BỘ NGOẠI GIAO |
|
Số: 113/2005/LPQT | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2005 |
Thỏa thuận hợp tác về con nuôi quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Québec có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Sau đây gọi là “Việt Nam”) và
CHÍNH PHỦ QUÉBEC
(Sau đây gọi là “Québec”)
Dưới đây được chỉ định là các Bên,
Thừa nhận rằng, để phát triển hài hòa nhân cách của mình, trẻ em phải được lớn lên trong một môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, tình thương yêu và sự cảm thông;
Thừa nhận rằng, mỗi Bên phải có những biện pháp thích hợp cho phép trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình của mình và bảo đảm gia đình thay thế cho trẻ em không có môi trường gia đình gốc;
Thừa nhận rằng, việc nuôi con nuôi quốc tế có lợi thế mang lại một gia đình vững bền cho trẻ em trong trường hợp không thể tìm được một gia đình phù hợp cho trẻ em đó tại Nước gốc của mình;
Dựa trên các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20 tháng 11 năm 1989, đặc biệt những quy định nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền của trẻ em trong việc nuôi con nuôi;
Mong muốn thiết lập các quy định chung nhằm bảo đảm việc tôn trọng những quyền của trẻ em thường trú tại Việt Nam được những ngươi cư trú tại Québec nhận làm con nuôi và nhằm phòng ngừa việc thu lợi vật chất bất chính, bắt cóc trẻ em, bán và buôn bán trẻ em từ việc nuôi con nuôi;
Căn cứ vào Thỏa thuận hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Québec được ký ngày 16 tháng 01 năm 1992 và Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Canada ký ngày 27 tháng 6 năm 2005,
Thỏa thuận các quy định sau:
Thỏa thuận này nhằm thiết lập cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Québec và thủ tục giải quyết yêu cầu xin con nuôi quy định tại Thỏa thuận này, cấu thành khuôn khổ theo đó cha mẹ nuôi người Québec có thể thực hiện việc xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Thỏa thuận này được áp dụng đối với việc nuôi con nuôi, do những người cư trú tại Québec xin nhận trẻ em thường trú tại Việt Nam không quá độ tuổi cho làm con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Các Bên tiến hành các biện pháp thích hợp, phù hợp với pháp luật của mình, nhằm phòng ngừa việc thu lợi bất chính từ việc nuôi con nuôi được quy định tại Thỏa thuận này.
2. Các Cơ quan Trung ương, các tổ chức được cấp phép và các cơ quan có thẩm quyền khác trong lĩnh vực nuôi con nuôi, trong quá trình hoạt động, phải tuân thủ các quy định nhằm phòng ngừa việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em, các hình thức bóc lột gây tổn hại cho trẻ em cũng như nhằm thu các nguồn lợi bất chính.
CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC CÓ TRÁCH NHIỆM THI HÀNH THỎA THUẬN
Cơ quan Trung ương của các Bên được chỉ định nhằm thi hành Thỏa thuận này: về phía Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp và về phía Québec là Ban Thư ký về nuôi con nuôi quốc tế thuộc Bộ Y tế và các Dịch vụ xã hội.
5. Các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức
1. Để áp dụng Thỏa thuận này, các Cơ quan Trung ương có quyền hành động, trực tiếp hoặc thông qua sự trợ giúp của các cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên, cũng như các tổ chức được cấp phép trong lĩnh vực nuôi con nuôi, phù hợp với pháp luật của nước mình.
2. Đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng, trong những trường hợp đặc biệt hoặc khi có quy định của pháp luật, những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của tổ chức được cấp phép theo quy định của Thỏa thuận này sẽ do chính những người xin con nuôi hoặc Cơ quan Trung ương Québec thực hiện, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế và các Dịch vụ xã hội Québec.
1. Tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ các quyền của trẻ em, đề cao các quyền lợi trẻ em hoặc cải thiện các điều kiện sống của trẻ em, được Bộ trưởng Bộ Y tế và các Dịch vụ xã hội Québec cấp phép, sau khi nhận được Giấy phép của Bộ Tư pháp Việt Nam, có quyền tiến hành tại Việt Nam các hoạt động nhân đạo và phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ những người cư trú tại Québec nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
2. Tổ chức được cấp phép tiến hành những thủ tục trên phù hợp với các quy định của Thỏa thuận này và pháp luật hiện hành của Việt Nam và Québec.
7. Trách nhiệm của Cơ quan Trung ương Québec
1. Cơ quan Trung ương Québec bảo đảm rằng người xin nhận con nuôi có đủ điều kiện và phù hợp để nhận con nuôi, và cấp thư xác nhận, nhất là cam kết của người xin nhận con nuôi và khả năng nuôi con nuôi.
2. Cơ quan này bảo đảm việc người xin con nuôi đã tiếp cận những thông tin sẵn có về trẻ em ở Nước gốc, đặc biệt về tình trạng sức khoẻ, hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội và tâm sinh lý, và các thông tin về cha mẹ đẻ, nếu có thể.
3. Cơ quan Trung ương Québec cũng bảo đảm, trước khi cho phép người xin con nuôi tiếp tục những thủ tục xin con nuôi, căn cứ vào kết quả đánh giá tâm sinh lý và xã hội và các thông tin do Cơ quan trung ương Việt Nam chuyển đến, những người xin con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi.
8. Trách nhiệm của tổ chức được cấp phép
1. Tổ chức được cấp phép chuyển cho Cơ quan Trung ương Việt Nam hồ sơ của người xin con nuôi, kèm theo thư của Cơ quan Trung ương Québec xác nhận, nhất là cam kết và khả năng nhận con nuôi của người xin con nuôi và công hàm gồm các thông tin, tài liệu sau về người xin con nuôi:
a) Họ và tên, giới tính, ngày sinh, số hộ chiếu hoặc thẻ căn cước, nơi cư trú, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc;
b) Năng lực pháp luật dân sự;
c) Khả năng nuôi con nuôi, đặc biệt là các điều kiện về kinh tế, hoàn cảnh cá nhân, gia đình, sức khỏe và môi trường xã hội;
d) Lý do xin nhận con nuôi;
e) Đặc điểm của trẻ em mà người xin con nuôi có khả năng nhận làm con nuôi (độ tuổi, giới tính và các đặc điểm khác).
2. Tổ chức được cấp phép bảo đảm hồ sơ xin con nuôi đáp ứng tất cả các quy định theo pháp luật Việt Nam và Québec, và hồ sơ xin con nuôi phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được chứng thực phù hợp. Chi phí dịch thuật hồ sơ do người xin con nuôi chịu.
9. Trách nhiệm của Cơ quan Trương ương Việt Nam
1. Cơ quan Trung ương Việt Nam bảo đảm:
a) Trẻ em được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện được nhận làm con nuôi theo pháp luật Việt Nam;
b) Sau khi xem xét khả năng nuôi dưỡng trẻ em trong nước thì việc nuôi con nuôi quốc tế là giải pháp phù hợp nhất đối với quyền lợi của trẻ em;
c) Đã có sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của các cá nhân, tổ chức, hoặc cơ quan được quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi, những cá nhân, tổ chức đó phải được tư vấn và thông tin theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi về hệ quả của sự đồng ý đó và sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi chỉ được đưa ra sau khi trẻ em được sinh ra;
d) Căn cứ vào độ tuổi và sự trưởng thành của trẻ em, trẻ em đã được tư vấn và phải được thông tin theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi về hệ quả của việc đồng ý làm con nuôi, các mong muốn và ý kiến của trẻ em đã được xem xét và trẻ em đã đồng ý làm con nuôi khi pháp luật đòi hỏi;
e) Các cá nhân và tổ chức hoặc cơ quan quy định tại các điểm c) và d) của đoạn này phải được thông tin theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi về những sự lựa chọn khác và các hệ quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trọn vẹn, cá nhân và tổ chức hoặc các cơ quan tự nguyện đồng ý cho trẻ em làm con nuôi trọn vẹn bằng văn bản, theo mẫu quy định của pháp luật;
f) Không có bất kỳ một yêu cầu trả tiền hoặc sự đền bù nào được đưa ra để nhận được sự đồng ý chấp thuận cho trẻ em làm con nuôi theo quy định tại các điểm c) và d) của đoạn này.
2. Khi Cơ quan Trung ương Việt Nam xem xét khả năng được nhận làm con nuôi của trẻ em và các điều kiện quy định tại đoạn trên được đáp ứng, Cơ quan Trung ương Việt Nam chuyển hồ sơ người xin con nuôi cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để tiếp tục giải quyết việc xin con nuôi và thông báo cho tổ chức được cấp phép biết.
1. Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, sau khi bảo đảm việc giới thiệu trẻ em phù hợp với ý kiến được nêu tại bản đánh giá tâm sinh lý và xã hội của người xin con nuôi, gửi cho tổ chức được cấp phép để tổ chức này chuyển lại cho người xin con nuôi bản báo cáo, trong đó bao gồm các thông tin sau về trẻ em được giới thiệu làm con nuôi:
a) Họ và tên, giới tính, ngày sinh, nơi cư trú;
b) Khả năng được nhận làm con nuôi;
c) Hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội và tâm sinh lý;
d) Tình hình sức khoẻ;
e) Các nhu cầu đặc biệt, nếu có.
2. Người xin con nuôi trong thời hạn sớm nhất, phải chuyển cho Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, qua tổ chức được cấp phép, trả lời về việc giới thiệu trẻ em.
3. Không có bất cứ sự tiếp xúc nào giữa người xin con nuôi với trẻ em hoặc với những người trông nom trẻ em trước khi Cơ quan Trung ương Việt Nam nhận được ý kiến trả lời đồng ý bằng văn bản của cha mẹ nuôi về việc giới thiệu trẻ em, trừ trường hợp nhận trẻ em có họ hàng làm con nuôi.
11. Bàn giao trẻ em cho cha mẹ nuôi
1. Quyết định giao trẻ em cho cha mẹ nuôi và việc bàn giao trẻ em đó cho cha mẹ nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan Trung ương Việt Nam xác nhận bằng văn bản các điều kiện và thủ tục giải quyết việc cho, nhận con nuôi đã được thực hiện theo đúng các quy định của Thỏa thuận này.
3. Các cơ quan Trung ương của hai Bên giám sát để các cơ quan hành chính có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em xuất cảnh Nước gốc, cũng như là nhập cảnh và thường trú tại Québec.
PHÁP LUẬT ÁP DỤNG VÀ BẢO VỆ TRẺ EM ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI
12. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
1. Theo quy định của pháp luật Québec, Tòa án Québec công nhận hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi tuân theo pháp luật Québec.
2. Tổ chức được cấp phép thông báo cho Cơ quan Trung ương Việt Nam các quyết định do Tòa án Québec tuyên về việc nuôi con nuôi và gửi cho Cơ quan Trung ương Việt Nam bản sao quyết định đó.
3. Quyết định do Tòa án Québec tuyên đương nhiên được công nhận tại Việt Nam. Việc công nhận này bao gồm cả những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Québec.
4. Tại Québec, việc nuôi con nuôi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của con nuôi như con đẻ.
1. Québec bảo đảm trẻ em do những người cư trú tại Québec nhận làm con nuôi theo các quy định của Thỏa thuận này và các quy định của pháp luật hiện hành được bảo vệ và hưởng những quyền như trẻ em ở Québec.
2. Khi việc chăm sóc trẻ em tại gia đình cha mẹ nuôi không còn phù hợp với quyền lợi tốt nhất của trẻ em, cơ quan có thẩm quyền Québec bảo đảm tất cả các biện pháp cần thiết được tiến hành nhằm bảo vệ trẻ em đó. Theo quy định của pháp luật Québec, các cơ quan có thẩm quyền của Québec chịu trách nhiệm chuyển trẻ em đến một môi trường phù hợp với sự phát triển của trẻ em. Khi trẻ em được giao cho một gia đình khác trước khi quyết định cho làm con nuôi phát sinh đầy đủ hiệu lực tại Québec, Cơ quan Trung ương Québec thông báo cho Cơ quan Trung ương Việt Nam.
1. Nhằm thực hiện tốt Thỏa thuận này và tuân thủ pháp luật của mỗi Bên, các Cơ quan Trung ương trao đổi thông tin về pháp luật áp dụng trong lĩnh vực nuôi con nuôi, đặc biệt các quy định liên quan đến người xin con nuôi, các số liệu thống kế và các thông tin hữu ích khác.
2. Khi Cơ quan Trung ương Bên này nhận được từ Cơ quan Trung ương Bên kia yêu cầu thông tin, có nêu rõ lý do, đối với một trường hợp cụ thể, Cơ quan Trung ương đó tiến hành những biện pháp thích hợp để đáp ứng yêu cầu trong chừng mực mà pháp luật cho phép. Cơ quan Trung ương đó chỉ được sử dụng các thông tin phục vụ vào mục đích đã nêu trong đơn yêu cầu và nhằm bảo vệ quyền lợi cao nhất của trẻ em. Cơ quan đó cũng bảo đảm tính bí mật của các thông tin.
Tất cả các thông tin cá nhân liên quan đến việc nuôi con nuôi theo Thỏa thuận này phải được bảo vệ và giữ bí mật trong chừng mực pháp luật hiện hành của Việt Nam và Québec quy định.
16. Bảo quản thông tin sẵn có liên quan đến nguồn gốc trẻ em
Các Bên bảo quản thông tin sẵn có liên quan đến nguồn gốc của trẻ em, tình trạng sức khỏe trước đây và hoàn cảnh gia đình. Việc tiếp cận thông tin trên phải tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật mỗi Bên.
1. Việt Nam và Québec hợp tác nhằm thực hiện tốt Thỏa thuận này. Để thực hiện tốt, các Bên thành lập nhóm công tác hỗn hợp bao gồm đại diện của các Cơ quan Trung ương. Các đại diện của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực nuôi con nuôi ở Việt Nam và Québec và tổ chức được cấp phép của Québec có thể được mời, nếu cần thiết, tham gia các cuộc họp nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam và Québec.
2. Nhóm công tác hỗn hợp nhóm họp ít nhất hai năm một lần, theo cơ chế luân phiên tại Việt Nam và Québec, nhằm xem xét việc thực hiện Thỏa thuận này và đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất giải quyết các vấn đề khó khăn có thể xảy ra.
3. Các Bên thông tin cho nhau về việc thực hiện Thỏa thuận và có các quy định cần thiết để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện, nếu có.
Các giấy tờ, tài liệu nhằm sử dụng cho việc nuôi con nuôi do các cơ quan có thẩm quyền của Bên này lập và chuyển cho Cơ quan Trung ương hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Bên kia được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
Các Cơ quan Trung ương trao đổi trực tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của mỗi Bên.
1. Các Bên có thể sửa đổi Thỏa thuận này thông qua việc trao đổi công hàm, trong đó nói rõ ngày có hiệu lực của những sửa đổi đó. Tuy nhiên, những sửa đổi do hai Bên thống nhất không được ảnh hưởng tới các hồ sơ xin con nuôi đang được giải quyết.
2. Trong thời hạn ba tháng trước khi áp dụng Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, đối với những trường hợp nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của người xin con nuôi Québec, các Bên sẽ xem xét lại các quy định của Thỏa thuận này.
3. Sau khi Công ước La Hay có hiệu lực tại Việt Nam và Québec, những quy định nào của Thỏa thuận này không phù hợp với Công ước sẽ bị đình chỉ áp dụng cho tới khi các quy định sửa đổi trong Thỏa thuận có hiệu lực.
Mỗi Bên thông báo cho nhau việc hoàn tất các thủ tục theo quy định trong nước để Thỏa thuận này có hiệu lực. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi nhận được văn bản thông báo sau cùng.
1. Thỏa thuận này được ký kết cho thời hạn 5 năm và được mặc nhiên gia hạn mỗi lần 5 năm, trừ trường hợp ít nhất 6 tháng trước khi Thỏa thuận hết hiệu lực, một Bên thông báo cho Bên kia bằng văn bản ý định chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận này.
Thỏa thuận có thể bị chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào nếu một Bên chuyển cho Bên kia văn bản về ý định chấm dứt. Thỏa thuận sẽ chấm dứt vào ngày đầu tiên của tháng thứ sáu sau ngày nhận đựơc ý kiến trên.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoặc không gia hạn Thỏa thuận, các Bên sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết để hoàn tất tất cả các hồ sơ xin con nuôi được Cơ quan Trung ương Québec hoặc tổ chức được cấp phép nộp tại Cơ quan Trung ương Việt Nam, trong khuôn khổ của Thỏa thuận này.
Để làm bằng, đại diện của các Bên đã ký Thỏa thuận này.
Làm tại Québec, ngày 15 tháng 9 năm 2005, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ QUÉBEC | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Thỏa thuận hợp tác về con nuôi quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Québec
- Số hiệu: khôngsố
- Loại văn bản: Thoả thuận
- Ngày ban hành: 15/09/2005
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
- Người ký: Nguyễn Thị Hoàng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 7 đến số 8
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực