Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 75 | Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 1946 |
SẮC LỆNH
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Sau khi được Hội đồng Chánh phủ thoả thuận,
Bộ Tài chính gồm có:
A- Văn phòng
B- Các phòng sự vụ
C- Các nha
D- Các cơ quan phụ thuộc
E- Nha Thanh tra Tài chính
F- Ban cố vấn chuyên môn
Trong Văn phòng có phòng bí thư.
a) Phòng bí thư: Nhiệm vụ: tiếp kiến, báo chí, công văn mật, quỹ dự bị.
Phòng bí thư đặt dưới quyền một Bí thư.
b) Văn phòng: Nhiệm vụ: nhận và phân phát công văn tập trung các việc đặc cách, công tác có tính cách chính trị, tham khảo chế độ và cấn đề tài chính.
Văn phòng đặt dưới quyền điều khiển của một Đổng lý Văn phòng. Nếu cần, sẽ có một hay hai Tham chính Văn phòng giúp việc.
Các phòng sự vụ: có tám phòng sự vụ:
1- Phòng nhất: công văn thưởng, thư viện, nhân viên, dụng cụ.
4- Phòng tư: tế chế, ngân khố. công khai, ngân hàng
5- Phòng năm: lương bổng, hưu bổng
6- Phòng sáu: thuê khoá và các nguồn lợi tức Quốc gia
7- Phòng Bảy: Pháp chế và tố tụng
Một nghị định của Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ ấn định rõ rệt nhiệm vụ các phòng sự vụ nói trên.
Ở mỗi kỳ sẽ có một số tài chính đặt dưới quyền của Giám đốc Tài chính. Giám đốc Tài chính liên lạc trực tiếp với Bộ Tài chính và có nhiệm vụ thi hành những luật lệ về tài chính trong phạm vi Kỳ.
Ở mỗi tỉnh có một Uỷ viên Tài chính phụ trách thi hành những luật lệ tài chính trong phạm vi tỉnh. Uỷ viên ấy thuộc quyền điều khiển của Giám đốc Tài chính Kỳ.
Giám đốc Tài chính Kỳ và Uỷ viên Tài chính tỉnh sẽ do Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung.
Một nghị định sau sẽ ấn định rõ rệt các nhiệm vụ của cơ quan tài chính các kỳ và các tỉnh.
Các phòng sự vụ và các Giám đốc Tài chính kỳ sẽ đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Đổng lý sự vụ. Nếu cần sẽ đạt thêm phó Đổng lý sự vụ để giúp việc.
Các nha: có năm nha:
1. Nha Thuế quan và thuế gián thu
2. Nha Trước bạ công sản và điền thổ
3. Nha Thuế trúc thu
4. Nha Ngân kho
5. Nha Hưu Bong
Các nha sẽ thuộc quyền trực tiếp ông Bộ trưởng.
Mỗi nha có nghị định riêng ấn định nhiệm vụ và tổ chức.
Các cơ quan phụ thuộc:
a. Số Dua Tien
b. Cơ quan ấn loạt
Một nghị định sẽ ấn định sự tổ chức và quản trị các cơ quan này.
Nha Thanh tra Tài chính
Nhiệm vụ của Nha Thanh tra Tài chính sẽ do một nghị định ấn định sau.
Nha Thanh tra Tài chính đạt dưới quyền ông Tổng Thanh tra Tài chính.
Ban cố vấn chuyên môn
Sẽ có một nghị định thiết lập một ban Cố vấn chuyên môn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính có nhiệm vụ thi hành Sắc lệnh này.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
- 1Nghị định 897-TTg năm 1956 về thành lập Cơ quan Thống nhất quản lý kinh doanh rượu ở các cấp do Thủ Tướng ban hành.
- 2Nghị định 1163-TTg năm 1956 về việc thành lập lại Bộ Tài chính một vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 1076-TTg năm 1956 về việc thành lập Vụ Chế độ kế toán thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng ban hành
- 1Nghị định 897-TTg năm 1956 về thành lập Cơ quan Thống nhất quản lý kinh doanh rượu ở các cấp do Thủ Tướng ban hành.
- 2Nghị định 536-TC năm 1946 về nhiệm vụ các phòng sự vụ Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành.
- 3Nghị định 1163-TTg năm 1956 về việc thành lập lại Bộ Tài chính một vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 1076-TTg năm 1956 về việc thành lập Vụ Chế độ kế toán thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng ban hành
- 5Sắc lệnh số 57 về việc quy định việc tổ chức các Bộ do Chủ tịch nước ban hành