BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2018/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2018 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về "Dự án xây dựng nhà Quốc hội Lào", ký tại Hà Nội ngày 19 tháng 12 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
Căn cứ Thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Lào năm 2017;
Căn cứ Biên bản ghi nhớ ký ngày 24 tháng 11 năm 2016 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào công trình Nhà Quốc hội Lào tại Quảng trường Thạt-luổng, trung tâm Thủ đô Viêng Chăn (sau đây gọi tắt là Dự án);
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi tắt là hai Bên) thống nhất các Điều Khoản sau đây:
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào công trình Nhà Quốc hội Lào theo hình thức chìa khóa trao tay; tổng kinh phí viện trợ tối đa là 100 (Một trăm) triệu đô la Mỹ; dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng năm 2021.
2. Chủ đầu tư: Bộ Xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hai Bên phấn đấu thực hiện Mục tiêu công trình đạt chất lượng cao, đảm bảo thẩm mỹ; đồng thời thể hiện là biểu tượng của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.
Trách nhiệm của Chính phủ nước CHDCND Lào
1. Tổ chức lễ động thổ công trình; giải phóng mặt bằng, tháo dỡ các công trình hiện trạng, rà phá bom mìn, thực hiện công tác khai quật khảo cổ học và di dời di tích, di vật khảo cổ học (nếu có); bàn giao mặt bằng cho phía Việt Nam.
2. Hoàn tất và bàn giao cho phía Việt Nam các hồ sơ, tài liệu (đã được phê duyệt theo pháp luật Lào) về phương án kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
3. Tạo Điều kiện thuận lợi nhất: (i) về thủ tục xuất nhập cảnh, lưu trú, đảm bảo an ninh, an toàn và các hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm trong việc thi công (ii) về thủ tục xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thực hiện xây dựng công trình.
4. Miễn các Khoản thuế, phí, lệ phí đánh trên hàng hóa (trừ xăng dầu), dịch vụ, công trình, chủ đầu tư, nhà thầu và cá nhân liên quan đến thực hiện Dự án; trong trường hợp pháp luật Lào yêu cầu phải thanh toán các Khoản thuế, phí, lệ phí nêu trên thì sau đó các Khoản tiền này sẽ được Chính phủ Lào hoàn trả đầy đủ và đúng hạn theo các quy định của pháp luật Lào.
5. Thực hiện các Phần việc, hạng Mục ngoài phạm vi mặt bằng đã bàn giao cho phía Việt Nam.
6. Tổ chức công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng sau khi tiếp nhận bàn giao từ phía Việt Nam.
Trách nhiệm của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
1. Tiếp nhận mặt bằng xây dựng công trình và các hồ sơ tài liệu liên quan đến Dự án do phía Lào bàn giao (được nêu tại các Khoản 1 và 2, Điều 2 Hiệp định này).
2. Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện Dự án theo pháp luật Việt Nam, pháp luật Lào và hài hòa với các thông lệ quốc tế.
3. Bàn giao cho phía Lào khi công trình hoàn thành, đảm bảo chất lượng theo thiết kế được phê duyệt.
Quản lý, thực hiện Dự án; nhà thầu thi công và giám sát thi công xây dựng
1. Quản lý thực hiện dự án:
a. Ban quản lý dự án phía Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật Việt Nam về công tác quản lý, thực hiện dự án; kinh phí từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Dự án.
b. Ban quản lý dự án phía Lào tham gia cùng Ban quản lý dự án phía Việt Nam trong quá trình triển khai Dự án.
c. Các nội dung phối hợp cụ thể giữa hai Ban Quản lý dự án hai nước được thống nhất trong các thỏa thuận riêng theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Hiệp định này.
2. Nhà thầu thi công công trình:
a. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam chỉ định Binh đoàn 11 - Bộ Quốc phòng Việt Nam là Tổng thầu thi công công trình.
b. Chính phủ nước CHDCND Lào chỉ định Công ty TNHH xây dựng Chit-cha-lơn là Nhà thầu phía Lào đảm nhận Phần trang trí ngoài và trong tòa nhà liên quan đến các họa tiết, hoa văn mang đậm nét văn hóa và bản sắc dân tộc Lào, đồng thời đảm nhận các Phần việc khác phù hợp với năng lực và được Chủ đầu tư chấp thuận.
3. Đối với giám sát thi công công trình:
a. Tư vấn giám sát của phía Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát quá trình thi công công trình; kinh phí từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Dự án.
b. Tư vấn giám sát của phía Lào do phía Lào thuê thực hiện quyền giám sát tác giả và phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát của Việt Nam trong việc giám sát toàn bộ quá trình thi công công trình.
c. Phạm vi công việc, trách nhiệm, sự phối hợp của tư vấn giám sát của Việt Nam và tư vấn giám sát của phía Lào được thống nhất trong các thỏa thuận riêng theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Hiệp định này.
1. Bố trí kinh phí cho Dự án:
a. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cam kết bố trí đầy đủ và kịp thời kinh phí viện trợ theo đúng tiến độ triển khai Dự án.
b. Chính phủ nước CHDCND Lào cam kết bố trí đầy đủ và kịp thời kinh phí từ ngân sách của mình để thanh toán (i) các Khoản chi do phía Lào tự thực hiện được nêu tại các Khoản 1, 2, 5, 6 của Điều 2; Điểm b, Khoản 1 và Điểm b, Khoản 3 của Điều 4 Hiệp định này và (ii) các Khoản chi cho cán bộ phía Lào tham gia thực hiện Dự án như: chi hành chính, chi lương, phụ cấp lương và các phụ cấp khác (nếu có).
2. Đối với những công việc cụ thể trong quá trình triển khai Dự án, Hai Bên thống nhất giao Bộ Xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký kết các thỏa thuận riêng để phối hợp thực hiện phù hợp với pháp luật mỗi Bên và quy định của Hiệp định này; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo hai Chính phủ xem xét, quyết định.
Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ hết hiệu lực vào ngày Chính phủ hai nước hoàn thành tất cả mọi nghĩa vụ được quy định trong Hiệp định này.
Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung thông qua thỏa thuận bằng văn bản giữa các Bên; các sửa đổi, bổ sung là một bộ phận cấu thành Hiệp định này.
Hai Bên thống nhất mọi bất đồng liên quan đến Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua con đường thương lượng hòa giải giữa hai Bên.
Làm tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam ngày 19 tháng 12 năm 2017 thành 02 bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, mỗi bên giữ 01 bản, cả 02 văn bản đều có giá trị như nhau./.
TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO |
- 1Thông báo 26/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam - Lào năm 2009
- 2Thông báo 38/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định "Chương trình hợp tác tài chính V" giữa Việt Nam - Tây Ban Nha (FCV-V)
- 3Thông báo 54/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định khung giữa Việt Nam - Đại hàn Dân quốc cho các khoản tín dụng từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) giai đoạn 2016-2020
- 4Thông báo 09/2018/TB-LPQT về hiệu lực Nghị định thư bổ sung lần thứ Nhất đối với Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính Thế giới 2016 (Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ 26) (First Additional Protocol of General Regulations of the Universal Postal Union) do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 1Luật điều ước quốc tế 2016
- 2Thông báo 26/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam - Lào năm 2009
- 3Thông báo 38/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định "Chương trình hợp tác tài chính V" giữa Việt Nam - Tây Ban Nha (FCV-V)
- 4Thông báo 54/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định khung giữa Việt Nam - Đại hàn Dân quốc cho các khoản tín dụng từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) giai đoạn 2016-2020
- 5Thông báo 09/2018/TB-LPQT về hiệu lực Nghị định thư bổ sung lần thứ Nhất đối với Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính Thế giới 2016 (Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ 26) (First Additional Protocol of General Regulations of the Universal Postal Union) do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
Thông báo 03/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định về "Dự án xây dựng nhà Quốc hội Lào" giữa Việt Nam - Lào
- Số hiệu: 03/2018/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 19/12/2017
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Phạm Hồng Hà, Bounchanh Sinthavong
- Ngày công báo: 25/02/2018
- Số công báo: Từ số 407 đến số 408
- Ngày hiệu lực: 19/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết