Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SẮC LỆNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC TÒA ÁN BINH LÂM THỜI ĐẶT Ở HÀ NỘI CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 163 NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 1946
Chiểu Sắc lệnh số 71 ngày 22-5-1946 ấn định quy tắc Lục quân Việt Nam;
Xét tình thế hiện thời;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp;
- Các quân nhân phạm pháp, bất cứ về tội gì, trừ những tội vi cảnh thuộc thẩm quyền các Toà án Tư pháp và những "Thường tội" định ở Điều thứ 49, Sắc lệnh số 71 ngày 22-5-1946 thuộc quyền nghị phạt của các cấp chỉ huy quân đội;
- Những nhân viên các ngành chuyên môn trong quân đội, những người là việc cho quân đội như công nhân, chủ thầu khi phạm pháp có liên can đến quân đội;
- Những người thuộc bất cứ hạng nào mà phạm pháp ở trong các đồn trại, Quân y viện, nhà Đề lao binh hoặc một cơ quan nào của quân đội, hoặc phạm pháp làm thiệt hại đến quân đội.
Trừ những trường hợp Toà án tư pháp tuyên án phạt tiền hoặc phạt bồi thường, nếu bị can phải cả hai toà cùng phạt thì hạn chỉ phải chịu hình phạt nặng nhất mà thôi.
- Một Chánh án và hai Hội thẩm ngồi xử;
- Một uỷ viên Chính phủ đứng buộc tội (viên này kiêm công việc dự thẩm)
- Một Lục sư ngồi chép các điều tranh luận, giữ án từ và giấy má.
Chánh án là một quân nhân thuộc cấp chỉ huy hoặc một nhân viên cao cấp Bộ Quốc phòng do Nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng có thể thoả hiệp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp để Bộ này cử thêm Thẩm phán cao cấp sung chức Chánh án.
Hội thẩm thứ nhất là một quân nhân thuộc cấp chỉ huy, do nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm.
Hội thẩm thứ hai là một thẩm phán ngạch tư pháp, do nghị định Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm sau khi đã y hiệp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Uỷ viên Chính phủ là một quân nhân hoặc một nhân viên Bộ Quốc phòng, do nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ định theo đề nghị của Quân Pháp Cục trưởng.
Lục sự cũng do nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ định, trong các quân nhân thuộc cấp chỉ huy.
Mỗi khi ký nghị định bổ nhiệm một Thẩm phán Toà án binh lâm thời, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ cử một người chính thức và một người dự khuyết.
a) Vì cẩu thả trong công vụ mà để xảy ra sự gì thiệt hại đến nhân dân hoặc bộ đội:
Từ 1 tháng đến 3 năm tù;
b) Đánh mất súng đạn giao cho hoặc bán quần áo súng đạn:
Từ 1 tháng đến 3 năm tù;
c) Cờ bạc, hút thuốc phiện:
Từ một tháng đến 3 năm tù;
d) Kháng lệnh, hành hung cấp trên:
Từ 1 tháng đến 3 năm tù;
e) Đào ngũ:
- Từ 6 tháng đến 5 năm tù nếu đào ngũ không mang theo võ khí, hay đồ vật gì quan trọng của nhà binh giao cho;
- Từ 2 năm đến 10 năm tù nếu đào ngũ mà lại đem theo võ khí hay đồ vật gì quan trọng của nhà binh giao cho, hoặc nếu rủ nhau đào ngũ từ 2 người trở lên;
- Từ 5 năm đến 10 năm khổ sai nếu rủ nhau đào ngũ từ 2 người trở lên mà lại đem theo võ khí hay đồ vật gì quan trọng của nhà binh giao cho, hoặc rủ nhau đào ngũ từ 2 người trở lên khi có quân địch ở đằng trước;
f) Đầu hàng quân địch:
- Từ 5 năm đến 20 năm khổ sai nếu là bậc binh;
- Tử hình nếu là một nhân viên thuộc cấp chỉ huy;
g) Tự ý rút lui trước quân địch không có cớ chính đáng:
- Bậc binh: Từ 1 năm đến 10 năm tù;
- Bậc sĩ: Từ 5 năm đến 10 năm khổ sai;
- Bậc uý, tá, tướng: Tử hình.
h) Tự ý phá huỷ cơ quan hoặc võ khí không có chỉ thị của cấp trên hoặc không phải trong trường hợp bất đắc dĩ:
Từ 5 năm đến 15 năm khổ sai;
i) Lạm quyền uy hiếp các cơ quan hoặc nhân viên trong các ngành khác của Chính phủ:
Từ 1 tháng đến 3 năm tù;
j) Tuyên truyền để chia rẽ bộ đội:
Từ 1 tháng đến 3 năm tù;
k) Phá hoại việc quốc phòng:
Từ 10 năm đến 20 năm khổ sai;
l) Thông với quân địch:
Có thể phạt đến tử hình. Ngoài ra Toà có thể truyền tịch thu một phần hay tất cả tài sản của phạm nhân.
Nếu Quân pháp Cục trưởng ra mệnh lệnh miễn tố thì việc đến đó là hết, bị can nếu bị tạm giữ sẽ được lập tức thả ra.
Nếu Quân pháp Cục trưởng ra mệnh lệnh truy tố thì mệnh lệnh đó cùng hồ sơ nếu có sẽ chuyển giao cho Uỷ viên Chính phủ.
Uỷ viên Chính phủ sẽ tuỳ theo trường hợp mà gửi ngay hồ sơ sang cho Chánh án để mang ra xử hoặc mở cuộc điều tra kỹ lưỡng trước khi đưa bị can ra toà.
Một bộ đội danh dự gồm ít nhất là một tiểu đội có binh khí, sẽ được cử đến để tăng vẻ oai nghiêm của phiên toà.
Nếu có duyên cớ đặc biệt, Toà có thể quyết định xử kín được nhưng tuyên án vẫn phải tuyên trước công chúng.
Bị can có thể tự bênh vực lấy, hay nhờ một luật sư hoặc một người khác bào chữa cho.
Đối với những tội có thể phạt trên 5 năm tù mà bị can không có luật sư bào chữa thì Toà sẽ yêu cầu Hội đồng luật sư chỉ định một luật sư bào chữa cho hắn.
Nếu Toà tuyên án xử tử thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm. Bản án sẽ tạm hoãn thi hành chờ quyết định của Chủ tịch Chính phủ.
Mỗi khi tuyên án tử hình, Chánh án bắt buộc phải báo cho tội nhân biết rằng hắn có quyền xin ân giảm và hỏi hắn có muốn đệ đơn xin không. Câu hỏi ấy và câu trả lời của tội nhân phải ghi vào bản án, nếu không bản án sẽ không thể đem thi hành được.
| Huỳnh Thúc Kháng (Đã ký)
|
Sắc lệnh số 163 về việc tổ chức Toà án binh lâm thời đặt ở Hà Nội do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- Số hiệu: 163
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 23/08/1946
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Huỳnh Thúc Kháng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 36
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra