Hệ thống pháp luật

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0001/TM-DM

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2004

 

THÔNG BÁO

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0001/TM-DM NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CHI TIẾT PHÂN GIAO HẠN NGẠCH ƯU TIÊN CHO THƯƠNG NHÂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG HOA KỲ SỬ DỤNG VẢI SẢN XUẤT TRONG NƯỚC THEO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 04/2004/TTLT/BTM-BCN NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2004 VỀ VIỆC GIAO VÀ THỰC HIỆN HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2005

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2004/TTLT/BTM/BCN ngày 28 tháng 7 năm 2004 hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 (sau đây gọi là Thông tư 04), Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp quy định nguyên tắc và quy trình phân giao hạn ngạch ưu tiên cho thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ sử dụng vải/nguyên liệu sản xuất trong nước (sau đây gọi là VSXTN) như sau:

1. Nguyên tắc chung:

1.1. Số lượng hạn ngạch VSXTN:

3% hạn ngạch năm 2005 của các cat: 334/335; 338/339; 340/640; 341/641; 342/642; 347/348; 359/659S; 638/639; 647/648 sẽ được sử dụng để phân bổ cho thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ sử dụng vải/nguyên liệu sản xuất trong nước. Tổng số hạn ngạch giao mỗi đợt là 1,5% (bằng 50% của 3%).

1.2. Cách tính hạn ngạch cho từng chủng loại hàng dệt may:

1.2.1. Thương nhân sử dụng vải sản xuất trong nước để làm hàng xuất khẩu thuộc chủng loại hàng nào sẽ được phân bổ theo chủng loại hàng đó với cách tính cho từng đợt như sau:

Hạn ngạch cat (C) của thương nhân = Tổng hạn ngạch (1,5% cat C) chia cho tổng số m2 vải của tất cả thương nhân (vải sử dụng để sản xuất cat. C) sau đó nhân với tổng số m2 vải mà thương nhân sử dụng để sản xuất cat (C).

1.3. Nguyên tắc sử dụng hạn ngạch

1.3.1. Không được chuyển đổi, vay nhường, ủy thác hạn ngạch thuộc tiêu chí này dưới bất cứ hình thức nào.

1.3.2. Tổ điều hành dệt may liên Bộ chỉ xem xét trên cơ sở các Hồ sơ hợp lệ.

2. Hồ sơ hợp lệ đăng ký hạn ngạch gồm:

2.1. Công văn của thương nhân theo Mẫu số 1 Thông tư 04.

2.2. Bản sao Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm dệt may bao gồm cả bảng quy cách kỹ thuật, định mức nguyên phụ liệu cho 01 sản phẩm (áp dụng cho cả Hợp đồng gia công và Hợp đồng mua bán FOB).

2.3. Bản sao Hợp đồng mua vải sản xuất trong nước trực tiếp từ nhà sản xuất vải/nguyên liệu (phải đúng thể thức; nội dung phải đầy dủ, rõ ràng bao gồm: số lượng tính theo mét vuông (m2) và các thông số kỹ thuật như chất liệu, loại sợi, mật độ, màu sắc, độ co v.v...).

2.4. Hợp đồng mua vải từ thương nhân không trực tiếp sản xuất ra vải đó được coi là hợp lệ nếu nhà sản xuất vải cấp thẳng hoá đơn cho thương nhân may.

2.5. Đối với hợp đồng đã thực hiện, đã mua vải thì thương nhân gửi kèm bản sao Hóa đơn thanh tóan mua vải/ nguyên liệu do Bộ Tài chính ban hành có đầy đủ chữ ký bên mua bên bán và các chi tiết phù hợp với hợp đồng. Đối với trường hợp vải/ nguyên liệu được sử dụng trong nội bộ của công ty (Công ty Dệt may) thì nộp bản sao phiếu xuất kho của công ty và bảng quy cách kỹ thuật như chất liệu loại sợi, mật độ, màu sắc, độ co, khổ vải v.v...và cung cấp Mẫu vải/nguyên liệu (kèm theo đầy đủ thông số kỹ thuật) sản xuất trong nước được sử dụng để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường hoa Kỳ. Hai bên người mua và người sản xuất vải SXTN đều lưu lại mẫu để đoàn kiểm tra có cơ sở đối chiếu khi kiểm tra việc sản xuất hàng bằng vải này và năng lực sản xuất vải này.

2.6. Các Hợp đồng, Hóa đơn, Phiếu xuất kho được coi là hợp lệ về thời gian ký kết nếu được ký kết và thực hiện trong khoảng thời gian quy định tại mục 4.2.

2.7. Bản sao Đăng ký sản xuất kinh doanh của bên bán vải và địa chỉ đầy đủ nhà máy sản xuất loại vải trong hợp đồng (tên nhà máy, địa chỉ, tel, fax, email, giám đốc).

2.8. Hóa đơn bán vải hoặc phiếu xuất kho phải đóng dấu sao y chính bản của thương nhân. Thương nhân phải xuất trình bản chính khi xin giấy chứng nhận xuất xứ và visa.

3. Thời hạn

3.1. Hạn ngạch VSXTN được giao làm 02 đợt:

- Đợt 1: tháng 3 năm 2005.

- Đợt 2: đầu tháng 8 năm 2005.

3.2. Thời hạn nộp Hồ sơ (tính theo dấu công văn đến của Bộ Thương mại):

- Đợt 1: Trước ngày 15/01/2005.

- Đợt 2: Trước ngày 15/07/2005.

3.3. Thời hạn để xem xét cấp hạn ngạch của các Hợp đồng, Hóa đơn, Phiếu xuất kho hợp lệ nêu tại Mục 1.4. được ký kết và thực hiện trong khoảng thời gian:

- Đợt 1: Được ký kết và thực hiện từ ngày 3 tháng 6 năm 2004 đến ngày 31 tháng 12 năm 2004.

- Đợt 2: Được ký kết và thực hiện từ ngày 01 tháng 1 năm 2005 đến ngày 30 tháng 6 năm 2005.

4. Hồ sơ hợp lệ xin visa xuất khẩu hàng theo hạn ngạch VSXTN và quy trình quản lý:

4.1. Ngoài các giấy tờ và thủ tục theo quy định chung về cấp visa cho hàng dệt may theo hạn ngạch, thương nhân phải có Giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cấp, xác nhận hàng được sản xuẩt từ vải do nhà sản xuất tại Việt nam (tên nhà sản xuất vải) trước khi xin visa. Việc xác nhận này có thể ngay trong Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc bằng một văn bản riêng tuỳ thuộc cơ quan cấp xuất xứ.

4.2. Sau khi đối chiếu hoá đơn gốc, cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ sẽ ghi số lượng sản phẩm đã cấp C/O và đóng số, ngày C/O tương ứng vào mặt sau của hoá đơn bản gốc để thương nhân xin visa.

4.3. Sau khi đối chiếu hoá đơn gốc đã có xác nhận số lượng sản phẩm đã cấp C/O và đóng số, ngày C/O tương ứng của cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ, Phòng QLXNK ký xác nhận đã cấp Visa tương ứng với số lượng sản phẩm đã được cấp C/O tiếp vào mặt sau của hoá đơn bản gốc và sao lưu lại tại cơ quan mình.

4.4. Một tháng một lần hoặc theo yêu cầu đột xuất, Phòng quản lý Xuất nhập khẩu Khu vực gửi cho Tổ Liên Bộ và Tổ Giám sát báo cáo tổng hợp và các bản sao hoá đơn, visa cho các lô hàng theo hạn ngạch VSXTN.

5. Các quy định khác:

5.1. Vải/nguyên liệu nêu trong Văn bản này được hiểu là vải dệt kim hoặc dệt thoi hoặc không thoi được sử dụng để làm ra lớp ngoài cùng của sản phẩm hoặc lớp lót của sản phẩm.

5.2. Đối với các Hợp đồng xuất khẩu và Hợp đồng mua vải/nguyên liệu sản xuất trong nước đã ký và thực hiện trước khi văn bản này công bố, ngoài những Hồ sơ nêu trên Thương nhân cần phải cung cấp bản sao các Chứng từ liên quan đến xuất khẩu lô hàng và hàng mẫu của lô hàng đó.

5.3. Thương nhân phải thông báo bằng văn bản lịch trình sản xuất (cắt, may, đóng gói, đóng hàng vào container) cho Tổ Giám sát dệt may Liên Bộ,Tổ Điều hành Dệt May Liên Bộ và Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực.

5.4. Liên Bộ tổng hợp hồ sơ hợp lệ và thông báo danh sách các nhà sản xuất vải cùng các hợp đồng và thông tin liên quan để Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại và Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra năng lực sản xuất loại vải được dùng sản xuất hàng xuất khẩu theo hạn ngạch này (theo mẫu 01 và mẫu 2 đính kèm).

5.5. Liên Bộ sẽ xử phạt các hồ sơ cố tình khai man kể từ khi công bố văn bản này trên www.mot.gov.vn.

5.6. Sở Công nghiệp có báo cáo về Liên Bộ chậm nhất 28/2/2005. Sau khi có kết quả kiểm tra, Liên Bộ sẽ xem xét và phân giao cho các hồ sơ hợp lệ đợt I vào cuối tháng 3 năm 2005 và xử lý các trường hợp vi phạm.

5.7. Tổ Giám sát Liên Bộ có thể cử đoàn kiểm tra, thanh tra đột xuất hoặc định kỳ doanh nghiệp may về việc thực hiện hạn ngạch được cấp theo tiêu chí này và kể cả các doanh nghiệp dệt là nhà cung cấp vải/nguyên liệu.

6. Các biện pháp xử phạt như sau:

6.1. Nếu thương nhân vi phạm các quy định hiện hành, khai man trá hồ sơ đăng ký hạn ngạch, xin visa (số liệu, hợp đồng, chứng từ, giấy chứng nhận xuất xứ...), không hợp tác trong công tác thanh tra, kiểm tra...: Liên Bộ sẽ trừ ngay hạn ngạch khác của thương nhân đã được cấp như hạn ngạch thành tích... (nếu có).

6.2. Nếu hạn ngạch VSXTN đã được cấp, Liên Bộ sẽ thu hồi và có thể trừ thêm gấp 3 lần lượng hạn ngạch khác của thương nhân, không cấp các loại hạn ngạch khác nữa trong tương lai...

6.3. Mọi việc cấp hạn ngạch VSXTN, xử phạt, kết quả kiểm tra, thanh tra đều sẽ được đưa lên mạng của Bộ Thương mại.

Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp thông báo để các cơ quan và thương nhân biết và thực hiện.

 

Lê Danh Vĩnh

(Đã ký)

 

Mẫu 1:

TỔ KIỂM TRA LIÊN NGÀNH
Số: /SCN-TM-KHĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa điểm, ngày tháng năm 200...

BIÊN BẢN

Kiểm tra năng lực sản xuất và đối chiếu mẫu vải/nguyên liệu do Công ty............cung cấp cho (các) công ty..........theo (các) Hợp đồng kinh tế sô: ngày tháng năm 200... để làm hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2004/TTLT/BTM/BCN ngày 28 tháng 7 năm 2004 hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005;

- Căn cứ Hướng dẫn Phân giao hạn ngạch ưu tiên cho thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ sử dụng vải sản xuất trong nước theo Thông tư liên tịch số 04/2004/TTLT/BTM/BCN ngày 28 tháng 7 năm 2004 về việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005;

Hôm nay, ngày.....tháng.....năm 2004 tại (nêu địa điểm, Tên doanh nghiệp), Tổ kiểm tra liên ngành gồm:

STT

Họ Tên

Chức vụ

Cơ quan

Chức vụ trong Tổ

1

Nguyễn Văn A

Lãnh đạo Sở

Sở Công nghiệp

Tổ trưởng

2

Nguyễn Văn B

 

Sở Thương mại

 

3

Nguyễn Văn C

 

Sở Kế hoạch &Đầu tư

 

Và đại diện của (Tên công ty bán vải) gồm các ông/bà:

Tiến hành kiểm tra, đối chiếu Mẫu vải/nguyên liệu sản xuất trong nước để sản xuất lô hàng...............(tên sản phẩm) thuộc cat.......(số hạn ngạch “ví dụ là 334/335) mã hàng và P/O (phù hợp với yêu cầu khai báo trên Visa và C/O) theo Hợp đồng gia công hoặc Hợp đồng mua bán FOB số:........ngày....tháng.....năm 2004 và Hợp đồng mua bán vải/nguyên liệu số:....ngày.....tháng.....năm 2004.

Kết quả kiểm tra, đối chiếu:

1. Mẫu vải:

 

Thông số kỹ thuật

Ký hiệu, tên gọi Mẫu đối

Ký hiệu, tên gọi Mẫu kiểm tra

Ghi chú

1

Chi số sợi

 

 

 

2

Mật độ

 

 

 

3

Độ co

 

 

 

4

Màu sắc

 

 

 

5

Khổ vải

 

 

 

6

Trọng lượng

 

 

 

2. Nhận xét năng lực sản xuất của Công ty sản xuất vải:

 

Tên máy móc thiết bị đủ khả năng sản xuất loại vải kiểm tra

Số lượng máy móc thiết bị đủ khả năng sản xuất loại vải kiểm tra

Nhà sản xuất, năm SX

Năng suất của máy/dây chuyền

Tình trạng máy (đang hoạt động, nghỉ)

Số, ngày hoá đơn tài chính mua thiết bị

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

3. Đối chiếu, kiểm tra tính hợp lệ, tính hợp pháp của Hợp đồng mua bán vải và các chứng từ kèm theo như Hóa đơn, phiếu xuất kho.

4. Đánh giá kết quả kiểm tra.

5. Nhận xét và kiến nghị.

6. Các bên ký tên và đóng dấu (Tất cả thành viên đoàn kiểm tra và đại diện hợp pháp bên doanh nghiệp)

Mẫu 2:

SỞ CÔNG NGHIỆP

Số: /CV-CN

V/v: Kết quả kiểm tra năng lực SX và mẫu vải/ nguyên liệu sản xuất trong nước.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa điểm, ngày tháng năm 200...

 

Kính gửi:

- Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu)
- Bộ Công nghiệp (Vụ Hợp tác quốc tế)
- Tổ giám sát Liên Bộ (Bộ Thương mại)
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam
- Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực

Nội dung: nêu vắn tắt kết quả kiểm tra.
Kèm theo công văn này 01 bản sao BIÊN BẢN Kiểm tra năng lực sản xuất, đối chiếu mẫu vải/nguyên liệu do Công ty............cung cấp cho Công ty..........theo Hợp đồng kinh tế số: ngày tháng năm 200... để làm hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu,

SỞ CÔNG NGHIỆP.......
Lãnh đạo Sở
Ký tên, đóng dấu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 0001/TM-DM về việc hướng dẫn chi tiết phân giao hạn ngạch ưu tiên cho thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ sử dụng vải sản xuất trong nước theo Thông tư liên tịch số 04/2004/TTLT/BTM-BCN ngày 28/7/2004 về việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 do Bộ Thương mại ban hành

  • Số hiệu: 0001/TM-DM
  • Loại văn bản: Thông báo
  • Ngày ban hành: 31/12/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Thương mại
  • Người ký: Lê Danh Vĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản