CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 133-SL | Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 1946 |
SẮC LỆNH
VỀ VIỆC CẤP MỘT KHOẢN PHỤ CẤP BỔ TÚC GẠO ĐẮT VÀ ỔN ĐỊNH LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA CÔNG CHỨC CÁC HẠNG
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Chiếu chỉ những thể lệ hiện hành ấn định các ngạch và chế độ lương bổng công chức Việt Nam;
Chiếu chỉ giá sinh hoạt hiện thời;
Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sau khi ban Thường trực Quốc hội và hội đồng Chính phủ đã thỏa hiệp.
RA SẮC LỆNH:
Điều 1. - Nay cấp cho tất cả công chức các hạng (ngạch âu cũ, ngạch bản xứ tương đương, ngạch trên, ngạch giữa, ngạch dưới, công nhật, làm có hợp đồng, làm khoán tháng, làm tạm thời kể cả công an viên) một khoản phụ cấp bổ túc gạo đắt, tính như bảng A và bảng B sau này:
BẢNG A | BẢNG B | ||||||
Giá gạo tẻ hạng trung bình bán trên thị trường 1 tạ | Phụ cấp bổ túc 1 tạ | Bảng kê số tiền phụ cấp hàng tháng của mỗi công chức (số gạo tiêu thụ của mỗi người trong một tháng là 15 cân) | |||||
Chưa vợ | Có vợ | Có vợ và có con | |||||
1 con | 2 con | 3 con | 4 con trở lên | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Từ 250 đến 350 đ………. | 100đ | 15đ00 (a) | 30đ | 45đ00 | 60đ | 75đ00 | 90đ |
Từ 351 đến 400 đ………. | 150đ | 22đ50 (b) | 45đ | 67đ50 | 90đ | 112đ50 | 135đ |
Từ 401 đến 450 đ………. | 200đ | 30đ00 (c) | 60đ | 90đ00 | 120đ | 150đ00 | 180đ |
Từ 451 đến 500 đ………. | 250đ | 37đ50 (d) | 75đ | 112đ50 | 150đ | 187đ50 | 200đ |
Từ 501 trở lên………….. | 300đ | 45đ00 (e) | 90đ | 135đ00 | 180đ | 200đ00 | 200đ |
(a) 100đ X 15 cân = 15đ (b) 150đ X 15 c = 22đ50
100 100
(d) 250đ X 15 c = 37đ50 (e) 300đ X 15 c = 45đ
100 100
Điều 2. - Phụ cấp bổ túc gạo đắt chỉ giá cho công chức đến 4 con là cùng.
Số tối đa phụ cấp này là 200đ00 một tháng.
Điều 3. – Để tính phụ cấp bổ túc gạo đắt sẽ lấy giá trị một tạ gạo tẻ hạng trung bình bán trên thị trường vào ngày 15 mỗi tháng, do Ủy ban hành chính tỉnh hay thành phố ra nghị quyết hay nghị định công nhận.
Riêng về tháng 7 dương lịch 1946, phụ cấp bổ túc gạo đắt sẽ tính theo giá một tạ gạo tẻ hạng trung bình bán trên thị trường ngày 31.
Các cơ quan làm lương sẽ căn cứ vào giấy ấy mà tính phụ cấp theo bảng A trên này.
Bảng B kê rõ số tiền phụ cấp của mỗi công chức này theo tình trạng gia đình.
Điều 4. – Gia đình công chức được hưởng phụ cấp này gồm có:
a) Công chức chính ngạch = vợ và con hiện được lĩnh các thứ phụ cấp có tính cách gia đình theo thể lệ hiện hành.
b) công chức công nhật, làm có hợp đồng, làm khoán tháng hay tạm thời;
- vợ cả chính thức
- các con chính thức dưới 16 tuổi hay nếu con đi học, dưới 21 tuổi.
Công chức hạng b này phải nộp cho phòng lương các giấy giá thú, khai sinh, và giấy chứng chỉ học bạ cho những đứa con trên 16 tuổi còn đi học.
Điều 5. - Những công chức ngạch âu cũ và ngạch bản xứ tương đương được hưởng phụ cấp bổ túc gạo đắt ngoài số ¾ lương bổng nói trong nghị định 34/TC ngày 1 tháng 11 năm 1945 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 6. - Những công chức công nhật hay làm tạm thời lĩnh phụ cấp bổ túc gạo đắt theo số ngày làm việc, mỗi ngày là 1/30 phụ cấp. Làm việc được 35 ngày trở đi, được hưởng hoàn toàn phụ cấp hàng tháng ghi ở bản b trên này.
Điều 7. - Những công chức thuyên chuyển tạm thời, phải lưu lại một tỉnh quá 7 ngày, sẽ hưởng phụ cấp bổ túc gạo đắt của tỉnh kể từ ngày mới đến cho tới ngày rời tỉnh này đi nơi khác.
Điều 8. - Nếu hai vợ chồng cùng là công chức tòng sự cùng một tỉnh, phụ cấp bổ túc gạo đắt của người nào sẽ do bộ dùng người ấy trả. Nếu là gia đình có con, phụ cấp của các con sẽ do bộ dùng người chồng trả.
Nếu hai vợ chồng công chức tòng sự tại 2 tỉnh khách nhau, người làm việc ở tỉnh nào, lĩnh phụ cấp bổ túc gạo đắt của tỉnh ấy. Nếu là gia đình có nhiều con, con nào cũng ở với bố, lĩnh phụ cấp theo tỉnh làm việc của người bố, con nào cũng ở với mẹ, lĩnh phụ cấp theo tỉnh làm việc của người mẹ.
Điều 9. - Những đàn bà công chức lấy chồng là tư nhân, nếu có con, chỉ khi nào các con không ở cùng một tỉnh với người chồng, mới được hưởng phụ cấp bổ túc gạo đắt cho các con.
Điều 10. – Lương tối thiểu của công chức các hạng (chính ngạch, công nhật, làm có hợp đồng, làm khoán tháng, làm tạm thời) ấn định như sau này:
- 150đ một tháng ở Hà nội và Hải phòng
- 130đ một tháng ở các tỉnh khác
Một nghị định của Bộ trưởng bộ Tài chính, sau khi thỏa hiệp với Bộ trưởng bộ Nội vụ, sẽ ấn định rõ cách tính lương tối thiểu ấy.
Điều 11. – Sắc lệnh này không thi hành đối với những công chức thuộc ngạch Hỏa xa Việt Nam vì những công chức ngạch này hưởng một chế độ lương bổng và phụ cấp riêng.
Điều 12. - Sắc lệnh này thi hành kể từ ngày mồng 1 tháng 7 năm 1946.
Điều 13. – Các ông Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Ủy ban hành chính các kỳ phụ trách thi hành sắc lệnh này.
| THAY MẶT CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ |
Sắc lệnh số 133-SL về việc cấp một khoản phụ cấp bổ túc gạo đắt và ổn định lương tối thiểu của công chức các hạng do Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 133-SL
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 23/07/1946
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Huỳnh Thúc Kháng
- Ngày công báo: 27/07/1946
- Số công báo: Số 30
- Ngày hiệu lực: 01/07/1946
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định