Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2014/QH13 | Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014 |
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Căn cứ Nghị quyết số 47/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 760/BC-UBTVQH13 ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, Báo cáo số 428/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu đã cho thấy rõ hơn thực trạng của nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng mới chưa thực sự định hình. Chưa xác định được toàn diện mối quan hệ giữa tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng tâm và tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp chế tạo phát triển chậm, công nghiệp lắp ráp còn chiếm tỷ trọng lớn. Chưa có giải pháp đột phá và đồng bộ để khai thác các lợi thế của sản xuất nông nghiệp. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cải thiện chậm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp so với nhu cầu tái cơ cấu nền kinh tế. Chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào khu vực công. Đầu tư vào ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Tiến độ thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm, chưa có chuyển biến mang tính đột phá. Việc phân công, phân cấp, phân quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu nhà nước còn chồng chéo, quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới; một số giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu chưa mang lại hiệu quả, chưa thật sự phối hợp chặt chẽ với các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng còn chậm.
Các hạn chế của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chủ yếu từ các nguyên nhân chủ quan, nhất là các đề án tái cơ cấu chưa được lượng hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể và triển khai một cách đồng bộ; việc phê duyệt đề án chậm so với yêu cầu; vẫn còn bộ, ngành, địa phương đến nay chưa có đề án tái cơ cấu; nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để, còn lúng túng; cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính gắn với tái cơ cấu nền kinh tế còn thiếu đồng bộ, chưa có đột phá mạnh mẽ; trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện tái cơ cấu thiếu cụ thể; sự phối kết hợp của các cấp, ngành, địa phương trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc tái cơ cấu nền kinh tế chưa chủ động, thiếu gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý và chất lượng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, xác định và xử lý trách nhiệm chưa thực hiện thường xuyên và nghiêm túc; công tác vận động, tuyên truyền để cả xã hội tham gia vào quá trình tái cơ cấu còn hạn chế.
1. Tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 để đến cuối năm 2015 bảo đảm cơ bản hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội;
2. Bổ sung, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu trong đó lượng hóa nội dung mô hình tăng trưởng, nêu rõ mục tiêu, lộ trình, phương thức phân bổ lại nguồn lực, huy động sự tham gia của xã hội, gắn quá trình tái cơ cấu nền kinh tế với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gắn tái cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hoàn thành phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và từng địa phương chậm nhất là cuối quý II năm 2015. Tạo chuyển biến mạnh mẽ ngay từ năm 2015 trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; coi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ khoa học, công nghệ cao là nhân tố quyết định để tăng năng suất lao động; phát triển thị trường lao động đồng bộ với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, cân đối cung cầu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ; tăng tính liên kết giữa các địa phương trong vùng;
3. Tiếp tục rà soát, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật phù hợp với Hiến pháp; ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện tốt các luật đã được Quốc hội thông qua. Trình Quốc hội dự án Luật quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ làm căn cứ xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn, bảo đảm kỷ cương, tính thống nhất trong công tác quy hoạch;
4. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến và dịch vụ nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và tiếp tục triển khai mạnh mẽ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới;
5. Xây dựng, triển khai các đề án cụ thể và hệ thống chính sách khuyến khích thu hút đầu tư ngoài nhà nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thay dần một phần quan trọng cho đầu tư công. Hoàn thiện và triển khai mạnh các hình thức hợp tác công tư (PPP). Tiếp tục rà soát, đầu tư dứt điểm các công trình, dự án đầu tư công có hiệu quả kinh tế - xã hội đang dở dang; tập trung đầu tư cho khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Không để phát sinh nợ đọng đối với nợ xây dựng cơ bản. Đổi mới, hiện đại hóa công tác quản lý thông tin, dữ liệu đầu tư công;
6. Hoàn thành theo tiến độ kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, quan tâm giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư; nâng cao hiệu quả của cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước theo hướng tách chức năng chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước. Tăng cường giám sát tài chính, giám sát hoạt động và đổi mới đội ngũ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện kế hoạch và lộ trình cổ phần hóa đối với loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển. Nghiên cứu đề xuất kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước để đầu tư cho một số dự án, công trình cấp bách, giảm gánh nặng nợ công, báo cáo Quốc hội;
7. Sắp xếp, tổ chức cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm nợ xấu và đến cuối năm 2015 còn dưới 3% trong tổng dư nợ. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hoạt động của công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng. Khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo, phát triển thị trường mua bán nợ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với tổ chức tín dụng, giám sát chặt chẽ vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo, xử lý kịp thời các vi phạm và ngăn chặn rủi ro phát sinh. Cuối năm 2015 cơ bản kiểm soát sở hữu chéo, đầu tư chéo theo quy định của pháp luật;
8. Xác định rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm người đứng đầu bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng các đề án tái cơ cấu đã phê duyệt. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế;
9. Cải cách mạnh mẽ hành chính công và tài chính công theo hướng làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người đứng đầu bộ, ngành, địa phương; nâng cao kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và sử dụng tài chính công.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm 2011-2015, Chính phủ xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015). Trong các năm tiếp theo, triển khai mạnh mẽ các giải pháp để bảo đảm đạt các mục tiêu, định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, triển khai hiệu quả, đồng bộ ba đột phá chiến lược, chú trọng các yếu tố góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế gồm phát triển tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, yếu tố năng suất tổng hợp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ khoa học, công nghệ cao, coi đây là nhân tố quyết định để tăng năng suất lao động.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Circular No. 220/2013/TT-BTC dated December 31, 2013, guiding Decree No.71/2013/ND-CP on state capital investment in enterprises and financial management over enterprises that state holds 100% of charter capital
- 2Constitution dated November 28, 2013 of the socialist republic of Vietnam
- 3Law No. 05/2003/QH11 of June 17, 2003, on supervisory activities of the National Assembly