Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỎA THUẬN HỢP TÁC
GIỮA BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ BỘ TƯ PHÁP RUMANI
Bộ Tư pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Rumani (sau đây gọi là các Bên),
Ý thức được tầm quan trọng về vai trò của các cơ quan tư pháp cấp quốc gia và quốc tế của các Bên,
Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và sự cần thiết phải hài hòa pháp luật trong nước với các tiêu chuẩn quốc tế,
Với mong muốn củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa hai nước,
Đồng ý thỏa thuận như sau:
Điều 1
Các Bên phát triển quan hệ hợp tác trên cơ sở Thỏa thuận này, trong phạm vi thẩm quyền của mình và phù hợp với pháp luật quốc gia cũng như các cam kết quốc tế của mỗi Bên.
Điều 2
Thỏa thuận này được áp dụng trong các hoạt động sau:
1. Trao đổi dữ liệu và thông tin về các vấn đề pháp luật chung mà các Bên cùng quan tâm;
2. Trao đổi kinh nghiệm ở cấp chuyên gia;
3. Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tăng cường hợp tác tư pháp giữa hai nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi nước;
4. Phát triển các lĩnh vực hợp tác khác được sự đồng ý của các Bên.
Điều 3
Các Bên khuyến khích các cơ quan của mình hợp tác trực tiếp với nhau hoặc tham gia các thỏa thuận hợp tác khác theo quy định của pháp luật mỗi nước. Các thỏa thuận này sẽ được thông qua ở cấp Bộ và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bên khuyến khích và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực tư pháp nhằm phát triển các thỏa thuận quốc tế và thiết lập các quan hệ đối tác tốt đẹp.
Điều 4
Nếu cần thiết, các Bên sẽ tổ chức tham vấn định kỳ để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh, tìm giải pháp để tăng cường hiệu quả của việc thực hiện Thỏa thuận này và nâng cao quan hệ hợp tác song phương về pháp luật và tư pháp.
Điều 5
Trên cơ sở có đi có lại và phù hợp với pháp luật trong nước, các Bên sẽ tự chủ tất cả các chi phí phát sinh trong việc thực hiện Thỏa thuận này cho các hoạt động diễn ra trên lãnh thổ nước mình, nếu không có thỏa thuận khác.
Điều 6
Thỏa thuận này có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên. Việc sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực với các điều kiện tương tự như của Thỏa thuận này.
Điều 7
Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực sau khi các Bên nhận được thông báo cuối cùng, theo đó các Bên cam kết đã hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ cần thiết cho việc thực thi Thỏa thuận. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực vô thời hạn nếu một trong các Bên không yêu cầu chấm dứt bằng cách thông báo cho Bên kia bằng văn bản trước ít nhất ba (03) tháng.
Làm tại Bucharest, ngày 15 tháng 7 năm 2013, thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ru-ma-ni và tiếng Anh, các văn bản đều có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào trong việc giải thích Thỏa thuận này giữa các Bên, bản tiếng Anh sẽ được làm cơ sở.
TM. BỘ TƯ PHÁP | TM. BỘ TƯ PHÁP |
- 1Thỏa thuận về hợp tác pháp luật và trao đổi thông tin pháp lý giữa Hội Luật gia Cộng hoà Belarus và Hội Luật gia Việt Nam năm 2008
- 2Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam - Hung-ga-ri
- 3Thỏa thuận hợp tác giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam - Lào giai đoạn 2012-2015
- 4Thỏa thuận hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam - Bun-Ga-Ri
- 1Thỏa thuận về hợp tác pháp luật và trao đổi thông tin pháp lý giữa Hội Luật gia Cộng hoà Belarus và Hội Luật gia Việt Nam năm 2008
- 2Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam - Hung-ga-ri
- 3Thỏa thuận hợp tác giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam - Lào giai đoạn 2012-2015
- 4Thỏa thuận hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam - Bun-Ga-Ri
Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam - Rumani
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 15/07/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Rumani
- Người ký: Hà Hùng Cường, Robert Marius Cazanciuc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra