tiến kế hoạch triển khai chính sách được cả Bên Đan Mạch và quốc gia đối tác quan tâm, ví dụ như đẩy nhanh tiến độ triển khai một chiến lược, chính sách hoặc kế hoạch được xây dựng trong khuôn khổ một Hợp Phần.
14. Chính phủ Đan Mạch sẽ tôn trọng và đảm bảo thực hiện đúng quy định của Chính phủ Việt Nam, bao gồm Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài hoặc những văn bản pháp lý khác về sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định này. Đảm bảo giải quyết kịp thời bất cứ thủ tục liên quan nào khác có thể làm cho Chương trình bị chậm tiến độ theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao của Bên Đan Mạch.
15. Cả hai Bên sẽ:
a. Tăng cường hiệu quả viện trợ bằng cách nỗ lực Điều phối các hoạt động của mình theo Hiệp định này với các đối tác phát triển khác, dù đó là các quốc gia, các tổ chức quốc tế hay các tổ chức phi chính phủ;
b. Sử dụng các biện pháp tốt nhất để tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực của Chương trình.
Thông tin, Giám sát và Đánh giá
16. Các Bên sẽ hợp tác toàn diện để đảm bảo hoàn thành các Mục tiêu của Hiệp định này. Các Bên sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề liên quan đến Chương trình và cung cấp cho nhau tất cả các dữ liệu, tài liệu và thông tin có sẵn, bao gồm báo cáo tài chính về tình hình sử dụng ngân sách; cung cấp các hỗ trợ cần thiết để hoàn tất nhiệm vụ của mỗi Bên; và cung cấp tất cả các hỗ trợ cần thiết để tạo Điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình theo thẩm quyền cho phép của mỗi Bên.
17. Các Bên sẽ tiến hành đánh giá giữa kỳ sau 18 tháng kể từ khi ký kết Hiệp định này. Đợt đánh giá này sẽ tập trung vào các thành tựu đạt được và các bước cần triển khai tiếp theo để đảm bảo hoàn tất Chương trình thành công.
18. Bên Đan Mạch có quyền tổ chức các đợt đánh giá về kỹ thuật nếu cần thiết để giám sát việc thực hiện Chương trình. Để tạo Điều kiện thuận lợi cho công việc của chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia có nhiệm vụ thực hiện các đợt đánh giá đó, Bên Việt Nam sẽ cố gắng cung cấp cho chuyên gia tất cả các hỗ trợ cần thiết, thông tin và tài liệu liên quan đến các Mục tiêu của Hiệp định này phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
19. Bên Đan Mạch sẽ cung cấp các báo cáo chi tiêu ngân sách 06 tháng cho Giám đốc Chương trình và Ban chỉ đạo Chương trình là một Phần trong các báo cáo tiến độ chung của Chương trình.
20. Việc đánh giá hoạt động hỗ trợ của Chương trình, ưu tiên triển khai dưới hình thức đánh giá chung của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch, có thể được thực hiện theo đề nghị của mỗi Bên. Sau khi Chương trình kết thúc, Chính phủ Đan Mạch có quyền thực hiện đánh giá theo quy định tại Điều này.
21. Các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các Hợp Phần của Chương trình phải duy trì cập nhật thống kê về tất cả các thiết bị được tài trợ từ nguồn kinh phí được cấp từ MFA (ví dụ: xe cộ, máy tính, đồ nội thất và các công cụ).
22. Thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư và các đồ dùng khác do MFA mua và sử dụng trong quá trình thực hiện Chương trình (ví dụ: xe cộ, máy tính, đồ nội thất và các công cụ), là tài sản của MFA cho đến khi các Bên có các thỏa thuận khác, và sẽ không phát sinh trách nhiệm pháp lý đối với Bên Việt Nam hoặc các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam.
23. Việc chuyển giao quyền sở hữu của các tài sản trên cho các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam có thể diễn ra trong thời gian thực hiện Chương trình. Trước khi Chương trình kết thúc, các Bên sẽ đánh giá và thống nhất về việc chuyển giao cuối cùng đối với các tài sản này, sau khi có đề nghị cuối cùng từ các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam. Các tài sản còn lại sẽ do MFA tùy ý sử dụng.
Không tuân thủ, Đình chỉ và Bất khả kháng
24. Trong trường hợp không tuân thủ các Điều Khoản của Hiệp định này và/hoặc vi phạm các nội dung cơ bản nêu trong Hiệp định này, Bên Đan Mạch có quyền đình chỉ triển khai Chương trình sau khi có văn bản thông báo cho Bên Việt Nam trong đó nêu rõ thời gian dự kiến đình chỉ. Việc không tuân thủ bao gồm nhưng không giới hạn bởi các trường hợp sau:
a. Nếu việc triển khai các Hợp Phần của Chương trình không phù hợp với các Mục tiêu được đề ra trong Điều 2 của Hiệp định này.
b. Các đối tác thực hiện Chương trình của Việt Nam thất bại trong việc hoàn thành các cam kết trong Hiệp định này.
25. Nếu phát hiện lỗi nghiêm trọng về việc không tuân thủ quy định trong Chương trình, mỗi Bên có thể đình chỉ việc triển khai một Phần hoặc toàn bộ Chương trình cho đến khi các Bên có quyết định đồng thuận về tiếp tục triển khai Chương trình.
26. Trường hợp bất khả kháng, ví dụ như thiên tai nghiêm trọng bao gồm động đất, sóng thần, bão lụt khiến phải tạm dừng hoặc gây chậm trễ trong thực hiện Chương trình và ảnh hưởng đến hiệu quả của Chương trình, Bên bị ảnh hưởng phải lập tức thông báo bằng văn bản cho Bên kia. Nếu có chậm trễ nghiêm trọng do các tình huống nêu trên, việc gia hạn thời gian thực hiện Chương trình có thể được Ban chỉ đạo Chương trình thảo luận, thống nhất và trình cấp có thẩm quyền của hai Bên phê duyệt.
27. Nếu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra giữa các Bên do cách hiểu, áp dụng hay thực hiện Hiệp định này, các Bên sẽ tham vấn lẫn nhau nhằm đạt được một biện pháp hòa giải.
28. Không được thực hiện, hứa hẹn, tìm kiếm hoặc chấp nhận - dù là trực tiếp hay gián tiếp - bất cứ một lời đề nghị về chi trả, đền bù hoặc lợi ích dưới bất cứ hình thức nào mà có thể xem là hành vi phi pháp hoặc tham nhũng để khuyến khích hoặc thưởng cho các hoạt động được tài trợ theo Hiệp định này, bao gồm đấu thầu, trao hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng. Bất cứ hành vi nào như vậy cũng sẽ là cơ sở để hủy bỏ ngay lập tức toàn bộ hoặc một Phần của Hiệp định này, và có thể áp dụng bổ sung các biện pháp xử lý về mặt dân sự và/hoặc hình sự nếu phù hợp. Tùy theo quyết định của Bên Đan Mạch, hậu quả tiếp theo của những hành vi như vậy có thể là sự loại trừ hoàn toàn khỏi bất kỳ dự án nào do Bên Đan Mạch tài trợ.
29. Chính phủ Việt Nam cam kết rằng tất cả các cá nhân liên quan đến các hoạt động của Chương trình đều phải tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ cung cấp thông tin với Đại sứ quán Đan Mạch về bất kỳ nghi ngờ hoặc phát hiện nào về:
- Gian lận;
- Sử dụng vốn sai Mục đích;
- Tham nhũng;
- Vi phạm hợp đồng;
- Các vụ án liên quan đến số tiền lớn;
- Thất thoát vốn;
- Nguy cơ thất thoát vốn;
- Trình độ chuyên môn hoặc các ý kiến phê bình trong các báo cáo kiểm toán và các trường hợp khác hoặc sử dụng vốn sai Mục đích mà chưa được đề cập ở đây.
30. Bên Việt Nam phải tuân thủ các luật pháp quốc gia và các công cụ quốc tế phù hợp, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và các Công ước Lao động quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước về Tuổi lao động tối thiểu năm 1973 (số 138) có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 24 tháng 6 năm 2003 và Công ước về Những hình thức Lao động Trẻ em Tồi tệ nhất năm 1999 (số 182) có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 19 tháng 12 năm 2000. Bên Việt Nam đảm bảo rằng không ai dưới 14 tuổi hoặc đang ở độ tuổi giáo dục bắt buộc tham gia vào các tổ chức làm việc cho Chương trình.
31. Bất cứ thay đổi nào đối với Hiệp định này cần phải có sự đồng ý bằng văn bản giữa các Bên và là một Phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Hiệu lực thi hành, Thời gian thực hiện và Kết thúc
32. Hiệp định chính phủ này có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ tiếp tục có hiệu lực trong vòng 06 tháng kể từ khi kết thúc Chương trình.
33. Nếu có sự chậm trễ trong quá trình triển khai Chương trình, thời gian thực hiện Chương trình có thể kéo dài với sự đồng thuận của các Bên trong khuôn khổ ngân sách đã được duyệt và đáp ứng các Mục tiêu đề ra.
34. Các Bên có thể chấm dứt Chương trình bằng cách đồng thuận thông qua trao đổi công văn hoặc đơn phương chấm dứt Chương trình bằng thông báo chính thức. Thông báo này sẽ có hiệu lực trong vòng 06 tháng sau khi Bên còn lại nhận được thông báo. Việc chấm dứt Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến việc kết thúc các hoạt động đang triển khai đã được phê duyệt trong thời gian Hiệp định này còn hiệu lực.
Các Bên có mặt tại đây, với các Đại diện được ủy quyền cho riêng Mục đích này, đồng ý ký kết Hiệp định này thành hai (02) bản chính bằng tiếng Anh và (02) bản chính bằng tiếng Việt có hiệu lực ngang nhau. Trong trường hợp có khác biệt giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt thì bản tiếng Anh sẽ được sử dụng.
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2017
Thay mặt Chính phủ | Thay mặt Chính phủ |
Phụ lục 1: Văn kiện Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch
- 1Thông báo 26/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam - Lào năm 2009
- 2Thông báo 38/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định "Chương trình hợp tác tài chính V" giữa Việt Nam - Tây Ban Nha (FCV-V)
- 3Thông báo 01/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định về Hợp tác Kỹ thuật năm 2016 giữa Việt Nam - Đức
- 4Thông báo 08/2018/TB-LPQT về hiệu lực thể lệ chung của Liên minh Bưu chính Thế giới 2016 (General Regulations of the Universal Postal Union) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Thông báo 09/2018/TB-LPQT về hiệu lực Nghị định thư bổ sung lần thứ Nhất đối với Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính Thế giới 2016 (Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ 26) (First Additional Protocol of General Regulations of the Universal Postal Union) do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Thông báo 17/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Tổ chức Hợp tác rừng châu Á (Agreement on the Establishment of the Asian Forest Cooperation Organization - AFoCO)
- 7Thông báo 29/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về hợp tác phát triển trong Chương trình hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 giữa Việt Nam - Đan Mạch
- 1Luật điều ước quốc tế 2016
- 2Thông báo 26/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam - Lào năm 2009
- 3Thông báo 38/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định "Chương trình hợp tác tài chính V" giữa Việt Nam - Tây Ban Nha (FCV-V)
- 4Thông báo 01/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định về Hợp tác Kỹ thuật năm 2016 giữa Việt Nam - Đức
- 5Thông báo 08/2018/TB-LPQT về hiệu lực thể lệ chung của Liên minh Bưu chính Thế giới 2016 (General Regulations of the Universal Postal Union) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Thông báo 09/2018/TB-LPQT về hiệu lực Nghị định thư bổ sung lần thứ Nhất đối với Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính Thế giới 2016 (Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ 26) (First Additional Protocol of General Regulations of the Universal Postal Union) do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 7Thông báo 17/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Tổ chức Hợp tác rừng châu Á (Agreement on the Establishment of the Asian Forest Cooperation Organization - AFoCO)
- 8Thông báo 29/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về hợp tác phát triển trong Chương trình hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 giữa Việt Nam - Đan Mạch
Thông báo 04/2018/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về Hợp tác phát triển trong Chương trình hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 04/2018/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 21/12/2017
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Đan Mạch
- Người ký: Trần Tuấn Anh, Charlotte Laursen
- Ngày công báo: 25/02/2018
- Số công báo: Từ số 407 đến số 408
- Ngày hiệu lực: 21/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết