ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
CỦA BỘ NGOẠI GIAO SỐ 19/LPQT NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC THOẢ THUẬN GIỮA VIỆT NAM - ÚC
Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Úc về Dự án khu vực "Phòng chống HIV/AIDS ở khu vực Châu Á" có hiệu lực từ ngày 26 tháng 3 năm 2003.
| LT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Thoả thuận này thể hiện tinh thần hiểu biết và những dự định của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Úc liên quan đến trách nhiệm và đóng góp của hai Chính phủ đối với Dự án Khu vực Phòng chống HIV/AIDS ở khu vực Châu Á.
Mục tiêu chung của dự án là nhằm làm giảm sự lây lan HIV và ảnh hưởng của nó ở khu vực Châu á. Dự án sẽ được tiến hành ở Việt Nam, Liên bang Mi-an-ma và hai tỉnh của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây) có nội dung trình bầy chi tiết tại Phụ lục I của Thoả thuận.
Thoả thuận này được soạn thảo trên cơ sở và để bổ sung cho các điều khoản đã nêu trong Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Phát triển giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Úc ký tại Can-bê-ra ngày 27 tháng 5 năm 1993.
Cơ quan thực hiện dự án gồm:
Chính phủ Việt Nam:
Bộ Y tế (Văn phòng thường trực phòng chống AIDS) là cơ quan đầu mối cho việc triển khai dự án.
Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là các cơ quan phối hợp đồng thực hiện dự án.
Chính phủ Úc:
Cơ quan phát triển Quốc tế của Úc (AusAID) thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc.
AusAID có thể mời các nhà thầu có đủ năng lực phù hợp tham gia thực hiện nghĩa vụ của AusAID theo những nội dung nêu trong Thoả thuận này.
Dùng cho các mục đích của bản Thoả thuận này.
a) "Hoạt động" nghĩa là bất kỳ hoạt động nào được triển khai phối hợp có liên quan đến một hoặc tất cả các hợp phần của dự án như mô tả trong Phụ lục 1 của bản Thoả thuận này.
b) "Nhân viên Dự án của Úc" chỉ người Úc, hay người định cư tại Úc, hay người khác không phải là người Việt Nam hay người định cư tại Việt Nam và đang làm việc tại Việt Nam thực hiện một hoạt động trong khuôn khổ của Thoả thuận này và là người nhận lương hoặc chi phí lấy từ nguồn vốn của Chính phủ Úc tài trợ cho hoạt động đó;
c) "Nhân sự của dự án" là tất cả các cán bộ dự án bao gồm người Úc hay người bản địa hay công dân của Việt Nam đang làm việc tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án được mô tả trong bản Thoả thuận này và là người nhận lương hoặc chi phí lấy từ nguồn vốn của Chính phủ Úc tài trợ cho hoạt động dự án;
d) "Vật tư Dự án của Úc" bao gồm các trang thiết bị, nguyên liệu hay vật tư cung cấp để thực hiện dự án mà chi phí hoàn toàn được lấy từ nguồn vốn do Chính phủ Úc đóng góp cho dự án.
e) "Trưởng nhóm chuyên gia Úc" là người đại diện cho Nhà thầu Úc tại Việt Nam, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Liên bang Mi-an-ma;
f) "Nhà thầu quản lý của Úc" ACIL Australia Pty. Ltd. là cơ quan ký hợp đồng với AusAID, nhân danh Chính phủ Úc để triển khai dự án;
g) "Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam" là Ban chịu trách nhiệm giám sát việc triển khai dự án ở Việt Nam, rà soát Kế hoạch công tác năm trước khi đưa vào hoạt động và giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án tại Việt Nam;
h) "Giám đốc dự án" là người thay mặt Nhà thầu Úc chịu trách nhiệm trước Chính phủ Úc về việc triển khai dự án, là người nhận lương hoặc chi phí lấy từ nguồn vốn của Chính phủ Úc tài trợ cho hoạt động dự án;
i) "Cố vấn dự án cấp cao Việt Nam" là người thay mặt Văn phòng thường trực phòng chống AIDS (NASB) ở Việt Nam, phối hợp chặt chữ với Trưởng nhóm chuyên gia úc hỗ trợ công tác điều phối, quản lý, giám sát và đánh giá ở cấp cao việc triển khai dự án ở Việt Nam đồng thời đảm bảo dự án đạt được những kết quả theo như kế hoạch đã định. Cố vấn dự án cấp cao sẽ dành tối đa 40% thời gian công tác hàng tháng cho dự án và sẽ được dự án hỗ trợ cho thời gian đó;
j) "Cán bộ cấp cao của Việt Nam tham gia dự án" là những người đại diện cho các cơ quan Chính phủ Việt Nam bao gồm: Văn phòng thường trực chống AIDS (Bộ Y tế), Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý (Bộ Công an) và Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tham gia vào thành phần của Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam, chịu trách nhiệm hỗ trợ quá trình triển khai dự án trong khuôn khổ của Thoả thuận này;
k) "Cán bộ dự án quốc gia Việt Nam" là người do Văn phòng thường trực phòng chống AIDS (NASB) chỉ định, có nhiệm vụ báo cáo cho Cố vấn dự án cấp cao Việt Nam và hỗ trợ Điều phối viên dự án quốc gia Việt Nam trong công tác triển khai dự án, là người sẽ làm việc tại trụ sở Văn phòng thường trực phòng chống AIDS (NASB) và nhận lương hoặc chi phí lấy từ nguồn vốn của Chính phủ Úc tài trợ cho hoạt động dự án;
l) "Điều phối viên dự án quốc gia Việt Nam" là người do Nhà thầu quản lý Úc tuyển dụng, nằm dưới sự quản lý của Trưởng nhóm chuyên gia Úc, chịu trách nhiệm đối với việc triển khai dự án ở Việt Nam và là người nhận lương hoặc chi phí lâý từ nguồn vốn của Chính phủ Úc tài trợ cho hoạt động của dự án;
m) "Cán bộ hành chính dự án Việt Nam" là người do Nhà thầu Úc tuyển dụng, chịu trách nhiệm, dưới sự giám sát của Điều phối viên dự án quốc gia Việt Nam, đối với việc hỗ trợ về hành chính và tài chính cho hoạt động dự án tại Việt Nam và là người nhận lương hoặc chi phí lấy từ nguồn vốn của Chính phủ Úc tài trợ cho hoạt động dự án;
n) "Ban điều phối dự án khu vực" là Ban chịu trách nhiệm: giám sát việc triển khai dự án ở tất cả các khu vực dự án bao gồm Khu tự trị người Zuang ở Quảng Tây và tỉnh Vân Nam thuộc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Liên bang Mi-an-ma và Việt Nam; hỗ trợ việc trao đổi thông tin, những bài học kinh nghiệm giữa các cơ quan hữu quan của Chính phủ các nước Việt Nam, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Liên bang Mi-an-ma; hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của dự án với các diễn đàn khu vực; kiểm duyệt các hoạt động theo dự kiến; và tiến hành phân bổ nguồn lực trong tất cả các khu vực triển khai dự án;
o) Tất cả các khoản tiền nêu trong tài liệu này đều tính bằng đôla Úc (A$) trừ trường hợp khác biệt có ghi chú cụ thể.
Công tác quản lý dự án ở Việt Nam sẽ do Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam, được thành lập trên cơ sở những thành viên do Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc chỉ định, đảm nhiệm. Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ định vị trí đồng Chủ tịch của Ban điều phối, và cũng sẽ chỉ định các thành viên của Ban (các cán bộ cấp cao tham gia dự án) từ Văn phòng thường trực phòng chống AIDS trực thuộc Bộ Y tế (NASB), Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý trực thuộc Bộ Công an (SODC) và Cục phòng chống tệ nạn xã hội trực thuộc Bộ Lao độn Thương binh và Xã hội (DSEF). Chính phủ Úc sẽ chỉ định Trưởng nhóm chuyên gia Úc, Giám đốc dự án và một đại diện của Chính phủ Úc làm thành viên của Ban điều phối dự án. Ban điều phối dự án quốc gia sẽ nhóm họp ít nhất 2 lần một năm và cũng sẽ tham dự vào cuộc họp thường niên của Ban điều phối dự án khu vực. Chức năng nhiệm vụ của Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam bao gồm:
(a) Giám sát việc triển khai dự án thông quan việc thực hiện cơ cấu giám sát đánh giá;
(b) Thông tin cho cả 2 Chính phủ về việc tiến độ dự án, và đề xuất những thay đổi trong hợp phần của dự án, trong dự trù kinh phí và trong hướng phát triển dự án trong tương lai;
(c) Đề xuất với Chính phủ Úc về những hoạt động sẽ được thực hiện ở Việt Nam, thời điểm triển khai và những điều kiện cần thiết để triển khai hoạt động đó.
Những trách nhiệm chính của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc được mô tả trong Phụ lục 3 và 4 của bản Thoả thuận này.
Các khoản đóng góp của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc được nêu chi tiết trong Phụ lục 3 và 4 của Bản Thoả thuận. Tổng vốn đóng góp theo dự kiến của Chính phủ Úc cho dự án này là 8.639.320 đôla Úc chia cho ba nước cùng tham gia thực hiện. Nhà thầu Úc sẽ chịu trách nhiệm giải ngân dự án theo sự uỷ quyền của Chính phủ Úc. Chính phủ Úc có thể sẽ thẩm định và duyệt Kế hoạch công tác năm của dự án do Ban điều phối dự án khu vực đệ trình.
Đóng góp của Chính phủ Việt Nam cho dự án được ước tính vào khoảng 62.000 đôla Úc và được liệt kê trong phần mô tả chi tiết về "Đóng góp của Chính phủ Việt Nam" trong Phụ lục 4 của bản Thoả thuận này.
Trong thời gian thực hiện dự án có thể sửa đổi các khoản chi phí thực tế do hai Chính phủ đóng góp trên cơ sở khuyến nghị của các cơ quan thực hiện dự án của Úc và Việt Nam đã được Ban điều phối dự án Việt Nam thông qua và được chính phủ Úc phê duyệt.
7. Vật tư do Phía chính phủ Úc cung cấp cho dự án
Điều 13 của Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Phát triển giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc sẽ được áp dụng để quản lý trang thiết bị và vật tư kỹ thuật do phía Úc cung cấp cho dự án. Theo như điều khoản 9 dưới đây của bản Thoả thuận này, tất cả vật tư trang thiết bị do Chính phủ Úc cung cấp cho dự án sử dụng ở Văn phòng dự án quốc gia Việt Nam sẽ trở thành tài sản của Chính phủ Việt Nam khi dự án kết thúc.
Thể theo những văn bản pháp luật liên quan do Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các dự án Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA), dự án sẽ được miễn trả thuế VAT khi mua sắm thiết bị vật tư hay thuê mướn các dịch vụ thực hiện dự án.
Đối với các thiết bị cung cấp theo Thoả thuận này, Chính phủ Việt Nam sẽ chịu mọi rủi ro liên quan đến việc lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị tuỳ theo các điều kiện bảo hành của Chính phủ Úc áp dụng đối với nhà thầu cung cấp thiết bị. Đổi lại, Chính phủ Úc, thay mặt Chính phủ Việt Nam, sẽ sử dụng tất cả quyền hạn trong tay để khiếu nại nhà cung cấp trong trường hợp phát hiện thiết bị khiếm khuyết dưới bất kỳ hình thức nào.
Chính phủ Việt Nam sẽ bồi thường cho Chính phủ úc tất cả những khiếu nại của Nhà nước đối với Chính phủ úc về những tổn thất xảy ra do phía Chính phủ Việt Nam không thực hiện được nghĩa vụ của mình như đã quy định trong Thoả thuận này.
Thoả thuận này có thể sửa đối bất cứ lúc nào khi có thư trao đổi giữa hai Chính phủ.
Thoả thuận này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký còn dự án sẽ được coi như đã bắt đầu kể từ khi đoàn chuyên gia úc tham gia vào việc khởi động dự án trên toàn khu vực. Đóng góp của phía úc cho dự án cũng như tất cả mọi cam kết ghi trong thoả thuận sẽ chấm dứt sau bốn năm kể từ ngày bắt đầu dự án, hoặc vào một thời điểm khác do hai Chính phủ thống nhất sau này.
Bản tiếng Anh và bản tiếng Việt của Thoả thuận này đều có giá trị như nhau. Mỗi bên sẽ giữ một bản tiếng Anh và một bản tiếng Việt sau khi ký kết. Bản tiếng Anh sẽ được dùng để giải quyết những hiểu lầm có thể xảy ra trong quá trình áp dụng thoả thuận.
Các phụ lục của Thoả thuận này là bộ phận không thể tách rời, gồm:
Phụ lục 1: Mô tả dự án;
Phụ lục 2: Những trách nhiệm chính, tổ chức và quản lý dự án;
Phụ lục 3: Đóng góp của Chính phủ Úc;
Phụ lục 4: Đóng góp của Chính phủ Việt Nam.
Thoả thuận được ký tại Hà Nội thành hai bản, ngày 26 tháng 3 năm 2003.
Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu á được xây dựng trong khuôn khổ sáng kiến hỗ trợ 200 triệu đôla Úc trong 6 năm cho Chương trình phòng chống HIV/AIDS toàn cầu của Chính phủ Úc và sẽ được triển khai thông qua Chương trình tài trợ Đông Nam Châu á của Cơ quan phát triển quốc tế Úc (AusAID). Vào tháng 7 năm 2001, AusAID đã ký hợp đồng với một nhóm chuyên gia đánh giá tính khả thi và thiết kế dự án (FDS) nhằm đánh giá khả năng thực hiện dự án và xây dựng văn kiện dự án (PDD). Theo dự kiến, tổng kinh phí tài trợ cho dự án khoảng 8,8 triệu đôla Úc kéo dài trong 48 tháng. Giải pháp tiếp cận mang tính chiến lược của dự án là nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV liên quan đến việc sử dụng ma tuý. Trọng tâm khu vực của dự án sẽ là Liên bang Mi-an-ma, Việt Nam và 2 tỉnh miền Nam nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Dự án sẽ hỗ trợ nỗ lực của khu vực trong công tác nâng cao năng lực cho các Chính phủ sở tại và các cộng đồng trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận đa ngành nhằm tạo ra một nền tảng chiến lược và thực tiễn cho công tác hoạch định chiến lược, lập kế hoạch, lên chương trình phòng chống ma tuý và HIV.
Các hoạt động sẽ nhằm: tạo ra một môi trường chính sách hỗ trợ cho các phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với vấn đề HIV/AIDS và tiêm chích ma tuý, hỗ trợ việc triển khai một số lượng lớn những mô hình can thiệp có hiệu quả nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong đối tượng tiêm chích ma tuý, và tăng cường hợp tác khu vực trong việc ngăn ngừa đại dịch HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý.
AusAID sẽ ký hợp đồng với một Nhà thầu quản lý của Úc (AMC) để thực hiện công tác quản lý dự án. Một trưởng nhóm chuyên gia Úc (ATL) và một cố vấn cảnh sát khu vực (RPA) sẽ làm việc tại văn phòng dự án khu vực (RPO). Những điều phối viên dự án sẽ đựoc tuyển dụng để điều phối và quản lý những khoản đầu tư của Chính phủ Úc tại Việt Nam, Liên bang Mi-an-ma, tỉnh Vân Nam và Khu tự trị của người Zhuang ở tỉnh Quảng Tây thuộc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thông qua các văn phòng dự án quốc giá ở Yangon, Hà Nội, Côn Minh và Nam Minh. Văn phòng dự án khu vực sẽ được đặt ở một trong bốn địa điểm này.
Dự án sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc phát động một phong trào mang tính khu vực để ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS trong và từ các đối tượng tiêm chích ma tuý, một lĩnh vực chưa được sự quan tâm đúng mức từ trước tới nay. Các Chính phủ, qua đó, sẽ hiểu rõ hơn tác hại của đại dịch này và các biện pháp hữu hiệu để thanh toán nó. Các chính sách của Chính phủ liên quan đến nạn sử dụng ma tuý đường tiêm chích và HIV/AIDS sẽ được hình thành thông qua công tác tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực, kinh nghiệm triển khai những biện pháp can thiệp hiệu quả và việc phổ biến rộng rãi kết quả đánh giá dự án cùng những bài học kinh nghiệm. Thông qua việc phối hợp với các tổ chức khu vực, các quốc gia không triển khai dự án cũng sẽ có được thông tin về sự phát triển của đại dịch và những biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV liên quan đến việc sử dụng ma tuý đường tiêm chích.
Những rủi ro chính bao gồm: bản chất phức tạp của vấn đề mà dự án muốn giải quyết; không phải cơ quan cảnh sát/công an nào cũng sẵn sàng tham gia dự án; không phải ở bất cứ địa phương nào, ngành công an và ngành y tế cũng có thể hợp tác tích cực với nhau; đối tượng tiêm chích ma tuý và đối tượng đã nhiễm HIV sẽ gặp phiền phức do bộc lộ thân phận của mình trong quá trình tham gia dự án; và hệ thống pháp lý sẽ tạo ra rào cản cho việc triển khai dự án.
ở Việt Nam, việc triển khai dự án sẽ được thực hiện thông qua Văn phòng thường trực phòng chống AIDS (Bộ Y tế) trong sự phối hợp với Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý (Bộ Công an) và Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). ở Liên bang Mi-an-ma, những cơ quan chủ chốt tham gia dự án sẽ là Uỷ ban quốc gia kiểm soát ma tuý và Chương trình AIDS quốc gia. ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, dự án được triển khai thông qua Bộ Y tế ở cấp độ quốc gia, và nhóm lãnh đạo phòng chống HIV/AIDS ở 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam.
Tháng 7 năm 2000, Ngoại trưởng Úc đã công bố một sáng kiến hỗ trợ 200 triệu đôla Úc cho Chương trình phòng chống HIV/AIDS toàn cầu trong 6 năm. Sáng kiến này được đưa ra đồng thời với lời kêu gọi của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) nhằm cam kết đầu tư ngân sách lớn hơn để đối phó với đại dịch HIV/AIDS vốn đang đe dọa sự phát triển kinh tế Châu á.
Tháng 1, 2 năm 2001, một nhóm chuyên gia khảo sát dự án (PIM) đã đến thăm 7 nước: Campuchia, Lào, Inđônêxia, Liên bang Mi-an-ma, Philíppin, Thái Lan và Việt Nam. Nhóm chuyên gia này đã xác định được khu vực và cơ chế cần thiết cho viện trợ phòng chốn AIDS của Chính phủ Úc. Nhóm chuyên gia đã gặp gỡ và làm việc với các tổ chức khu vực, đại diện Chính phủ các nước và các Chương trình AIDS quốc gia, Chương trình phối hợp phòng chống AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS), các cơ quan Liên hiệp quốc, các nhà tài trợ đa phương, song phương, tổ chức phi Chính phủ của địa phương và quốc tế và đại diện AusAID ở các nước. Dựa trên cơ sở những thảo luận trong quá trình làm việc, nhóm chuyên gia đã khuyến nghị nên tổ chức đánh giá tính khả thi và thiết kế dự án khu vực xoay quanh trọng tâm là: "sử dụng ma tuý và nguy cơ lây nhiễm HIV".
Tháng 7 năm 2001, AusAID ký hợp đồng thuê một nhóm chuyên gia khác đánh giá tính khả thi của dự án và, nếu khả thi thì chuẩn bị thiết kế dự án. Nhóm chuyên gia này bao gồm 1 chuyên gia về thiết kế dự án của AusAID, 3 chuyên gia trong lĩnh vực giảm tác hại và 2 chuyên gia chuyên phân tích chính sách liên quan đến HIV/AIDS. Nhóm chuyên gia này đã đến thăm và làm việc ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Bắc Kinh, Quảng Tây và Vân Nam), Liên bang Mi-an-ma và Việt Nam và cũng đã đã tham khảo ý kiến các cơ quan Liên hiệp quốc, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế ở Băng Côc và cả Ban thư ký ASEAN ở Jarcácta. Nhóm chuyên gia đã có những cuộc họp với các cơ quan đối tác trong nước: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số cơ quan khác. Nhóm chuyên gia cũng đã tham khảo ý kiến của các tổ chức phi Chính phủ và các bên tham gia khác như: người nghiện ma tuý, người tiêm chích ma tuý, gái mại dâm và cả những người đã nhiễm HIV/AIDS. Thực trạng tình hình ở trong nước cũng như khu vực được xem xét và thảo luận tại các cuộc họp đồng tham gia và kết luận thống nhất rằng cần phải có một dự án khu vực áp dụng biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm hạn chế nguy có lây nhiễm HIV trong nhóm người tiêm chích ma tuý.
Kể từ thập kỷ 70, việc sản xuất và tiêu thụ ma tuý bất hợp pháp đã phát triển rất mạnh ở hầu hết các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Châu á, với khởi điểm ban đầu tập trung vào thuốc phiện và hêrôin và sau đó là các chất ma tuý họ Amphêtamin (ATS). Việc gia tăng mạnh sản xuất và buôn bán vận chuyển ma tuý ở những khu vực sản xuất ma tuý đã đẩy một bộ phận lớn dân chúng vào con đường sử dụng ma tuý bất hợp pháp tăng nhanh, đặc biệt là ở thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia Đông Nam Châu á, và đi đôi với nó là đói nghèo, biến động thị trường lao động trong nước, dịch chuyển người qua biên giới và sự phát triển kinh tế không đồng đều. Đa phần trong số người sử dụng ma tuy bất hợp pháp này là tiêm chích hêrôin. Theo ước tính, Châu á hiện chứa khoảng một nửa trong số 15 20 triệu người tiêm chích hêrôin của cả thể giới. Việc cung cấp và sử dụng ATS cũng đã đẩy một bộ phận dân số, mà chủ yếu là thanh thiếu niên không cứ là những người thuộc nhóm nguy cơ, vào con đường sử dụng ma túy và trong số đó không ít người có hành vi tình dục không an toàn thậm trí tiêm chích ma túy. Mặc dù dự án được xây dựng để đối phó với nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý, nhưng nhận thức được nguy cơ ngày một lớn của nạn sử dụng ATS, dự án cũng sẽ có trách nhiệm nâng cao nhận thức cho mọi người về xu hướng mới này.
Nạn sử dụng ma tuý đường tiêm chích đã có lịch sử 20 30 năm và đã gây tác hại đến Liên bang Mi-an-ma, miền Nam Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan và Ma-lai-xia, và giờ đây đang lan tràn rất nhanh sang Lào và In-đô-nê-xia. HIV đã đi theo những con đường buôn bán vận chuyển chất ma tuý bất hợp pháp để thâm nhập vào những khu vực tập trung người sử dụng ma tuý đường tiêm chích. Một khi đã thâm nhập vào cộng đồng người tiêm chích ma tuý, HIV sẽ lây lan với tốc độ chóng mặt. ở rất nhiều khu vực trên Châu á, số lượng người tiêm chích ma tuý bị nhiễm HIV tăng từ gần như 0% đến 40% trong vòng vài tháng. Tỷ lệ này đã tăng lên đến gần 70% ở một vài khu vực thuộc Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Việt Nam và đây chính là thời điểm cần có những biện pháp toàn diện và mạnh mẽ để khống chế sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS.
Sự lây lan nhanh chóng của HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý sẽ khiến cho đại dịch HIV/AIDS nói chung ngày càng trầm trọng:
* Những quốc gia có số lượng lớn người tiêm chích ma tuý bị nhiễm HIV thì đang phải đương đầu với một thực tế là số người bị ốm và chết vì căn bệnh AIDS tăng nhanh trong khi bản thân quốc gia đó chưa đủ cơ sở vật chất để chăm sóc những người này.
* Việc lây lan HIV qua con đường quan hệ tình dục giữa người tiêm chích ma tuý bị nhiễm với bạn tình của họ khiến cho HIV thâm nhập và lây lan mạnh trong cộng đồng những người bình thường; sự lây lan qua con đường này sẽ càng trầm trọng ở những nơi có nhiều gái mại dâm sử dụng ma tuý đường tiêm chích (như chúng ta thấy ở một vài quốc gia Đông Nam Châu á trong đó có Việt Nam); sự lây lan HIV qua con đường này cũng tăng mạnh ở những nơi có tỷ lệ nhiễm các căn bệnh lây qua đường tình dục cao trong cộng đồng.
* Cùng với HIV/AIDS, những bệnh truyền nhiễm khác như lao, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh lây qua con đường tình dục cũng tăng mạnh.
ở Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Việt Nam, đối tượng tiêm chích ma tuý chiếm tời 2 phần 3 những trường hợp báo cáo bị nhiệm HIV, số trường hợp nhiễm qua con đường quan hệ tình dục giữa người tiêm chích ma tuý với bạn tình của họ tuy không được thống kê đầy đủ nhưng cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong số 1 phần 3 còn lại.
Cho tới nay, Chính phủ các nước thuộc khu vực Châu á, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế hoặc khu vực có rất ít biện pháp đối phó với sự lây lan của HIV trong và từ nhóm người tiêm chích ma tuý, ngoại trừ những biện pháp phòng chống nói chung ở cấp quốc gia và khu vực. Một phần nguyên nhân là do thiếu nhận thức về nhu cầu phải phòng chống sự lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý nhưng một phần cũng do thái độ kỳ thị phân biệt đối xử của cộng đồng xã hội đối với nhóm người này. Đây là hậu quả của việc áp dụng luật pháp một cách phiến diện đối với nạn sử dụng ma tuý và những nguy cơ đi kèm. Trong khuôn khổ phương pháp tiếp cận do ngành công an/cảnh sát áp dụng này, sẽ có rất ít khía cạnh mà ngành y tế có thể can thiệp vào vấn đề lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tiêm chích. Phương pháp tiếp cận này cũng đi kèm theo việc phân bổ phần lớn kinh phí vào những chiến lược tốn kém và ít hiệu quả ví dụ như các trung tâm điều trị cai nghiện theo hình thức cưỡng chế.
Dự án này sẽ hướng tới việc nâng cao biện pháp đối phó với đại dịch thông qua việc tập trung giải quyết vấn đề lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý. Trong khi các hoạt động chủ yếu diễn ra trong nước, dự án sẽ giúp xây dựng mối liên hệ với các tổ chức khu vực để cho các bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực, và giúp cho các quốc gia láng giềng xây dựng những hoạt động mới, hiệu quả hơn.
Phương pháp tiếp cận của dự án có 2 mặt bổ sung cho nhau:
* Nâng cao băng lực: làm việc với ngành y tế, công an, cảnh sát và phòng chống tệ nạn xã hội nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của họ về vai trò của mình trong những chiến lược phòng ngừa hiệu quả sự lây lan HIV trong và từ những đối tượng tiêm chích ma tuý; và xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa ngành công an, cảnh sát với ngành y tế và ngành phóng chống tệ nạn xã hội sao cho cả ba ngành sẽ cùng nhau tạo ra một môi trường chính sách hỗ trợ cho các hoạt động can thiệp hiệu quả;
* Quá trình tập huấn, đánh giá sẽ hỗ trợ cho những chương trình hiệu quả bền vững giúp ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý: nhóm chuyên gia đánh giá khả thi và thiết kế dự án (FDS) gợi ý việc đưa vào sử dụng phương pháp đánh giá và phản ứng nhanh (RAR), đây là phương pháp đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kiểm chứng, nó có thể giúp nhanh chóng tăng số lượng những chương trình hiệu quả bền vững ngăn chặn sự lây lan HIV trong những đối tượng tiêm chích ma tuý. Những chương trình này có xu hướng ổn định, bền vững trong môi trường chính sách hỗ trợ do quá trình nâng cao năng lực tạo ra, và sẽ là cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách sau này.
Một biện pháp đối phó phù hợp với đại dịch HIV/AIDS trong và từ nhóm người tiêm chích ma tuý, đặc biệt ở khu vực có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao, đòi hỏi phải có những chương trình can thiệp trên diện rộng (có nghĩa là hỗ trợ giáo dục thay đổi hành vi cho một số lượng lớn đối tượng tiêm chích ma tuý) và môi trường chính sách hỗ trợ cho phép việc xây dựng và áp dụng những chương trình can thiệp đó. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì biện pháp đối phó không thể thành công. Bằng cách xác định những vấn đề chủ chốt về chính sách hiện đang là rào cản đối với chương trình can thiệp trên diện rộng và làm việc với những Bộ, ngành liên quan đặc biệt là ngành công an, cảnh sát, ngành y tế và ngành phòng chống tệ nạn xã hội, dự án sẽ hỗ trợ việc tạo ra môi trường chính sách thích hợp ở các cấp, kể cả tại cộng đồng và trên khu vực. Điều này cho phép tiến hành nhiều chương trình can thiệp hơn, tạo điều kiện, cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và áp dụng những chính sách hỗ trợ còn khuyến khích các nhà tài trợ cân nhắc việc đầu từ cho các biện pháp can thiệp sáng tạo và hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan HIV trong và từ nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý.
Mục tiêu của dự án là:
"Giảm lây nhiễm HIV và ảnh hưởng của nó trong khu vực Châu á"
Mục đích của dự án là:
"Nâng cao năng lực cho các Chính phủ và cộng đồng trong việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV do tiêm chích ma tuý"
Dự án được thiết kế để triển khai ở 3 nước. Bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án sẽ được thông tin cho các nước khác trong khu vực và hỗ trợ tăng cường hợp tác khu vực trong công tác phòng chống đại dịch AIDS. Hoạt động dự án sẽ tập trung vào cấp quốc gia ở Liên bang Mi-an-ma và Việt Nam tập trung vào cấp tỉnh ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Tỉnh Vân Nam và Tỉnh Quảng Tây) và đôi chút liên quan đến cấp quốc gia ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Việc lên kế hoạch triển khai dự án và thời điểm:
Một biện pháp tiếp cận triển khai mềm dẻo linh hoạt sẽ được áp dụng. Giai đoạn 6 tháng đầu dự án được gọi là giai đoạn khởi động dự án. Trong giai đoạn này Nhà thầu Úc sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực hiện dự án để rà soát lại thiết kế dự án, chuẩn bị kế hoạch triển khai dự án năm đầu tiên trên cơ sở thống nhất về cơ chế điều phối và quản lý dự án trước khi trình lên AusAID và Bộ Y tế thống qua. Những hoạt động trong khuôn khổ của hợp phần 1 và 3 được thiết kế để có thể bắt đầu ngay trong giai đoạn khởi động dự án (sau khi Bộ Y tế và AusAID đã thông qua Kế hoạch triển khai dự án cụ thể cho năm đầu). Việc lựa chọn những điều kiện cần thiết cho hợp phần 2 sẽ bắt đầu ngay khi cơ chế phối hợp đồng thực hiện được xây dựng trong khuôn khổ của hợp phần 1. Trong quá trình triển khai dự án, việc chuẩn bị Kế hoạch triển khai dự án từng năm sẽ giúp đánh giá tiến độ dự án dựa trên cơ sở những hoạt động dự kiến và đề ra mục tiêu cho quá trình lên kế hoạch năm tiếp theo.
Dự án sẽ bao gồm 4 hợp phần. Sau khi bản Thoả thuận này được ký kết, Nhà thầu Úc sẽ phối hợp với các bên đối tác để xây dựng một Kế hoạch triển khai dự án chi tiết tại Việt Nam cho năm đầu tiên với những hoạt động cụ thể, yếu tố đầu vào cần thiết, kết quả đầu ra dự kiến và chỉ tiêu đánh giá những kết quả đầu ra đó. Bản Kế hoạch triển khai dự án năm đầu tiên đó sẽ được đệ trình lên Bộ Y tế và AusAID xem xét trước khi đưa vào thực hiện. Nội dung sơ bộ các hợp phần dự án như sau:
Hợp phần 1: Nâng cao năng lực: Nhằm xây dựng một môi trường chính sách hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động phòng chống một cách có hiệu quả đại dịch HIV/AIDS trong và từ các đối tượng nghiện chích ma tuý.
* Kết quả 1.1.
Dự án sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động như phối hợp đào tạo, tham quan nghiên cứu và hội nghị hội thảo phối hợp cho các quan chức ngành y tế, ngành công an/cảnh sát và ngành phòng chống tệ nạn xã hội ở tất cả các cấp. Các hoạt động này sẽ nhận được sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của ngành y tế, ngành công an/cảnh sát và ngành phòng chống tệ nạn xã hội để xây dựng một cơ chế phối hợp hoạt động giữa các ban ngành nhằm thúc đẩy việc triển khai các hoạt động có hiệu quả và xây dựng những chính sách hỗ trợ.
* Kết quả 1.2:
Tại từng địa phương cụ thể, những hoạt động này sẽ giúp nâng cao nhận thức và sự hỗ trợ của các cán bộ ngành y tế, ngành công an/cảnh sát và ngành phòng chống tệ nạn xã hội với các biện pháp can thiệp có hiệu quả.
* Kết quả 1.3:
Nhìn chung, dự án sẽ cung cấp cho các quan chức chủ chốt ngành y tế và quan chức các ban ngành liên quan đến công tác giảm cầu ma tuý đầy đủ thông tin về tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp phòng chống HIV/AIDS khác nhau, những mô hình chăm sóc và hỗ trợ người nghiện chích ma tuý và gia đình của họ và qua đó tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách và phân bổ một cách có hiệu quả những nguồn lực sẵn có.
Hợp phần 2: Nhân rộng những mô hình có hiệu quả: Nhằm hỗ trợ việc triển khai nhân rộng những mô hình phòng chống HIV/AIDS một cách có hiệu quả trong nhóm đối tượng nghiện chích ma tuý.
* Kết quả 2.1:
Dự án sẽ tiến hành một quá trình tập huấn, đánh giá và xây dựng chương trình hoạt động. Phương pháp đánh giá và phản ứng nhanh (RAR) được đề nghị tiến hành ở một số địa phương được lựa chọn. Phương pháp này sẽ giúp nâng cao năng lực cho các cơ quan chủ chốt tuyến cơ sở giúp họ có thể hiểu và ngăn chặn có hiệu quả tình hình sử dụng ma tuý và HIV/AIDS tại địa phương của mình.
* Kết quả 2.2:
Quá trình này sẽ dẫn đến việc vận dụng những mô hình có hiệu quả (theo như số liệu đánh giá còn giá trị của địa phương) để triển khai một số những chương trình phòng chống HIV/AIDS trong nhóm đối tượng nghiện chích ma tuý.
* Kết quả 2.3:
Những bài học kinh nghiệm đúc kết từ chương trình này sẽ được thu thập như những bằng chứng minh hoạ và sẽ được phổ biến để tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách và triển khai thực tiễn các hoạt động giảm nguy cơ lây nhiễm HIV liên quan đến việc sử dụng ma tuý.
Hợp phần 3: Hợp tác khu vực: Nhằm nâng cao sự hợp tác khu vực trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS trên đối tượng nghiện chích ma tuý.
* Kết quả 3.1:
Dự án sẽ tổ chức những cuộc họp thường kỳ giữa các quan chức ngành y tế, ngành công an/cảnh sát và ngành phòng chống tệ nạn xã hội của Liên bang Mi-an-ma, Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để thảo luận về vấn đề liên quan đến sử dụng ma tuý bất hợp pháp cũng như đại dịch HIV/AIDS.
* Kết quả 3.2:
Tương tự như vậy, những kiến thức và bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án sẽ đươc chia sẻ với những cơ quan/diễn đàn phòng chống HIV/AIDS và ma tuý trong khu vực ví dụ như diễn đàn của UNDCP cho hội đồng các quan chức cấp cao của quốc gia khu vực sông Mêkông hoặc diễn đàn APICT của UNAIDS để họ nghiên cứu. Dự án cũng sẽ phối hợp và thường xuyên thông tin cho các Uỷ ban ASEAN và các nhóm hành động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS và ma tuý.
Hợp phần 4: Quản lý dự án: Nhằm quản lý một cách có hiệu quả và báo cáo đầy đủ về hoạt động của dự án cũng như tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, đánh giá dự án, một cơ chế quản lý các hoạt động ở cấp quốc gia và khu vực sẽ được xây dựng. Hệ thống kiểm tra, đánh giá dự án này sẽ thường xuyên rà soát và đánh giá tiến độ của dự án.
Trọng tâm của dự án là nhằm tăng cường giải pháp tiếp cận đa ngành trong việc giải quyết đại dịch HIV/AIDS và lạm dụng ma tuý có sự tham gia của các cơ quan quản lý các vấn đề liên quan đến lạm dụng ma tuý và lây nhiễm HIV như ngành y tế, cảnh sát/công an và ngành phòng chống tệ nạn xã hội. Các hoạt động ở Việt Nam và Liên bang Mi-an-ma sẽ do các cơ quan chức năng về phòng chống HIV/AIDS và ma tuý ở cấp quốc gia thực hiện. Ở Việt Nam, những cơ quan đó là Bộ Y tế thông qua Văn phòng thường trực phòng chống AIDS trong sự phối hợp với Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý thuộc Bộ Công an và Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ở Liên bang Mi-an-ma, các cơ quan chủ chốt tham gia là Uỷ ban Trung ương về kiểm soát ma tuý và Chương trình phòng chống AIDS quốc gia. Ở cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, nhiệm vụ chính sẽ thuộc về Bộ Y tế ở cấp trung ương có sự phối hợp chặt chẽ của Uỷ ban điều phối AIDS quốc gia và Uỷ ban kiểm soát ma tuý quốc gia. ở Khu tự trị Quảng Tây và tỉnh Vân Nam, các Nhóm chủ đạo trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS sẽ là các cơ quan đối tác chính. Ở Vân Nam, có thể sẽ thiết lập một văn phòng tại Viện nghiên cứu lạm dụng ma tuý Vân Nam ở Côn Minh và ở Quảng Tây là tại Trung tâm khu vực phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở Nam Ninh. Các bên tham gia chính như các cộng đồng, các cơ quan chính phủ cấp quận/tỉnh (Cộng hoà nhân dân Trung Hoa) và cấp quận, huyện (ở Việt Nam và Liên bang Mi-an-ma) và các tổ chức phi chính phủ (ở những nơi có) sẽ được mời tham gia đánh giá và thực hiện các hoạt động và các chính sách hỗ trợ để giải quyết vấn đề lây nhiễm HIV/AIDS trong các đối tượng tiêm chích ma tuý.
Một nhà thầu quản lý của Úc (AMC) sẽ được Cơ quan phát triển quốc tế của Úc (AusAID)chọn ký hợp đồng và chịu trách nhiệm quản lý dự án. Một trưởng nhóm chuyên gia Úc (ATL) sẽ làm việc tại Văn phòng dự án khu vực (RPO) và được trả lương từ khoản đóng góp của Chính phủ Úc. Một chuyên gia tư vấn dài hạn trong lĩnh vực cảnh sát của khu vực (RPA), người được trả lương từ khoản đóng góp của Chính phủ Úc, sẽ là một thành viên của Văn phòng dự án khu vực, nhưng không nhất thiết phải làm việc ở cùng văn phòng. Các điều phối viên của dự án sẽ được tuyển dụng để điều phối và quản lý các nguồn đầu tư của Chính phủ Úc ở Việt Nam, Liên bang Mi-an-ma, Vân Nam và Quảng Tây và làm việc tại các Văn pòng đặt ở Yangon, Hà Nội, Côn Minh và Nam Ninh. Các cán bộ dự án quốc gia sẽ do Chính phủ Liên bang Mi-an-ma, Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam chỉ định và sẽ làm việc tại Bộ Y tế hay Văn phòng phòng chống AIDS quốc gia ở các nước/tỉnh tham gia dự án. Văn phòng dự án khu vực sẽ được đặt tại Hà Nội trong vòng ít nhất 12 tháng đầu. Sau đó, dự án sẽ quyết định lại việc đặt Văn phòng dự án khu vực ở một trong bốn địa điểm triển khai dự án.
Ở cấp khu vực, dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các cơ quan của Liên hợp quốc và các Nhóm công tác đã được thiết lập nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, phối hợp và trao đổi thông tin với các nước khác trong khu vực. Dự án sẽ thiết lập những mối liên hệ công tác một cách chính thức và không chính thức với các Nhóm công tác này.
Bốn Ban điều phối dự án quốc gia (NPCC) sẽ được thành lập ở 4 địa điểm: Hà Nội, Côn Minh, Nam Ninh và Yangun. Mỗi NPCC sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc triển khai dự án ở cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, rà soát kế hoạch công tác năm trước khi đưa vào thực hiện và giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai dự án. Thành viên của Ban điều phối quốc gia sẽ bao gồm: Trưởng nhóm chuyên gia Úc, Giám đốc dự án, Đại diện của Chính phủ Úc và đại diện của ngành công an/cảnh sát và ngành y tế ở cấp tỉnh ở tỉnh Vân Nam và Khu tự trị tỉnh Quảng Tây ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và ở cấp quốc gia ở Việt Nam và Liên bang Mi-an-ma. Nhóm họp Ban điều phối dự án quốc gia sẽ được tổ chức 6 tháng một lần hay 1 năm một lần tuỳ theo tình hình cụ thể.
Hàng năm, nhóm họp Ban điều phối dự án khu vực (RPCC) sẽ được tổ chức. Ban điều phối dự án khu vực sẽ chịu trách nhiệm giám sát dự án ở cấp khu vực, hỗ trợ việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các cơ quan và các Chính phủ của 3 nước tham gia dự án, hỗ trợ việc thông tin về tình hình triển khai và bài học kinh nghiệm của dự án cho các diễn đàn khu vực, rà soát lại Kế hoạch công tác năm, thẩm định và thông qua các hoạt động dự kiến của dự án và phân bổ nguồn lực cho từng điểm triển khai dự án. Thành viên tham gia RPCC bao gồm: Trưởng nhón chuyên gia Úc, Giám đốc dự án, Đại diện của Chính phủ Úc và Đại diện của ngành công an/cảnh sát và ngành y tế của các quốc gia: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Việt Nam, Liên ban Mi-an-ma.
Những bản Kế hoạch công tác năm sẽ được Nhà thầu Úc xây dựng trên cơ sở phối hợp với các cán bộ dự án, được gửi đến một trong 4 Ban điều phối dự án quốc gia thông qua và cuối cùng được đệ trình lên Chính phủ Úc phê duyệt.
Trong khuôn khổ các nguồn lực hạn chế của dự án, một cơ chế giám sát và đánh giá phù hợp với quy mô và tính phức tạp của dự án sẽ được thiết lập trong giai đoạn khởi đầu của dự án để giám sát tiến độ thực hiện các hợp phần và các kết quả của dự án. Các điều phối viên quốc gia sẽ hỗ trợ công tác giám sát kết quả đầu ra. Trọng tâm là phải xây dựng được các chỉ tiêu vừa mang tính định lượng, vừa mang tính định tính.
5. Lợi ích, rủi ro và luận chứng
Dự án này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp mang tính khu vực nhằm đối phó với tình trạng lây lan HIV/AIDS trong và từ các đối tượng tiêm chích ma tuý, một vấn đề hiện chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Chính phủ các nước sẽ được nâng cao nhận thức về tác hại của đại dịch và những giải pháp mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh này. Các chủ trương chính sách của chính phủ liên quan tới vấn đề tiêm chích ma tuý và HIV/AIDS sẽ được cập nhật và bổ sung thêm thông tin qua các khoá tập huấn, các hoạt động trợ giúp về kỹ thuật, xây dựng năng lực thể chế và kinh nghiệm có được trong việc thực thi các chương trình can thiệp có hiệu quả và phổ biến các kết quả đánh giá và những bài học kinh nghiệm. Hoạt động này sẽ hỗ trợ Chính phủ các nước trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về tài chính, kỹ thuật và các nguồn lực khác. Trong khuôn khổ của dự án, các nước tham gia cũng có thể học hỏi lẫn nhau. Thông qua mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và các nước khác trong khu vực, dự án sẽ giúp các quốc gia này nắm bắt được nhiều thông tin hơn về đại dịch nói chung và về các giải pháp tiếp cận có hiệu quả nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua con đường tiêm chích ma tuý.
Dự án sẽ có một số rủi ro cần phải được giám sát thường xuyên. Kế hoạch quản lý rủi ro sẽ được cập nhật bổ sung ngay trong giai đoạn khởi đầu của dự án. Những vấn đề rủi ro chính là:
* Những vấn đề mà dự án dự kiến giải quyết lại là những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và do vậy những ý kiến phản đối phức tạp có thể nảy sinh.
* Không phải cơ quan cảnh sát/công an nào cũng sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của dự án.
* Không phải ở bất cứ địa phương nào ngành công an và ngành y tế cũng có thể hợp tác tích cực với nhau.
* Các đối tượng tiêm chích ma tuý, những đối tượng tiêm chích ma tuý đã bị nhiễm HIV/AIDS có thể gặp phiền phức do bị lộ diện khi tham gia vào dự án.
* Các khuôn khổ pháp lý cản trở việc thực hiện các hoạt động có hiệu quả ngăn chặn sự lây lan HIV/AIDS trong các đối tượng tiêm chích ma tuý.
* Các nước khác phản đối những giải pháp tiếp cận của dự án.
* Các nhà tài trợ sẽ không trợ giúp cho các hoạt động dự án trong tương lai.
* Các cơ quan trong khu vực không sẵn lòng để dự án và nhân viên của các cơ quan đối tác dự án tham gia vào các diễn đàn khu vực.
Do đoàn chuyên gia của Úc (FDS) phải hoàn thành nghiên cứu thiết kế tiền khả thi trong một thời gian ngắn cho nên AusAID vẫn tiếp tục phải thảo luận thêm với Chính phủ các nước tham gia về dự án. Thời gian mà đoàn chuyên gia này tiến hành nghiên cứu ở các nước, đặc biệt là ở Liên bang Mi-an-ma và Việt Nam, là rất ngắn.
Hậu quả là các quốc gia, trong khi được tham gia thảo luận và đã thống nhất về cách phân tích vấn đề, thì chưa được tham khảo kỹ về thiết kế và nội dung của Dự án. Những buổi thảo luận chi tiết về vai trò của các cơ quan đối tác, các cơ quan đồng thực hiện chưa được tổ chức trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và thiết kế dự án.
Dự án này phù hợp với cam kết của Cơ quan phát triển quốc tế Úc trong việc hỗ trợ Châu Á giảm bớt tác động của đại dịch HIV/AIDS trong khu vực. ở Liên bang Mi-an-ma, Việt Nam và một số tỉnh của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, 50% số người nhiễm HIV/AIDS là đối tượng tiêm chích ma tuý. HIV lây lan một cách nhanh chóng trong cộng đồng người nghiện chích ma tuý và hiện vẫn đang là con đường lây chính khiến cho HIV thâm nhập vào cộng đồng người lành. Có nhiều điểm chung giữa 3 nước tham gia dự án về thực trạng đại dịch HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma tuý và cách thức sử dụng để giải quyết vấn đề nghiện chích ma tuý và lây nhiễm HIV liên quan đến nghiện chích ma tuý khiến chúng ta có thể tin rằng bài học kinh nghiệm ở quốc gia này cũng có thể hữu dụng và bổ ích đối với hai quốc gia còn lại.
Chính bởi vậy, một dự án mang tính khu vực là thích hợp với mục tiêu tăng cường hợp tác khu vực sẽ giúp đỡ Việt Nam, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và cả những quốc gia khác trong khu vực xây dựng những chương trình can thiệp hiệu quả và những chính sách hỗ trợ cho hoạt động làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV liên quan đến tiêm chích ma tuý.
NHỮNG TRÁCH NHIỆM CHÍNH, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Cơ quan thực hiện dự án của Việt Nam
Cơ quan chính tham gia thực hiện là Bộ Y tế thông qua Văn phòng thường trực phòng chống AIDS thuộc Bộ Y tế. Các cơ quan phối hợp đồng thực hiện dự án là Văn hòng thường trực phòng chống ma tuý (SODC) thuộc Bộ Công an và Cục phòng chống tệ nạn xã hội (DSEP) thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Vai trò cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp đồng thực hiện dự án sẽ được Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam làm rõ trong giai đoạn sáu tháng khởi động dự án.
Cơ quan thực hiện dự án của Úc
"ACIL Australia Pty Ltd" là Nhà thầu quản lý Úc được tuyển chọn để thay mặt Chính phủ Úc (AusAID) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đối tác Việt Nam thực hiện dự án.
Cơ cấu tổ chức quản lý dự án được thiết kế nhằm thiết lập một quan hệ đối tác chặt chẽ giữa các cơ quan đối tác của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Úc và Nhà thầu quản lý Úc.
Chính phủ Úc, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế (AusAID), đảm bảo sẽ cấp vốn đầy đủ và giám sát chặt chẽ tiến độ thi công dự án theo đúng chế độ quản lý như đã hợp đồng với Nhà thầu (AMC).
Nhà thầu (AMC) có trách nhiệm thực hiện đúng những cam kết nêu trong hợp đồng với Chính phủ Úc, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu và kết quả của dự án, cung cấp đầy đủ thông tin để giám sát tiến độ thực hiện. Trách nhiệm quản lý dự án của nhà thầu (AMC) bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
* Hoàn thiện đầy đủ các thủ tục cho cán bộ dự án trước khi lên đường nhận nhiệm vụ (hồ sơ sức khoẻ, bảo hiểm và tuyển dụng nhân lực kịp thời);
* Thành lập văn phòng dự án khu vực và mua sắm trang thiết bị cơ bản cho văn phòng dự án quốc gia thuộc Văn phòng thường trực phòng chống AIDS;
* Đáp ứng các yêu cầu về nghĩa vụ bảo đảm chất lượng hoạt động của văn phòng hồ sơ lưu trữ, báo cáo để giúp tiến hành các hoạt động thiết kế và biện pháp quản lý giám sát từng kết quả hợp đồng;
* Mua sắm các trang thiết bị cơ bản và dịch vụ thuê mướn bao gồm cả việc mua một chiếc ô tô phục vụ dự án;
* Đáp ứng tất cả các yêu cầu về quản lý tài chính, thanh tra và quản lý tài sản dự án;
* Duy trì thông tinliên lạc thường xuyên hữu hiệu với AusAID ở Canberra và Việt Nam;
* Giám sát tiến độ thực hiện dự án theo yêu cầu và cung cấp đầy đủ các báo cáo cho Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo tất cả các cơ quan, tổ chức thụ hưởng lợi ích của dự án phải thu xếp đầy đủ những yêu cầu cần thiết để có thể tích cực tham gia thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định về thời gian. Trách nhiệm nói trên bao gồm cả việc xúc tiến thành lập Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam và tham gia Ban điều phối dự án khu vực như đã thoả thuận và cấp phép hoạt động cho Nhà thầu Úc (AMC) được làm việc với các cơ quan ở trung ương và tỉnh thành. Chính phủ Việt Nam cũng có trách nhiệm bảo đảm các nguồn lực đối ứng như đã thoả thuận bao gồm: bổ nhiệm cán bộ đối tác dự án, chỉ định cán bộ tham gia các cuộc tập huấn, đảm bảo sự tham gia của các quan chức hữu trách trong các cuôc họp của Ban điều phối dự án quốc gia và Ban điều phối dự án khu vực cũng như những điều kiện cần thiết để họ tham gia cuộc họp này, dịch những tài liệu cần thiết của cơ quan đối tác Việt Nam có liên quan đến dự án sang tiếng Anh, hỗ trợ Nhà thầu quản lý Úc triển khai thực hiện các hoạt động của dự án tại Việt Nam, cung cấp các thông tin tư liệu cần thiết cho việc thực hiện dự án, và hỗ trợ giám sát tiến độ triển khai dự án.
Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam (NPCC) sẽ được thành lập như một diễn đàn chủ chốt để thảo luận ở cấp cao những vấn đề liên quan đến quản lý và thực hiện dự án. Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam sẽ giám sát quá trình thực hiện dự án, rà soát Kế hoạch công tác năm trước khi tiến hành triển khai và giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Thành viên của Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam sẽ gồm: Trưởng nhóm chuyên gia Úc, Giám đốc dự án, Đại diện của Chính phủ Úc, Đại diện Văn phòng thường trực phòng chống AIDS (NASB), Đại diện Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý (SODC) và Đại diện Cục phòng chống tệ nạn xã hoọi (DSEP), các thành viên khác của Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam sẽ do chính Ban điều phối quyết định nếu thấy cần thiết. Ban điều phối dự án quốc gia Việt Nam sẽ nhóm họp 6 tháng một lần hay 1 năm một lần tuỳ theo yêu cầu cụ thể.
Ban điều phối dự án khu vực (RPCC) sẽ nhóm họp 1 năm một lần. Ban điều phối dự án khu vực sẽ giám sát tình hình triển khai dự án ở cấp khu vực, hỗ trợ việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các ban ngành của Chính phủ các nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Liên bang Mi-an-ma và Việt Nam, hỗ trợ việc cung cấp thông tin tư liệu và bài học kinh nghiệm của dự án cho các diễn đàn khu vực, rà soát các Kế hoạch công tác năm, thẩm định các Dự thảo hoạt động dự án và theo dõi việc phân bổ nguồn lực của dự án ở tất cả những địa điểm triển khai dự án. Thành viên của Ban điều phối dự án khu vực bao gồm Trưởng nhóm chuyên gia Úc, Giám đốc dự án, Đại diện của Chính phủ Úc và Đại diện của ngành công an/cảnh sát và ngành Y tế ở cấp tỉnh ở tỉnh Vân Nam và Khu tự trị tỉnh Quảng Tây ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và ở cấp quốc gia ở Việt Nam và Liên bang Mi-an-ma. Đại diện của Chính phủ Úc tại Ban điều phối dự án khu vực sẽ luôn luôn giữ quyền đồng chủ tịch với một trong bốn đại diện của các Chính phủ khác trên cơ sở quay vòng theo nhiệm kỳ.
Nhà thầu Úc (AMC) chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch công tác năm, trên tinh thần tham khảo ý kiến đóng góp của các bên tham gia dự án, Kế hoạch công tác năm sẽ được gửi đến một trong bốn Ban điều phối dự án quốc gia (NPCC) và Ban điều phối dự án khu vực (RPCC) để rà soát lại và sau đó được trình lên Chính phủ Úc phê duyệt.
Nhà thầu Úc sẽ chuẩn bị dự thảo chương trình nghị sự, cung cấp dịch vụ thư ký cho Ban điều phối dự án quốc gia và khu vực (NPCC và RPCC), điều phối hoạt động trù bị cho hội nghị của các Ban điều phối dự án (NPCC và RPCC), hoàn thiện và phân phát biên bản và văn kiện hội nghị. Tài liệu dùng trong hội nghị sẽ được tập hợp, biên soạn, biên dịch và phân phát cho các đại biểu chậm nhất một tuần trước khi nhóm họp.
Văn phòng dự án quốc gia tại Hà Nội sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động của dự án ở Việt Nam, địa điểm trụ sở văn phòng là nằm trong Văn phòng thường trực phòng chống AIDS. Văn phòng thường trực phòng chống AIDS ngoài việc cung cấp vị trí đặt trụ sở Văn phòng dự án quốc gia còn thông qua cơ chế vốn đối ứng của Bộ Y tế cung cấp chi phí vận hành hoạt động của văn phòng bao gồm tiền điện, nước, xăng xe, dịch vụ internet, văn phòng phẩm phục vụ dự án và tiền điện thoại và fax (trừ điện thoại và fax quốc tế).
Văn phòng dự án khu vực sẽ được đặt tại Hà Nội trong vòng ít nhất là 12 tháng đầu của dự án. Sau đó, dự án sẽ quyết định lại việc đặt Văn phòng dự án khu vực ở một trong bốn địa điểm triển khai dự án.
Tổ chức giám sát kiểm tra và báo cáo
Nhà thầu Úc sẽ tiến hành các hoạt động sau nhằm thực hiện tốt công tác giám sát và báo cáo tình hình thực hiện dự án:
* Tập hợp và hoàn thiện nội dung Báo cáo giai đoạn khởi động dự án trong thời gian sáu tháng đầu tiên thực hiện dự án;
* Xây dựng Kế hoạch công tác năm cho các năm tài chính 2002 2003, 2003 2004, 2004 2005 và 205 2006;
* Tập hợp và cung cấp báo cáo cho các hội nghị sơ kết 6 tháng của Ban điều phối dự án quốc gia (NPCC) và báo cáo cho các hội nghị tổng kết năm của Ban điều phối dự án khu vực (RPCC);
* Thiết lập và vận hành các cơ chế giám sát nhằm đảm bảo thực hiện kịp thời và hoàn thiện các kết quả đề ra;
* Chuẩn bị kịp thời và biên dịch tất cả các báo cáo theo đúng kỳ hạn;
* Viết Báo cáo kết thúc dự án.
Chi phí
Ước tính tổng chi phí cho các hợp phần như sau:
Hợp phần 1: $ 1.708.000
Hợp phần 2: $ 3.371.720
Hợp phần 3: $ 1.268.800
Hợp phần 4: $ 2.620.800
Tổng cộng: $ 8.969,320
Phần đóng góp của Chính phủ Úc là $ 8.639,320 cho cả 4 hợp phần trong khuôn khổ kinh phí dự án và phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam được ước tính khoảng 62.000 đôla Úc và được liệt kê trong phần mô tả chi tiết về "Đóng góp của Chính phủ Việt nam" trong Phụ lục 4 của bản Thoả thuận này. Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Liên Bang Mi-an-ma sẽ đóng góp phần kinh phí tương ứng là khoảng $ 210,000 và $ 58,000 để trang trải phần còn lại của kinh phí dự án. Ban điều phối dự án khu vực sẽ quyết định bất kỳ thay đổi nào liên quan đến tổng kinh phí dự án (xảy ra trong quá trình triển khai dự án) sau khi đã thông qua Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam mong rằng những thay đổi về kinh phí chỉ diễn ra trong khuôn khổ các hợp phần, nhưng tổng kinh phí dự án cũng không vượt quá 8,639,320 đôla Úc theo chỉ số lạm phát tại mặt bằng giá cả ở Úc năm 2001. Chính phủ Úc sẽ quyết định cơ chế thích hợp để tính toán sự lạm phát dựa trên mặt bằng giá cả ở Úc năm đó.
ĐÓNG GÓP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ÚC
Chính phủ Úc sẽ cung cấp cho dự án tổng số vốn là 8,639,320 đôla Úc
Ước tính giá trị đóng góp của Chính phủ Úc cho các hợp phần của dự án như sau:
Hợp phần 1: $ 1.562.000
Hợp phần 2: $ 3.283.720
Hợp phần 3: $ 1.268.800
Hợp phần 4: $ 2.524.800
Ước tính phần kinh phí dự án mà Việt Nam được hưởng xấp xỉ 900.000 đôla Mỹ tương đương 1.582.000 đôla Úc (với tỷ giá đô: 1 đôla Úc = 0.5689 đôla Mỹ). Do bản chất mang tính khu vực của dự án, tại thời điểm Thoả thuận được ký kết, dự án chỉ có thể đưa ra con số dự kiến phần thụ hưởng của mỗi quốc gia. Phân bổ kinh phí cho từng hoạt động cụ thể tại mỗi nước sẽ được tiến hành trong quá trình xây dựng Kế hoạch triển khai dự án từng năm.
Trách nhiệm của Chính phủ Úc, thông qua Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế (AusAID và Nhà thầu quản lý Úc (AMC) bao gồm:
AusAID
* Liên lạc phối hợp với Bộ Y tế (Văn phòng thường trực Phòng chống AIDS) trong việc chi đạo thực hiện dự án;
* Rà soát và phê duyệt Kế hoạch công tác năm và các báo cáo của dự án thông báo tiến độ thực hiện các hoạt động dự án nhằm đạt được các mục tiêu đề ra;
* Thanh toán các chi phí hỗ trợ kỹ thuật của Úc cho dự án;
* Đồng chủ toạ các hội nghị Ban điều phối dự án quốc gia và khu vực (NPCC và RPCC).
Nhà thầu quản lý dự án của Úc (AMC)
* Nhà thầu Úc có trách nhiệm điều hành thực hiện dự án theo đúng luật pháp của Việt Nam;
* Cung ứng chuyên gia tư vấn dài hạn và ngắn hàn cho dự án theo quy định trong Văn kiện Dự án (PDD);
* Thành lập văn phòng dự án khu vực ở Hà Nội. Văn phòng dự án khu vực sẽ được đặt ở Hà Nội trong vòng ít nhất là 12 tháng đầu tiên của dự án. Tất cả những vật tư, trang thiết bị phục vụ cho Văn phòng dự án khu vực sẽ thuộc quyền quản lý của Nhà thầu Úc cho đến khi dự án kết thúc. Ban điều phối dự á khu vực, với sự đồng ý của AusAID, sẽ quyết định việc chuyển giao những vật tư, trang thiết bị này cho các cơ quan đối tác ở các nước tham gia dự án khi dự án kết thúc;
* Quản lý tài chính và phối hợp với các bên đối tác để lập kế hoạch triển khai dự án tại Việt Nam;
* Mua sắm những trang thiết bị cơ bản cho văn phòng dự án quốc gia thuộc Văn phòng thường trực phòng chống AIDS tương tự như những vật tư, trang thiết bị được mua phục vụ Văn phòng dự án quốc gia ở Liên bang Mi-an-ma và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Những vật tư, trang thiết bị phục vụ cho Văn phòng dự án quốc gia sẽ thuộc về Bộ Y tế (Văn phòng thường trực phòng chống AIDS) sau khi dự án kết thúc;
* Tập hợp tài liệu, soạn thảo báo cáo tiến độ thực hiện dự án và kết quả thu được theo hạn định trong kết hoạch;
* Nhà thầu Úc có trách nhiệm thông báo với Bộ Y tế và các bên tham gia về tiến độ dự án và tình hình chi tiêu tài chính 6 tháng một lần;
* Thiết lập, duy trì hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên, hiệu quả với các cơ quan đối tác của Chính phủ Việt nam, các tổ chức quốc gia tài trợ khác và AusAID ở Canbêra và ở Việt Nam;
* Triển khai thực hiện dự án theo như hợp đồng Nhà thầu ký với AusAID;
* Thanh toán chi phí đi lại, ăn ở và công tác phí cho Cán bộ cấp cao của Việt Nam tham gia dự án khi họ đi công tác nước ngoài vì mục đích của dự án hoặc khi họ đi công tác ngoại tỉnh ở Việt Nam vì mục đích của dự án;
* Thanh toán lương và các chi phí liên quan đến nhân sự dự án bao gồm: Cố vấn dự án cấp cao Việt Nam, Cán bộ dự án quốc gia Việt Nam, Điều phối viên dự án quốc gia Việt Nam và Cán bộ hành chính dự án Việt Nam;
* Thanh toán toàn bộ chi phí cho các khoá đào tạo, tập huấn ở trong và ngoài nước ngoại trừ chi phí thuê địa điểm tập huấn trong nước do Văn phòng thường trực phòng chống AIDS chi trả trong khuôn khổ đóng góp của Chính phủ Việt Nam cho dự án;
* Quản lý giám sát tiến độ thực hiện dự án theo Văn kiện Dự án (PDD); và
* Mua một chiếc xe ôtô phục vụ dự án như đã được nêu trong văn kiện dự án. Xe ôtô này được sử dụng để đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả của dự án, cho nên nó sẽ được cả 2 Văn phòng dự án quốc gia và dự án khu vực cùng sử dụng. Sổ đăng ký sử dụng xe sẽ do Cán bộ hành chính dự án Việt Nam của Văn phòng dự án khu vực quản lý. Xe ôtô dự án này sẽ thuộc về Bộ Y tế (Văn phòng thường trực phòng chống AIDS) sau khi dự án kết thúc;
* Chi trả phí xăng dầu cho việc vận hành xe ôtô dự án;
* Chi trả phí đăng ký xe; và
* Chi trả lương cho lái xe dự án.
ĐÓNG GÓP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp cho dự án bằng tiền và hiện vật:
(1) Bằng tiền: thuê địa điểm tập huấn, chi phí vận hành hoạt động của văn phòng bao gồm tiền điện, nước, xăng xe, dịch vụ internet, văn phòng phẩm phục vụ dự án và tiền điện thoại và fax (trừ điện thoại và fax quốc tế).
(2) Bằng hiện vật: địa điểm cho văn phòng dự án quốc gia và sự tham gia của nhóm cán bộ kỹ thuật vào hoạt động dự án.
Ước tính giá trị đóng góp của Chính phủ Việt Nam cho dự án vào khoảng 62.000 đôla Úc thông qua cơ chế vốn đối ứng của Bộ Y tế và dự kiến phân bổ theo từng năm như sau:
Năm đầu: $ 15,500
Năm thứ hai: $ 15,500
Năm thứ ba: $ 15,500
Năm cuối: $ 15,500
Trách nhiệm
Trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ Y tế (Văn phòng thường trực phòng chống AIDS), Bộ Công an (Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý) và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Cục phòng chống tệ nạn xã hội) liên quan đến dự án bao gồm:
* Liên lạc phối hợp với Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) để chỉ đạo giám sát thực hiện dự án tại Việt Nam;
* Cùng với Nhà thầu quản lý Úc và các bên tham gia xây dựng Kế hoạch triển khai dự án cụ thể cho Việt Nam;
* Hỗ trợ Nhà thầu quản lý Úc triển khai thực hiện các hoạt động của dự án tại Việt Nam;
* Hỗ trợ việc phê duyệt Thoả thuận dự án, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch triển khai dự án cụ thể hàng năm;
* Chỉ định Cán bộ cấp cao phù hợp từ Văn phòng thường trực phòng chống AIDS (Bộ Y tế), Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý (Bộ Công an) và Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tham gia Ban điều phối dự án quốc gia và khu vực để hỗ trợ công tác điều phối và quản lý dự án;
* Chỉ định Cố vấn dự án cấp cao Việt Nam và một cán bộ dự án quốc gia từ Văn phòng thường trực phòng chống AIDS (NASB) phù hợp với việc hỗ trợ triển khai dự án như mô tả trong phần định nghĩa;
* Đảm bảo đóng góp của Chính phủ Việt Nam cho dự án;
* Hướng dẫn Nhà thầu Úc thực hiện các thủ tục theo quy định của Chính phủ Việt Nam để dự án được miễn trừ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các vật tư, trang thiết bị mua sắm phục vụ dụ án;
* Cử đại diện tham gia hội nghị Ban điều phối dự án quốc gia và khu vực (NPCC và RPCC);
* Đồng chủ toạ hội nghị Ban điều phối dự án quốc gia (NPCC) cùng với AusAID và khi đến nhiệm kỳ thì đồng chủ toạ hội nghị Ban điều phối dự án khu vực với AusAID (đại diện của một trong bốn địa phương triển khai dự án sẽ luân phiên nhau làm đồng chủ tịch RPCC cùng với AusAID);
*Cung cấp địa điểm đặt trụ sở văn phòng dự án quốc gia và cung cấp chi phí vận hành hoạt động của văn phòng này (trừ điện thoại và fax quốc tế);
* Cung cấp địa điểm cho các khóa tập huấn trong nước;
* Điều động cán bộ kỹ thuật thích hợp tham gia thực hiện tất cả các hợp phần của dự án;
* Đề cử đại biểu đủ tiêu chuẩn tham dự các khoá tập huấn;
* Tạo điều kiện xét duyệt nhân dự cán bộ kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn;
* Hỗ trợ lập Kế hoạch công tác năm.
Phạm Mạnh Hùng (Đã ký) | Ralph King (Đã ký) |
Thoả thuận về dự án khu vực "Phòng chống HIV/AIDS ở khu vực Châu á" 19/LPQT giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Úc về dự án khu vực "Phòng chống HIV/AIDS ở khu vực Châu á"
- Số hiệu: 19/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 26/03/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Phạm Mạnh Hùng, Ralph King
- Ngày công báo: 06/08/2003
- Số công báo: Số 115
- Ngày hiệu lực: 26/03/2003
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định