Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SẮC LỆNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 27 NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1945 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 77 NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1945
Chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thảo luận,
Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền các kỳ.
Ở mỗi thành phố sẽ đặt ba thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố và Uỷ ban hành chính khu phố.
Riêng ở Đà Lạt không có Hội đồng nhân dân thành phố và Uỷ ban hành chính thành phố mà chỉ có các Uỷ ban hành chính khu phố thôi. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính tỉnh Lâm Viên sẽ kiêm cả nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố Đà Lạt luôn.
Hội đồng nhân dân thành phố do dân thành phố bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân thành phố.
Uỷ ban hành chính thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố bầu ra vừa thay mặt cho dân thành phố vừa thay mặt cho Chính phủ.
Uỷ ban hành chính khu phố do dân khu phố bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan vừa thay mặt cho dân khu phố vừa thay mặt cho Chính phủ.
Cách tổ chức, quyền hạn, phân công và cách làm việc của các cơ quan nói trên ấn định theo như các điều khoản dưới đây của Sắc lệnh này.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
TIẾT THỨ 1 - CÁCH TỔ CHỨC
Riêng ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn - Chợ Lớn thì Hội đồng nhân dân thành phố có 30 hội viên chính thức và 6 hội viên dự khuyết.
Các binh lính, công chức có quyền bầu cử ở thành phố mà mình đến đóng hay làm việc, không cần phải trú ngụ quá 3 tháng.
Các công chức và binh lính cũng có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân thành phố.
Nếu còn hơn sáu tháng nữa mới đến kỳ tổng tuyển cử thì trong hạn 10 ngày Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Bộ Nội vụ (đối với thành phố Hà Nội) sẽ triệu tập cử tri để bầu lại Hội đồng. Hội đồng mới sẽ làm việc đến kỳ tổng tuyển cử.
Nếu còn không đầy 6 tháng nữa đã đến kỳ tổng tuyển cử thì Uỷ ban tạm thời nói trên sẽ làm việc cho đến kỳ tổng tuyển cử.
Đối với thành phố Hà Nội, Chính phủ xét định thẳng việc này.
1- Nhận những tặng vật và di sản mà người tặng có đặt điều kiện;
2- Bán, mua, hoặc đổi bất động sản của thành phố;
3- Kiện hoặc theo kiện;
4- Quy định về các công chức thuộc ngạch thành phố;
5- Chia và định địa giới các khu phố.
1- Ngân sách thành phố;
2- Vay tiền;
3- Định những bách phân phụ thu cho quỹ thành phố khi số các bách phân phụ thu ấy to hơn số cấp trên ấn định;
4- Cho thầu một công vụ;
5- Định các thuế suất (tarif) các thuế đặc biệt được phép thu trong phạm vi thành phố.
Điều này không thi hành cho thành phố Hà Nội.
1- Theo mệnh lệnh của Uỷ ban hành chính kỳ hoặc của Chính phủ;
2- Khi quá nửa tổng số hội viên đề nghị; nhưng khi nào yêu cầu phúc quyết Uỷ ban hành chính thành phố, 1/3 số hội viên đề nghị cũng đủ (điều thứ 35);
3- Khi Uỷ ban hành chính thành phố triệu tập.
Điều thứ 23: Mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố bầu ra một người chủ toạ. Thư ký của tất cả các buổi họp là thư ký của Uỷ ban hành chính thành phố.
Điều thứ 24: Hội đồng có thể mời người ngoài vào dự bàn được. Những người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
UỶ BAN HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ
TIẾT THỨ 1 - CÁCH TỔ CHỨC
Riêng ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn - Chợ Lớn thì Uỷ ban hành chính thành phố có 5 uỷ viên chính thức (1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, 2 thư ký) và 3 uỷ viên dự khuyết.
Điều thứ 32: Thể lệ bầu cử các Uỷ ban hành chính thành phố do nghị định Bộ trưởng Bộ Nội vụ ấn định.
Điều thứ 33: Uỷ ban hành chính thành phố bầu song phải được Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) chuẩn y rồi mới được nhậm chức. Uỷ viên nào không được chuẩn y thì phải bầu lại. Nếu lần bầu lại uỷ viên ấy vẫn được trúng cử thì Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) phải công nhận.
Điều thứ 36: Khi Uỷ ban hành chính thành phố không tuân lệnh trên thì Uỷ ban hành chính kỳ yêu cầu Hội đồng nhân dân thành phố can thiệp. Nếu Hội đồng nhân dân không giải quyết song thì Uỷ ban hành chính kỳ đề nghị lên Chính phủ giải tán Uỷ ban hành chính thành phố. Những uỷ viên Uỷ ban bị giải tán sẽ mất cả tư cách hội viên Hội đồng nhân dân thành phố. Đối với thành phố Hà Nội những quyền hạn của Uỷ ban hành chính kỳ nói trong điều này thuộc Bộ Nội vụ.
Điều thứ 37: Khi một uỷ viên Uỷ ban hành chính thành phố phạm lỗi trong lúc thừa hành chức vụ thì Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) theo lời đề nghị của Uỷ ban hành chính thành phố, hoặc khiển trách, hoặc cách chức uỷ viên phạm lỗi.
Uỷ viên bị cách chức mất luôn cả tư cách hội viên Hội đồng nhân dân thành phố.
Nếu tội của uỷ viên phạm đến luật hình thì uỷ viên sẽ bị đưa ra toà án truy tố.
Khi nào một vài uỷ viên bị cách chức hay xin từ chức thì những uỷ viên dự khuyết sẽ theo thứ tự được cử thay.
1- Thi hành các mệnh lệnh của cấp trên và các quyết nghị của Hội đồng nhân dân thành phố.
2- Kiểm soát các Uỷ ban hành chính khu phố.
3- Triệu tập Hội đồng nhân dân thành phố.
4- Điều khiển các viên chức thuộc ngạch thành phố.
5- Kiểm soát các cơ quan chuyên môn về cách thức thừa hành chức vụ.
6- Giải quyết các việc vặt trong phạm vi thành phố.
7- Phát lệnh ngân sách thành phố.
8- Ra nghị định để giữ việc trị an và vệ sinh trong thành phố.
9- Điều khiển đội cảnh binh để lo việc tuần phòng và trị an. Đội cảnh binh này sẽ do nghị định Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.
10- Ra lệnh điều động quân đội đóng trong thành phố trong những trường hợp tối khẩn cấp để bảo vệ đất nước những phải báo lên Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) ngay.
UỶ BAN HÀNH CHÍNH KHU PHỐ
TIẾT THỨ 1 - CÁCH TỔ CHỨC
Điều thứ 45: Tất cả các cử tri Uỷ ban hành chính khu phố đều có quyền ứng cử vào Uỷ ban hành chính khu phố nếu biết đọc biết viết chữ quốc ngữ.
Điều thứ 48: Thời hạn làm việc của Uỷ ban hành chính khu phố là một năm.
Điều thứ 50: Khi Uỷ ban hành chính khu phố không tuân lệnh cấp trên thì Uỷ ban hành chính thành phố có thể giải tán Uỷ ban hành chính khu phố.
Điều thứ 51: Khi một uỷ viên Uỷ ban hành chính khu phố phạm lỗi trong khi thừa hành chức vụ thì Uỷ ban hành chính thành phố có thể hoặc khiển trách hoặc cách chức uỷ viên phạm lỗi.
Nếu lỗi của uỷ viên phạm đến luật hình thì uỷ viên sẽ bị đưa ra toà án truy tố.
Điều thứ 52: Khi Uỷ ban hành chính khu phố bắt buộc phải từ chức hay bị giải tán theo những Điều thứ 49 và 50 thì trong hạn 5 ngày Uỷ ban hành chính thành phố sẽ triệu tập cử tri khu phố để bầu người thay.
Khi một vài uỷ viên bị cách chức hay xin từ chức thì những uỷ viên dự khuyết sẽ theo thứ tự được cử thay.
1- Đạo đạt nguyện vọng nhân dân khu phố lên Uỷ ban hành chính thành phố.
2- Giúp Uỷ ban hành chính thành phố trong việc thi hành mệnh lệnh cấp trên và quyết nghị Hội đồng nhân dân thành phố trong khu phố.
3- Giúp các cơ quan chuyên môn trong phạm vi khu phố.
4- Thị thực các giấy tờ trong khu phố theo Sắc lệnh số 39 ngày 15 tháng 11 năm 1945.
TỔNG LỆ
Điều thứ 57: Các Điều thứ 64 và 65 Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 cũng thi hành cho các Uỷ ban hành chính khu phố và thành phố và cho Hội đồng nhân dân thành phố.
Điều thứ 58: Khi các cơ quan tổ chức theo sắc lệnh này thành lập về nhậm chức rồi, thì các Uỷ ban nhân dân tạm thời thành phố và khu phố hiện có ở các thành phố sẽ giải tán.
Điều thứ 59: Bộ trưởng Bộ Nội vụ thi hành Sắc lệnh này.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
- 1Thông tư 634-TTg năm 1957 về việc tổ chức chính quyền thành phố do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 2Sắc lệnh số 68 về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành, để sửa đổi Điều thứ 43 và 45 Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố
- 3Sắc lệnh số 135/SL về việc chỉ định ông Đinh Văn Dục và bà Võ Thị Thể là uỷ viên Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 4 do Chủ tịch nước ban hành
- 1Thông tư 634-TTg năm 1957 về việc tổ chức chính quyền thành phố do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 2Sắc lệnh số 63/SL về việc tổ chức các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 3Sắc lệnh số 68 về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành, để sửa đổi Điều thứ 43 và 45 Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố
- 4Sắc lệnh số 135/SL về việc chỉ định ông Đinh Văn Dục và bà Võ Thị Thể là uỷ viên Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 4 do Chủ tịch nước ban hành
Sắc lệnh số 77 về việc tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- Số hiệu: 77
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 21/12/1945
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra