Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 14 NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 1947
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
Chiểu theo sự cần thiết tổ chức việc tăng gia sản xuất,
Chiểu theo đề nghị của các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Canh nông,
Bộ Quốc dân kinh tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp,
Sau khi Uỷ ban Thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ nhất
Nay thiết lập nhà tín dụng sản xuất, một cơ quan công, có tài chính tự trị, mục đích để:
Giúp đỡ và khuyến khích các việc sản xuất canh nông (nông sản, lâm sản, thu sản, nu sản), công nghệ và kỹ nghệ.
Điều thứ hai
Việc quản trị: "Nhà tín dụng sản xuất giao cho một Hội đồng quản trị Trung ương" gồm có:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Chủ tịch
- Bộ trưởng Bộ Canh nông hay đại diện Hội viên
- Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế hay đại diện Hội viên
Sự điều khiển công việc của nhà Tín dụng sản xuất giao cho một viên Tổng Giám đốc do Sắc lệnh bổ nhiệm ông Tổng Giám đốc giữ chức Thư ký Hội đồng quản trị Trung ương.
Điều thứ ba
Những Sắc lệnh và nghị định Sắc lệnh số 79 ngày 31-1-45, Sắc lệnh số 17 ngày 31-1-46, Sắc lệnh số 32 ngày 23-3-46, Nghị định số 62/BKT ngày 23-3-46 của Bộ Quốc dân kinh tế và tất cả những thể lệ gì trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều thứ bốn
Nhà "Tín dụng sản xuất" sẽ thay thế cho nhà Nông nghiệp tín dụng và nhà Kinh tế tín dụng.
Tất cả các tài sản của hai cơ quan tían dụng này và của các cơ quan phụ thuộc đều giao cho Nhà tín dụng sản xuất kể từ ngày ký Sắc lệnh này.
Điều thứ năm
Một Nghị định liên bộ của các Bộ Tài chính, Bộ Canh nông, Bộ quốc dân kinh tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp sẽ định rõ quy tắc tổ chức và hoạt động của Nhà tín dụng sản xuất.
Điều thứ sáu
Các ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Canh nông, Bộ Quốc dân kinh tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp chiểu theo Sắc lệnh thi hành.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
- 1Sắc lệnh số 79 về việc sát nhập những cơ quan tín dụng của Bình-dân ngân-quỹ tổng-cục vào hai Bộ canh-nông và kinh tế do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 2Sắc lệnh số 17 về việc sát nhập các cơ quan vào tài sản của Bình dân ngân quỹ tổng cục vào Nha nông nghiệp tín dụng và Nha kinh tế tín dụng do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 3Sắc lệnh số 32 về việc phân chia các ngân sách và mục đề ngoài ngân sách do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành, để sửa đổi Điều thứ 3 Sắc lệnh số 17 ngày 31 tháng 1 năm 1946 phân chia các ngân sách và mục đề ngoài ngân sách của Bình dân ngân quỹ tổng cục cho hai cơ quan: Nông nghiệp tín dụng và kinh tế tín dụng
- 1Sắc lệnh số 79 về việc sát nhập những cơ quan tín dụng của Bình-dân ngân-quỹ tổng-cục vào hai Bộ canh-nông và kinh tế do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 2Sắc lệnh số 17 về việc sát nhập các cơ quan vào tài sản của Bình dân ngân quỹ tổng cục vào Nha nông nghiệp tín dụng và Nha kinh tế tín dụng do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 3Sắc lệnh số 32 về việc phân chia các ngân sách và mục đề ngoài ngân sách do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành, để sửa đổi Điều thứ 3 Sắc lệnh số 17 ngày 31 tháng 1 năm 1946 phân chia các ngân sách và mục đề ngoài ngân sách của Bình dân ngân quỹ tổng cục cho hai cơ quan: Nông nghiệp tín dụng và kinh tế tín dụng
Sắc lệnh số 14/SL về việc thiết lập nha "Tín dụng sản xuất" do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- Số hiệu: 14/SL
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 03/02/1947
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra