Hệ thống pháp luật

THỎA THUẬN

GIỮA VĂN PHÒNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA ĐÀI BẮC TẠI HÀ NỘI VÀ VĂN PHÒNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI ĐÀI BẮC VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ CHỐNG TRỐN THUẾ THU NHẬP

Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội,

Với mong muốn ký kết một Hiệp Định về tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế thu nhập nhằm tăng cường hữu nghị, hợp tác và đầu tư,

Đã đạt được thỏa thuận như sau:

Điều 1 – Đối tượng áp dụng

Hiệp Định này áp dụng đối với đối tượng cư trú của cả hai nước ký kết.

Điều 2 – Các loại thuế áp dụng

1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế thu nhập do các nước ký kết ban hành dưới mọi hình thức.

2. Các loại thuế áp dụng hiệp định này gồm:

(a) Tại quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện:

(i) thuế thu nhập cá nhân;

(ii) thuế lợi tức;

(iii) thuế chuyển lợi tức;

(iv) thuế nhà thầu nước ngoài; và

(v) thuế nhà thầu dầu khí phụ;

(a) Tại quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện:

(i) thuế thu nhập doanh nghiệp

(ii) thuế thu nhập cá nhân.

3. Hiệp Định này áp dụng đối với các loại thuế tương tự được ban hành bổ sung hoặc thay thế sau ngày ký của Hiệp Định này.

4. Hiệp định nhà có thể được sửa đổi theo thỏa thuận song phương qua trao đổi thư từ khi pháp luật về thuế của một nước có thay đổi, miễn là không ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản của Hiệp Định.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(a) “nước ký kết” và "nước ký kết còn lại” là quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện, và quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội;

(b) “đối tượng” là một cá nhân, một công ty, hoặc một tổ chức;

(c) công ty là bất kỳ tập đoàn hoặc chủ thể có vai trò như một tập đoàn khi thu thuế;

(d) “doanh nghiệp của một nước ký kết” và “doanh nghiệp của nước ký kết còn lại” lần lượt là một doanh nghiệp do một đối tượng cư trú của nước ký kết điều hành, và một doanh nghiệp do một đối tượng cư trú của nước ký kết còn lại điều hành;

(e) “công dân” là:

(i) một cá nhân mang quốc tịch của nước ký kết;

(ii) một pháp nhân hoặc hiệp hội có tư cách công dân theo pháp luật của nước ký kết;

(f) “giao thông quốc tế” là hoạt động vận tải bằng tàu, máy bay, do một doanh nghiệp của một nước ký kết điều hành, trừ trường hợp tàu hoặc máy bay được điều hành trong nội bộ nước ký kết còn lại; và

(a) “cơ quan có thẩm quyền” là Cục Thuế của các quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện;

2. Những thuật ngữ liên quan đến việc áp dụng Hiệp định này mà chưa được định nghĩa sẽ được hiểu như trong pháp luật vể thuế của nước ký kết mà Hiệp định này áp dụng, trừ trường hợp mang nghĩa khác trong ngữ cảnh khác.

Điều 4. Đối tượng cư trú

1. Trong Hiệp định này, “đối tượng cư trú của một nước ký kết" là một đối tượng là đối tượng cư trú theo pháp luật cửa nước đó.

2. Nếu một người là đối tượng cư trú của cả hai nước ký kết theo quy định tại khoản 1, tư cách của người này được hiểu như sau:

(a) một ngừoi được coi là đối tượng cư trú của nước mà người đó có nhà ở thường trú; nếu người này có nhà ở thường trú tại cả hai nước thì được coi là đối tượng cư trú của nước mà người đó có quan hệ cá nhân và quan hệ kinh tế gần gũi hơn (

(b) nếu không thể xác định nước ký kết mà người đó có center of vital interest, hoặc người đó không có nhà ở thường trú tại nước nào, thì người đó được coi là đối tượng cư trú của nước mà người đó có nơi ở thường xuyên;

(b) một người có nơi ở thường xuyên ở cả hai nước ký kết hoặc không có ở nước nào thì được coi là đối tượng cư trú của nước mà người này là công dân;

(d) Nếu một người là công dân của cả hai nước hoặc không là công dân của nước nào thì cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết sẽ giải quyết bằng một thỏa thuận song phương.

3. Nếu một đối tượng không phải cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai nước ký kết theo quy định tại khoản 1, thì được coi là đối tượng cư trú của nước mà đối tượng đó được thành lập.

Điều 5. Cơ sở thường trú

1. Trong Hiệp định này, cơ sở thường trú là một nơi kinh doanh cố định mà qua đó doanh nghiệp điều hành một phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh của mình.

2. “Cơ sở thường trú” bao gồm:

(a) nơi quản lý;

(b) chi nhánh;

(c) văn phòng;

(d) nhà máy;

(e) phân xưởng;

(f) mỏ, giếng dầu khím mỏ đá, hoặc nơi khai thác tài nguyên; và

(g) khu vực dự án công trình, lắp ráp, lắp đặt của hoạt động giám sát có liên quan, với điều kiện dự án hoặc các hoạt động kéo dài hơn 6 tháng.

3. Tuy nhiên, “cơ sở thường trú” không bao gồm:

(a) cơ sở chỉ dùng để chứa hàng, trưng bày, vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp;

(b) việc duy trì hàng hóa của doanh nghiệp chỉ nhằm cất giữ, trưng bày, hoặc vận chuyển;

(c) việc duy trì hàng hóa của doanh nghiệp nhằm gia công cho một doanh nghiệp khác;

(d) việc duy trì một nơi kinh doanh cố định chỉ nhằm mua hàng hóa hoặc thu thập thông tin cho doanh nghiệp;

(e) việc duy trì một nơi kinh doanh cố định nhằm tiến hành các hoạt động chuẩn bị hoặc bổ trợ của doanh nghiệp;

(f) việc duy trì một nơi kinh doanh cố định nhằm phối hợp các hoạt động tại các điểm từ (a) đến (e) của doanh nghiệp, giả sử hoạt động chung của nơi kinh doanh cố định từ việc phối hợp này là hoạt động chuẩn bị.

4. Ngoài các quy định tại khoản 1 và 2, khi một đối tượng – không phải một đại lý có tư cách độc lập mà khoản 5 áp dụng – hoạt động tại nước ký kết A thay mặt một doanh nghiệp của nước ký kết V, thì doanh nghiệp đó coi như có một cơ sở thường trú tại nước ký kết A đối với các hoặc động mà đối tượng đó tiến hành cho doanh nghiệp, nếu đối tượng đó có và thường xuyên thực hiện quyền ký kết hợp đồng tại một nước ký kết trên danh nghĩa của doanh nghiệp, trừ trường hợp các hoạt động đó chỉ giới hạn trong khoản 3, mà nếu thực hiện tại một nơi kinh doanh cố định, cũng không làm cho nơi đó trở thành một cơ sở thường trú theo quy định trong khoản đó.

5. Một doanh nghiệp của một nước ký kết coi như không có cơ sở thường trú tại nước ký kết còn lại khi doanh nghiệp đó kinh doanh qua một trung gian, đại lý có tư cách pháp nhân độc lập, trong trường hợp các đối tượng đó đang hoạt động kinh doanh bình thường.

6. Khi Một công ty là đối tượng cư trú của một nước kiểm soát hoặc bi kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú của nước ký kết còn lại, hoặc kinh doanh tại nước ký kết còn lại (thông qua hoặc không thông qua một cơ sở thường trú) thì không công ty nào có cơ sở thường trú tại nước kia.

Điều 6. Thu nhập từ tài sản cố định

1. Thu nhập của một đối tượng cư trú của một nước ký kết từ tài sản cố định (bao gồm thu nhập từ nông nghiệp hoặc lâm nghiệp) đặt tại nước ký kết còn lại sẽ chịu thuế tại nước đó.

2. Từ “tài sản cố định được hiểu theo pháp luật của nước ký kết nơi đặt tài sản. Trong mọi trường hợp, thuật ngữ này bao gồm các tài sản bổ trợ tài sản cố định, gia súc, và thiết bị dung trong nông nghiệp và lâm nghiệp, quyền đối với các tài sản áp dụng pháp luật về bất động sản, quyền sử dụng tài sản cố định, và quyền đối với các khoản thanh toán cố định hoặc không cố định, hoặc quyền đối với các công trình, khoáng sản, tài nguyên; tàu, thuyền, máy bay không được xem là tài sản cố định.

3. Các quy định của khoản 1 cũng áp dụng đối với thu nhập từ việc sử dụng trực tiếp hoặc cho mượn tài sản cố định dưới mọi hình thức.

4. Các quy định của khoản 1 và 3 cũng áp dụng đối với thu nhập từ tài sản cố định của một doanh nghiệp, và thu nhập từ tài sản cố định dung để thực hiện các dịch vụ cá nhân độc lập.

Điều 7. Lợi nhuận

1. Lợi nhuận của một doanh nghiệp của một nước ký kết chỉ chịu thuế tại nước ký kết đó trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tại nước ký kết còn lại qua một cơ sở thường trú đặt tại đó. Nếu doanh nghiệp kinh doanh như trên thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chịu thuế tại nước ký kết còn lại nhưng chỉ đối với phần tương ứng của cơ sở thường trú đó.

2. Theo quy định tại khoản 3, khi một doanh nghiệp của một nước ký kết kinh doanh tại nước ký kết còn lại qua một cơ sở thường trú tại đó thì lợi nhuận từ cơ sở thường trú được xác định như thể một doanh nghiệp riêng lẻ hoạt động trong cùng một lĩnh vực trong còn một điều kiện, và giao dịch hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp mà nó là cơ sở thường trú.

3. Được phép khấu trừ chi phí hợp lý của cơ sở thường trú khi xác định lợi nhuận của một cơ sở thường trú, bao gồm chi phí điều hành và chi phí quản trị chung tại nước đặt cơ sở thường trú hoặc tại nơi khác.

4. Nếu lợi nhận do cơ sở thường trú tạo ra dựa theo sự phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp cho các phần của nó được xác định theo thông lệ của một nước ký kết, thì khoản 2 không ngăn nước ký kết đó xác định lợi nhận chịu thuế theo phân phân chia như thường lệ; tuy nhiên, phương pháp phân chia áp dụng phải phù hợp với các nguyên tắc trong điều này.

5. Một cơ sở thường trú ko được xem là có lợi nhuận từ việc mua hàng hóa cho doanh nghiệp.

6. Theo các khoản trên, lợi nhuận do cơ sở thường trú tạo ra được xác định theo cùng một cách mỗi năm, trừ trường hợp có lý do chính đáng để làm ngược lại.

7. Khi lợi nhuận bao gồm các khoản thu nhập được quy định riêng biệt trong các Điều khác của Hiệp định này, thì các Điều đó không áp dụng các quy định trong Điều này.

Điều 8. Vận tải đường biển và đường không

1. Lợi nhuận do một doanh nghiệp của một nước ký kết thu được từ điều hành tàu và máy bay trong giao thông quốc tế chỉ chịu thuế tại nước đó.

2. Theo Điều này, lợi nhuận từ điều hành tàu và máy bay trong giao thông quốc tế gồm:

(a) lợi nhuận từ cho thuê tàu hoặc máy bay nguyên chiếc (toàn thời gian, toàn chuyến, không có thủy thủ); và

(b) lợi nhuận từ việc sử dụng, bảo dưỡng, và cho thuê container (bao gồm rơ-mooc và các thiết bị liên quan đế việc vận chuyển container) dùng trong vận chuyển hàng hóa;

khi việc cho thuê, sử dụng, bảo dưỡng đó là kết quả của việc điều hành tàu và máy bay trong vận tải quốc tế.

3. Các quy định trong khoản 1 và 2 cũng áp dụng đối với lợi nhuận từ việc tham gia một tập thể, một liên kết kinh doanh, hoặc một cơ quan điều hành quốc tế.

Điều 9. Doanh nghiệp liên kết

1. Khi

(a) một doanh nghiệp của một nước liên kết tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý, điều hành hoặc đầu tư của một doanh nghiệp của nước ký kết còn lại, hoặc

(b) một đối tượng cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý, điều hành hoặc đầu tư của một doanh nghiệp của một nước ký kết và một doanh nghiệp của nước ký kết còn lại,

và trong cả hai trường hợp, các điều kiện được đặt ra giữa hai doanh nghiệp trong mối quan hệ thương mại hoặc tài chính khác với những điều kiện đặt ra giữa các daonh nghiệp độc lập, thì phần lợi nhuận không thể tích lũy mà một trong hai doanh nghiệp được hưởng sẽ được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp đó và chịu thuế tương ứng.

2. Khi nước ký kết A đưa vào lợi nhuận của một doanh nghiệp của minh – và phần thuế tương ứng – lợi nhuận mà một doanh nghiệp của nước ký kết B chịu thuế tại nước đó, và phận lợi nhuận được đưa vào là lợi nhuận và doanh nghiệp của nước ký kết A lẽ ra được hưởng nếu các điều kiện đặt ra giữa hai doanh nghiệp là các điều kiện giữa hai doanh nghiệp độc lập, thì nước ký kết B sẽ điều chỉnh khoản thuế trên phần lợi nhuận đó tại nước mình một cách hợp lý. Trong quá trình điều chỉnh cần xem xét các quy đinh của Hiệp định này, và cơ quan có thẩm quyền của hai nước ký kết có thể thảo luận nếu cần thiết.

Điều 10. Cổ tức

1. Cổ tức do một công ty là đối tượng cư trú của một nước ký kết chi trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết còn lại sẽ chịu thuế ở nước ký kết còn lại.

2. Tuy nhiên, số cổ tức này cũng có thể chịu thuế tại nước ký kết mà công ty chi trả cổ tức là một đối tượng cư trú theo pháp luật của nước đó, nhưng nếu bên nhận là người thụ hưởng của số cổ tức trên thì mức thuế áp dụng không vượt quá 15% tổng số cổ tức.

Khoản này không áp dụng đối với tiền thuế của công ty trên phần lợi nhuận dùng để trả cổ tức.

3. Từ “cổ tức” dùng trong Điều này là thu nhập từ cổ phiếu và ccác quyền khác, không phải đòi nợ, có vai trò trong việc tạo ra lợi nhuận, cũng như thu nhập từ các quyền doanh nghiệp khác mà phải chịu cùng một loại thuế với thu nhập từ cố phiếu theo luật pháp của nước mà công ty chi trả cổ tức là một đối tượng cư trú.

4. Các quy định trong khoản 1 và 2 không áp dụng nếu người thụ hưởng cổ tức – là đối tượng cư trú của một nước ký kết – kinh doanh tại nước ký kết còn lại mà công ty chi trả cổ tức là một đối tượng cư trú thông qua một cơ sở thường trú đóng tại đó, hoặc thực hiện dịch vụ cá nhân độc lập tại một cơ sở cố định đóng tại đó, và cổ phần được chi trả cổ tức có liên quan thực tế đến cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trường hợp này sẽ áp dụng quy định tại điều 7 hoặc điều 14.

5. Khi một công ty là một đối tượng cư trú của nước ký kết A có lợi nhuận hoặc thu nhập từ nước ký kết B, thì nước ký kết B không được đánh thuế phần cổ tức do công ty chi trả, trừ trường hợp số cổ tức đó được trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết B, hoặc số cổ phần được chi trả cổ tức có liên quan thực tế đến một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đóng tại nước ký kết B, và cũng không được đánh thuế lợi nhuận chưa phân phối của công ty đó, ngay cả khi một phần hoặc toàn bộ số cổ tức được trả hoặc số lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận hoặc thu nhập từ nước ký kết B.

Điều 11. Tiền lãi

1. Tiền lãi phát sinh tại một nước ký kết chi trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết còn lại sẽ chịu thuế ở nước ký kết còn lại.

2. Tuy nhiên, số tiền lãi này cũng có thể chịu thuế tại nước ký kết mà công ty chi trả cổ tức là một đối tượng cư trú theo pháp luật của nước đó, nhưng nếu bên nhận là người thụ hưởng của số tiên lãi trên thì mức thuế áp dụng không vượt quá 10% tổng số tiền lãi.

3. Từ “tiền lãi” trong Điều này là thu nhập từ việc đòi nợ dưới mọi hình thức, bất kể số nợ đó có hay không có thế chấp, hoặc quyền tham gia vào lợi nhuận của con nợ, cụ thể là thu nhập từ chứng khoán chính phủ và thu nhập từ trái phiếu hoặc giấy nợ, bao gồm phụ thu và thưởng gắn với các chứng khoán, cổ phiếu, và giấy nợ đó. Tiền phạt chậm nộp không được xem là tiền lãi trong Điều này.

4. Các quy định trong khoản 1 và 2 không áp dụng nếu người thụ hưởng tiền lãi – là đối tượng cư trú của một nước ký kết – kinh doanh tại nước ký kết còn lại nơi tiền lãi phát sinh thông qua một cơ sở thường trú đóng tại đó, hoặc thực hiện dịch vụ cá nhân độc lập tại một cơ sở cố định đóng tại đó, và nợ được trả lãi có liên quan thực tế đến cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trường hợp này sẽ áp dụng quy định tại điều 7 hoặc điều 14.

5. Tiền lãi được xem là phát sinh tại một nước ký kết khi nó được chi trả bởi chính nước đó, một phân cấp chính trị, chính quyền địa phương, hoặc một đối tượng cư trú của nước đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả lãi, dù có là một đối tượng cư trú của nước ký kết hay không, có một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định tại một nước ký kết có liên quan đến món nợ phải trả lãi, và số lãi do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó gánh chịu, thì khoản tiền lãi được xem là phát sinh tại nước có cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định.

6. Khi số tiền lãi, vì một mối quan hệ đặc biệt giữa người trả và người nhận, hoặc giữa người trả, người nhận và một đối tượng khác, vượt quá con số thỏa thuận giữa người trả và người nhận khi không có mối quan hệ này, thì quy định trong khoản này chỉ áp dụng đối với khoản thỏa thuận ban đầu. Trong trường hợp này, số tiền vượt quá sẽ tiếp tục chịu thuế theo pháp luật của mỗi nước ký kết sai khi xem xét quy định trong các điều khác của Hiệp định này.

Điều 12. Tiền tác quyền

1. Tiền tác quyền phát sinh tại một nước ký kết chi trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết còn lại sẽ chịu thuế ở nước ký kết còn lại.

2. Tuy nhiên, số tiền tác quyền này cũng có thể chịu thuế tại nước ký kết nơi nó phát sinh theo pháp luật của nước đó, nhưng nếu bên nhận là người thụ hưởng của số tiên tác quyền trên thì mức thuế áp dụng không vượt quá 15% tổng số tiền tác quyền.

3. Từ “tiền tác quyền” trong Điều này là khoản tiền chi trả cho việc sử dụng hoặc quyền sử dựng bản quyền văn học, nghệ thuật, hoặc công trình khoa học, bao gồm phim điện ảnh hoặc băng hình dùng cho truyền thanh hoặc truyền hình, bằng sáng chế, thương hiệu, thiết kế hoặc mẫu mã, bản vẽ, công thức, quy trình, hoặc các thiết bị khoa học, thương mại, công nghiệp, hoặc cho các thông tin liên quan đến tri thức khoa học, thương mại, hoặc công nghiệp.

4. Các quy định trong khoản 1 và 2 không áp dụng nếu người thụ hưởng tiền tác quyền – là đối tượng cư trú của một nước ký kết – kinh doanh tại nước ký kết còn lại nơi tiền tác quyền phát sinh thông qua một cơ sở thường trú đóng tại đó, hoặc thực hiện dịch vụ cá nhân độc lập tại một cơ sở cố định đóng tại đó, và quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu được trả tiền tác quyền có liên quan thực tế đến cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trường hợp này sẽ áp dụng quy định tại điều 7 hoặc điều 14.

5. Tiền tác quyền được xem là phát sinh tại một nước ký kết khi nó được chi trả bởi chính nước đó, một phân cấp chính trị, chính quyền địa phương, hoặc một đối tượng cư trú của nước đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả tiền tác quyền, dù có là một đối tượng cư trú của nước ký kết hay không, có một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định tại một nước ký kết có liên quan đến nghĩa vụ trả tiền tác quyền, và số lãi do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó gánh chịu, thì khoản tiền tác quyền được xem là phát sinh tại nước có cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định.

6. Khi số tiền tác quyền cho việc sử dụng, quyền sử dụng, hoặc thông tin, vì một mối quan hệ đặc biệt giữa người trả và người nhận, hoặc giữa người trả, người nhận và một đối tượng khác, vượt quá con số thỏa thuận giữa người trả và người nhận khi không có mối quan hệ này, thì quy định trong khoản này chỉ áp dụng đối với khoản thỏa thuận ban đầu. Trong trường hợp này, số tiền vượt quá sẽ tiếp tục chịu thuế theo pháp luật của mỗi nước ký kết sai khi xem xét quy định trong các điều khác của Hiệp định này.

Điều 13. Lợi tức từ bán tài sản

1. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng tài sản di chuyển được đề cập trong Điều 6, và đóng tại nước ký kết còn lại, sẽ chịu thuế tại nước ký kết còn lại.

2. Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản di chuyển là một phần tài sản của một cơ sở thường trú của một doanh nghiệp của một nước ký kết tại nước ký kết còn lại, hoặc của tài sản di chuyển liên quan đến một cơ sở cố định mà đối tượng cư trú của một nước ký kết có thể thực hiện dịch vụ cá nhân độc lập tại nước ký kết còn lại, bao gồm lợi tức từ việc chuyển nhượng của một cơ sở thường trú (độc lập hay cùng với cả doanh nghiệp), hoặc của cơ sở cố định, sẽ chịu thuế ở nước còn lại.

3. Lợi nhuận do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu hoặc giấy tờ tương tự của một công ty, tài sản gồm toàn bộ hoặc phần lớn tài sản cố định tại nước ký kết còn lại, sẽ chịu thuế tại nước ký kết còn lại.

4. Lợi tức do một doanh nghiệp của một nước ký kết thu được từ chuyển nhượng tàu hoặc máy bay đang hoạt động vận tải quốc tế, hoặc tài sản di chuyển liên quan đến hoạt động của các tàu và máy bay này, chỉ chịu thuế tại nước đó.

5. Lợi tức từ chuyển nhượng các tài sản khác ngoài các tài sản nêu tại khoản 1, 2, 3, và 4 chỉ chịu thuế ở nước ký kết mà người chuyển nhượng là một đối tượng cư trú.

Điều 14. Dịch vụ cá nhân độc lập

1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ các dịch vụ chuyên môn hoặc các hoạt động khác có tính chất độc lập chỉ chịu thuế tại nước đó, trừ trường hợp đối tượng này có một cơ sở cố định tại nước ký kết còn lại nhằm mục đích thực hiện các hoạt động của mình. Nếu đối tượng có một cơ sở cố định như trên, chỉ phần thu nhập từ cơ sở đó chịu thuế ở nước ký kết còn lại.

2. Thuật ngữ “dịch vụ chuyên môn” bao gồm các hoạt động giảng dạy, khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục độc lập, cũng như các hoạt động độc lập của các bác sỹ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sỹ, kế toán.

Điều 15. Dịch vụ cá nhân liên kết

1. Theo các quy định tại Điều 16, 18, và 19, tiền lương, tiền công và thù lao tương tự do một đối tượng cư trú của nước ký kết A thu được từ công việc chỉ chịu thuế tại nước đó trừ trường hợp công việc đó được thực hiện tại nước ký kết còn lại (B). Nếu vậy, các khoản thù lao từ phần công việc đó chỉ chịu thuế ở nước ký kết B.

2. Bất kể các quy định tại khoản 1, thù lao do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ công việc thực hiện tại nước ký kết B chỉ chịu thuế tại nước ký kết A nếu:

(a) người nhận có mặt tại nước B tổng cộng không quá 183 ngày trong năm dương lịch; và

(b) thù lao được trả bởi người sử dụng lao động không là đối tượng cư trú của nước B; và

(c) thù lao không được trả từ một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định của người sử dụng lao động tại nước B.

3. Bất kể các quy định trên, thù lao thu được từ công việc thực hiện trên tàu hoặc máy bay đang hoạt động vận tải quốc tế của một doanh nghiệp của nước ký kết A chỉ chịu thuế tại nước đó.

Điều 16. Phí quản lý

Phí quản lý hoặc các khoản tương tự do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ việc tham gia hội đồng quản trị của một công ty là đối tượng cư trú của nước ký kết còn lại chỉ chịu thuế tại nước ký kết còn lại.

Điều 17. Nghệ sỹ và vận động viên

1. Bất kể các quy định tại Điều 14 và 15, thu nhập do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ các công việc biểu diễn, nghệ sỹ sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, hoặc nhạc công, hoặc vận động viên, thự hiện tại nước ký kết còn lại chỉ thuế tại nước ký kết còn lại.

2. Khi thu nhập từ các hoạt động nghệ thuật hoặc thể thao không được chi trả cho nghệ sỹ hoặc vận động viên, mà được chi trả cho một đối tượng khác, thì thu nhập này, bất kế quy định tại Điều 7, 14, và 15, sẽ chịu thuế tại nước ký kết mà các nghệ sỹ hoặc vận động viên này hoạt động.

Điều 18. Tiền hưu trí

Theo các quy định tại khoản 2 Điều 19, tiền hưu trí hoặc thu nhập tương tự chi trả cho một đối tượng cư trú của một nước ký kết đối với công việc trong quá khứ chỉ chịu thuế tại nước đó.

Điều 19. Dịch vụ công cộng

1. (a) Thù lao, không phải tiền hưu trí, do một nước ký kết chi trả cho một cá nhân đối với các dịch vụ cá nhân này thực hiện tại nước đó chỉ chịu thuế tại nước đó.

(b) Tuy nhiên, khoản thù lao này cũng chỉ chịu thuế tại nước ký kết còn lại nếu dịch vụ được thực hiện tại nước đó và cá nhân là đối tượng cư trú của nước đó, và:

(i) là một công dân của nước đó; hoặc

(ii) không trở thành một đối tượng cư trú của nước đó chỉ nhằm thực hiện dịch vụ.

2. (a) Một khoản tiền hưu trí chi trả bởi một nước ký kết hoặc quỹ của một nước ký kết cho một cá nhân đối với các dịch vụ cá nhân này thực hiện tại nước đó chỉ chịu thuế tại nước đó.

(b) Tuy nhiên, khoản tiền này cũng chỉ chịu thuế tại nước ký kết còn lại nếu cá nhân là đối tượng cư trú và mang quốc tịch của nước đó.

3. Các quy định tại điê2u 15, 16, và 18 chỉ áp dụng đối với các khoản thù lao và tiền hưu trí cho các dịch vụ gắn liền với việc kinh doanh do một nước ký kết thực hiện

Điều 20. Sinh viên và thực tập sinh

Các khoản tiền chi trả cho một sinh viên hoặc thực tập sinh là, hoặc từng là, một đối tượng cư trú của nước ký kết A trước khi đến nước ký kết B, và hiện diện tại nước ký kết B chỉ nhằm mục đích học tập, nhằm phục vụ đời sống, học tập và đào tạo của người này sẽ không chịu thuế tại nước đó, trong trường hợp khoản tiền đó được chi trả từ nước ngoài.

Điều 21. Giáo viên, giáo sư, và nhà nghiên cứu

1. Một cá nhân là đối tượng cư trú của một nước ký kết trước khi đến nước ký kết còn lại, và được các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, hoặc cơ sở giáo dục tương tự được cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết còn lại công nhận, khi đế nước ký kết còn lại trong một khoảng thời gian không quá hai năm chỉ nhằm mục đích giảng dạy hoặc nghiên cứu hoặc cả hai tại các cơ sở giáo dục đó sẽ được miễn thuế tại nước ký kết còn lại đối với các khoản thù lao từ công việc giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Điều này chỉ áp dụng đối với thu nhập từ nghiên cứu nếu nghiên cứu đó được cá nhân thực hiện nhằm phục vụ cộng động chứ không nhằm phục vụ chủ yếu lợi ích của một đối tượng hoặc nhóm đối tượng riêng lẻ nào.

Điều 22. Thu nhập khác

1. Các khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một nước ký kết phát sinh tại bất cứ đâu mà không được đề cập đến trong các điều trên chỉ chịu thuế tại nước đó.

2. Các quy định trong khoản 1 không áp dụng đối với thu nhập không phải là thu nhập từ tài sản cố định nêu tại khoản 2 Điều 6, nếu người nhận – là đối tượng cư trú của một nước ký kết – kinh doanh tại nước ký kết còn lại thông qua một cơ sở thường trú đóng tại đó, hoặc thực hiện dịch vụ cá nhân độc lập tại một cơ sở cố định đóng tại đó, và quyền hoặc tài sản liên quan đến phần thu nhập nhận được có liên quan thực tế đến cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trường hợp này sẽ áp dụng quy định tại điều 7 hoặc điều 14.

Điều 23. Tránh đánh thuế hai lần

1. Trong trường hợp của một đối tượng cư trú của quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện, thuế đôi sẽ được tránh như sau:

Khi một đối tượng cư trú của quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện có thu nhập từ quốc gia dó Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện, thuế phải trả tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đối với khoản thu nhập đó theo quy định tại Hiệp định này có thể được khấu trừ vào số thuế mà đối tượng cư trú đó phải trả tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện. Tuy nhiên, số khấu trừ không được vượt qua số thuế tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện đối với thu nhập được tính theo pháp luật về thuế của quốc gia đó.

2. Theo khoản khấu trừ nêu tại khoản 1, cụm từ “thuế phải trả tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện” bao gồm các thu nhập từ các nguồn trong quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện mà thu nhập đó không áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc được miễn thuế tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội, phù hợp với:

(a) quy định tại Điều 6, 7, 8, hoặc 8-1 của Luật cải tiến công nghiệp và các Điều 28, 29, hoặc 33 của Luật Khuyến khích xã hội hóa trong xây dựng công trình giao thông tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện, đã được sửa đổi theo thời gian và quy định liên quan, có hiệu lực từ ngày ký Hiệp định này, khi nó được sửa đổi sau ngày ký của Hiệp định này.

(b) các biện pháp ưu đãi đặc biệt khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện có để được ban hành sau này để sửa đổi hoặc bổ sung pháp luật hiện hành do cơ quan có thẩm quyền của hai nước ký kết thỏa thuận.

3. Trong trường hợp của một đối tượng cư trú của quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện, thuế đôi sẽ được tránh như sau:

Khi một đối tượng cư trú của một quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn Hóa Đài Bắc tại Hà Nội có thu nhập từ quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện, thì thuế phải trả tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện trên khoản thu nhập đó theo Hiệp định này có thể được khấu trừ vào số thuế mà đối tượng cư trú tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn Hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện. Tuy nhiên, số khấu trừ không được vượt quá số thuế trên khỏa thu nhập đó tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn Hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện theo quy định pháp luật của quốc gia đó.

4. Đối với khoản khấu trù nêu tại Khoản 3, cụm từ "thuế phải chịu tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện" bao gồm mọi thu nhập có được tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện mà được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc được miễn phần thuế tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc the quy định tại:

(a) Điều 26, 27, 28, 32, hoặc 33 của Luật Đầu tư nước ngoài 1987 của quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện, đã được được sửa đổi bổ sung, và các quy định liên quan có hiệu lực vào ngày ký của Hiệp định này được sửa đổi một số nội dung sau ngày ký của Hiệp định này; hoặc

(b) bất ký biện pháp ưu đãi đặc biệt nào nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện, được ban hành để sửa đổi hoặc bổ sung pháp luật hiện hành, được cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết thỏa thuận.

5. Quy định tại Khoản 2 và 4 áp dụng đối với khoản thời gian bảy năm rưỡi kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Các quy định này áp dụng đối với đối tượng cư trú của quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn Hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện được Ủy ban đầu tư chấp thuận, và đối tượng cư trú của quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện. Thời gian áp dụng có thể được kéo dài theo thỏa thuận song phương giữa cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết.

Điều 24. Điều khoản về không phân biệt đối xử

1. Công dân của nước ký kết A tại nước ký kết B không phải chịu thuế hoặc tuân theo các quy định về thuế khác hoặc cao hơn so với các khoản thuế và quy định mà công dân của nước đó phải chịu trong cùng một hoàn cảnh. Quy định này không bắt buộc cơ quan có thẩm quyền của một nước ký kết phải cấp cho cư dân của nước ký kết còn lại mà không phải cư dân của nước mình các khoản trợ cấp cá nhân, giảm trừ về thuế mà chỉ công dân của nước mình hoặc các đối tượng khác không phải đối tượng cư trú của nước mình được hưởng theo quy định pháp luật.

2. Thuế mà cơ sở thường trú mà một doanh nghiệp của một nước ký kết đặt tại nước ký kế còn lại phải chịu không cao hơn thuế mà các doanh nghiệp có cùng hoạt động tại nước đó phải chịu.

3. Quy định của Điều này không bắt buộc cơ quan có thẩm quyền của một nước ký kết phải cấp cho cư dân của nước ký kết còn lại mà không phải cư dân của nước mình các khoản trợ cấp cá nhân, giảm trừ về thuế đối với tình trạng công dân hoặc gia cảnh mà chỉ đối tượng cư trú của nước mình được hưởng theo quy định pháp luật.

4. Doanh nghiệp của nước ký kết A mà một phần hoặc toàn bộ vốn do một hoặc nhiều đối tượng cư trú của nước ký kết B sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, thì không phải chịu thuế hoặc tuân theo các quy định về thuế tại nước A khác hoặc cao hơn so với các khoản thuế và quy định mà các doanh nghiệp tương tự tại nước A phải chịu.

5. Quy định trong khoản 2 và 4 của Điều này không áp dụng đối với thuế chuyển lợi nhuận tại quốc gia do vecop đại diện, không vượt quá 10% tổng số lợi nhuận được chuyển, và thuế tại quốc gia do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện đối với hoạt động khai thác và sản xuất dầu hoặc các hoạt động nông nghiệ.

6. Một nước ký kết đã ký kết với nước còn lại một hiệp ước về thuế mà các điều khoản về chống phân biệt đối xử khác có hiệu lực cao hơn đối với đối tượng cư trú của nước ký kết còn lại so với quy định trong Hiệp định này, thì áp dụng các điều khoản trong hiệp ước đó.

7. Trong Điều này "Thuế" là các khoản thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này.

Điều 25. Quy trình thỏa thuận song phương

1. Khi một đối tượng là đối tượng cư trú của một nước ký kết cảm thấy các hành động của cơ quan của một hoặc cả hai nước ký kết có thể dẫn đến các khoản thuế không phù hợp với Hiệp định này thì có thể gửi khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền của nước mà mình là đối tượng cư trú, bất kể các giải pháp mà pháp luật của các nước này quy định. Khiếu nại phải được gửi trong vòng 3 năm kể từ năm đầu tiên có thông báo về hành động dẫn đến đánh thuế không phù hợp với Hiệp định.

2. Nếu xét thấy khiếu nại là hợp lệ và không thể tự giải quyết, cơ quan có thẩm quyền cần nỗ lực giải quyết khiếu nại thông qua thỏa thuận song phương với cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết còn lại, có xét đến việc trốn thuế không phù hợp với Hiệp định này. bất kỳ thỏa thuận nào cũng được thực hiện bất kể thời hạn theo pháp luật của các nước ký kết.

3. Cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết phải cùng nỗ lực giải quyết các khó khăn hoặc nghi ngờ phát sinh trong quá trình áp dụng thông tư này. các cơ quan có thẩm quyền có thể thảo luận về loại trừ đánh thuế hai lần trong các trường hợp không quy định trong Hiệp định này.

4. Các cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết sẽ liên lạc nhằm đạt được một thỏa thuận trong khuôn khổ các khoản trên.

Điều 26. Trao đổi thông tin

1. Cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết sẽ trao đổi các thông tin cần thiết cho việc áp dụng Hiệp định này hoặc pháp luật của nước mình về các loại thuế trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này một cách phù hợp với hiệp định này. các thông tin trao đổi sẽ được bảo mật và không cung cấp cho các đối tượng hoặc cơ quan khác ngoài các đối tượng và cơ quan có liên quan đến việc đánh giá hoặc thu các loại thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này.

2. Quy định trong khoản 1 không bắt buộc các nước ký kết phải:

(a) tiến hành các biện pháp hành chính trái với pháp luật hoặc thông lệ hành chính của nước mình hoặc nước ký kết còn lại;

(b) cung cấp thông tin mật theo pháp luật hoặc quy trình hành chính của nước mình hoặc nước ký kết còn lại.

(c) cung cấp các thông tin làm tiết lộ các bí mật nghề nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, thương mại, quy trình thương mại, hoặc cung cấp các thông tin trái với chính sách chung

Điều 27. Hiệu lực

Hiệp định này có hiệu lực vào sau 30 ngày kể từ ngày ký, đối với:

(a) các loại thuế giữ tại nguồn được trả vào hoặc sau ngày đầu tiên của tháng sau tháng mà Hiệp định này có hiệu lực; và

(b) các loại thuế khác đối với năm chịu thuế mà đối tương được hưởng ưu đãi của Hiệp định này vào hoặc sau ngày đầu tiên của tháng sau tháng mà Hiệp định này có hiệu lực.

Điều 28. Hết hiệu lực

Hiệp định này có hiệu lực đến khi bị kết thúc bởi một trong hai nước ký kết. Mỗi nước ký kết có thể kết thúc Hiệp định bất kỳ lúc nào sau 5 năm từ ngày Hiệp định này có hiệu lực nhưng phải báo trước 6 tháng bằng văn bản. Trong trường hợp đó, Hiệp định sẽ không còn hiệu lực đối với:

(a) các loại thuế giữ tại nguồn được trả vào hoặc sau ngày kết thúc năm thông báo; và

(b) các loại thuế đối với năm chịu thuế mà đối tương được hưởng ưu đãi của Hiệp định này vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 sau khi thông báo.

Được ủy quyền của chính quyền nước mình, những người có tên dưới đây đã ký Hiệp định này.

Hiệp định này được lập thành hai bản bằng tiếng Anh vào ngày 06 tháng 4 năm 1998.

 

THAY MẶT VĂN PHÒNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA ĐÀI BẮC TẠI HÀ NỘI




Hu Cha-Chi

THAY MẶT VĂN PHÒNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI ĐÀI BẮC




Mr. Dang Dinh Luu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế thu nhập giữa Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 06/04/1998
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Đài Loan
  • Người ký: Hu Cha-Chi, Đặng Đình Lưu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/05/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản