Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 194 NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 1948
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 70 ngày 22-5-46;
Chiểu Sắc lệnh số 120-SL ngày 25-1-48;
Chiểu Sắc lệnh số 157-SL ngày 14-4-48;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính;
Ban Thường trực Quốc hội thoả hiệp,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ 1
Sắc lệnh này huỷ bỏ và thay thế Sắc lệnh số 157-SL ngày 14-4-48 nói trên.
Điều thứ 2
Nay bỏ Uỷ ban Trung ương hộ đê.
Điều thứ 3
Ở mỗi liên khu, đặt một Uỷ ban Bảo vệ đê điều liên khu gồm có:
- Chủ tịch UBKCHC liên khu, hay người đại diện: Chủ tịch
- Giám đốc Công chính liên khu: Phó Chủ tịch
- Giám đốc Tài chính liên khu
- 2 thân sĩ, thay mặt dân, do UBKCHC Liên khu mới và cũ: Uỷ viên
Điều thứ 4
Ở mỗi tỉnh, đặt một Uỷ ban Bảo vệ đê điều gồm có:
- Chủ tịch UBKCHC Tỉnh, hay người đại diện: Chủ tịch
- Trưởng Ty Công chính tỉnh: Phó Chủ tịch
- Trưởng Ty Ngân khố
- 2 thân sĩ, thay mặt dân, do UBKCHC tỉnh mới và cũ,: Uỷ viên
tuỳ theo nhu cầu địa phương.
Điều thứ 5
Ở mỗi huyện, đặt một Uỷ ban Bảo vệ đê điều gồm có:
- Chủ tịch UBKCHC Huyện: Chủ tịch
- Một nhân viên Công chính, do Trưởng Ty: Phó Chủ tịch
Công chính tỉnh cử
- Một uỷ viên trong UBKCHC huyện: Uỷ viên phụ trách tài chính
- 2 thân sĩ, thay mặt dân, do UBKCHC huyện: Uỷ viên
mới và cũ, tuỳ theo nhu cầu địa phương.
Điều thứ 6
Ở mỗi huyện, đặt một Uỷ ban Bảo vệ đê điều gồm có:
- Chủ tịch UBKCHC xã: Chủ tịch
- Một nhân viên Công chính do Trưởng Ty: Phó Chủ tịch
Công chính tỉnh cử
- Một uỷ viên trong UBKCHC xã: Uỷ viên phụ trách tài chính
- 2 thân sĩ, thay mặt dân, do UBKCHC huyện: Uỷ viên
mới và cũ theo đề nghị của UBKCHC xã
Điều thứ 7
Nhiệm vụ chung của Uỷ ban Bảo vệ đê điều trong mỗi địa phương là:
- Nghiên cứu và đề nghị các công tác tu bổ đê điều.
- Thực hành và thanh toán các công tác nói trên.
- Điều khiển bộ máy hộ đê, mỗi năm từ 15 tháng 6 đến 15 tháng 10.
- Liên lạc với các cơ quan Hành chính và cứu tế địa phương.
- Và tổ chức mọi việc cứu tế, để phòng ngừa và đối phó với nạn vỡ đê.
- Sau mỗi mùa lụt báo cáo tất cả công việc đã làm.
Các Uỷ ban Bảo vệ đê điều các cấp làm việc theo hệ thống dọc và theo đúng chi phí của Bộ Giao thông công chính.
Các Uỷ ban Bảo vệ đê điều không phụ trách thực hành những công tác đê điều to lớn và mới mẻ, do Bộ Giao thông Công chính ấn định.
Điều thứ 8
Nhiệm vụ riêng cho mỗi uỷ viên trong Uỷ ban bảo về đê điều là:
- Chủ tịch điều khiển công việc, về mặt Hành chính và Chính trị.
- Phó Chủ tịch điều khiển công việc chuyên môn, theo chỉ thị của cơ quan chuyên môn cấp trên.
- Uỷ viên tài chính phụ trách kế toán, giữ quỹ kiểm soát tài chính, và thanh toán công việc, theo chỉ thị của cơ quan tài chính cấp trên.
- Các uỷ viên khác huy động nhân dân và đôn đốc công việc tại công trường.
Các uỷ viên trong Uỷ ban Bảo vệ đê điều đều liên đới trách nhiệm.
Điều thứ 9
Các thể lệ trước quy định việc bảo vệ đê điều trái với Sắc lệnh này, đều bãi bỏ.
Điều thứ 10
Các Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tài chính, Giao thông Công chính, chiểu Sắc lệnh thi hành.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
Sắc lệnh số 194/SL về việc bỏ Uỷ ban Trung ương hộ đê và đặt Uỷ ban bảo vệ đê điều các cấp do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 194/SL
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 28/05/1948
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra